Giáo án GDCD 10 - Tiết 15, Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Công Cường

- Giảng giải: So với tâm lý xã hội, hệ tư tưởng phản ánh tồn tại XH một cách sâu sắc hơn, nó có khả năng vạch ra bản chất của các mối quan hệ XH, quy luật vận động của XH. Trong XH tồn tại hệ tư tưởng khoa học và phản ánh KH. Trong thời đại ngày nay, hệ tư tưởng đáng tin cậy nhất là hệ tưởng của g/c công nhân.

- Đặt vấn đề chuyển ý: Vận dụng quan điểm Th M – L về vấn đề cơ bản của Th vào lĩnh vực đời sống XH sẽ giúp chúng ta hiểu rõ mqh tồn tại XH và ý thức XH, tránh được quan niệm duy tâm và duy vật kinh tế về lịch sử xã hội.

? HĐ2. Tìm hiểu mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

- Em tán thành ý kiến nào sau đây:

+ Sự tồn tại và phát triển của XH là do ý chí con người, do các hình thái ý thức XH quyết định.

+ Ktế là lực lượng duy nhất quyết định sự phát triển của XH. Các hình thái ý thức XH không có vai trò gì cả.

? Nhận xét, kết luận: Theo Th M – L, SX VC là nền tảng để phát triển XH, con người, hình thái ý thức XH có tác dụng trở lại đối với tồn tại XH và sự phát triển của XH.

- Cho HS đọc nội dung SGK Tr.51 từ “chúng ta biết rằng . . . tốt đẹp hơn”

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

?XH loài người trải qua mấy chế độ?

?Phân tích những điều kiện vật chất, những mqh Ktế sản sinh ra ý thức, tư tưởng . . .

?Rút ra kết luận gì về vai trò của tồn tại XH?

(sự thay đổi của các chế độ XH trong lịch sử dẫn đến ý thức xã hội thay đổi)

? Nhận xét, kết luận.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 10 - Tiết 15, Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Công Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDCD 10 Năm học: 2010 - 2011	 Nguyễn Công Cường – THPT số 1 Phù Mỹ
Ngày soạn: 27/11/2010
Tiết: 15 	Bài 8. 	
Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - Phân biệt các cấp độ ý thức xã hội – mối quan hệ giữa các cấp độ.
	 - Nhận biết được mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
2. Kĩ năng: - Lấy ví dụ về các yếu tố của ý thức xã hội.
	 - Thu thập, phân loại và kết luận được tính tích cực hoặc tiêu cực của một số hiện tượng ý thức xã hội (quan điểm đạo đức, tôn giáo, chính trị, văn học, nghệ thuật . . . )
 - Kĩ năng sống: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng
3. Thái độ: Kế thừa và tiếp thu có chọn lọc truyền thống văn hoá dân tộc, di sản văn hoá của nhân loại, đấu tranh chống các hiện tượng văn hoá ngoại lai độc hại, các tập tục cổ truyền hủ lậu.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- SGK, SGV GDCD 10
	- Phiếu học tập.
	- Bảng so sánh về các cấp độ của ý thức XH – Hệ thống dọc và hệ thống ngang của YTXH
2. Chuẩn bị của HS:
	- Đọc trước bài học ở nhà
	- Giấy khổ to, bút dạ, nam châm.
Hoạt động dạy học:
Ổn định lớp:	Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh 	
2. Kiểm tra bài cũ: 	Khái niệm PTSX, các yếu tố của PTSX? (3 phút)
* Đáp án: - Khái niệm: PTSX là cách thức con người làm ra của cải vật chất trong những giai đoạn nhất định của lịch sử.
- Các yếu tố của PTSX:
	+ LLSX: Là sự thống nhất giữa TLSX và người sử dụng tư liệu ấy để SX ra của cải VC.
	+ QHSX: Là quan hệ giữa người với người trong quá trình SX , bao gồm các quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối.
3.Giới thiệu bài: (1 phút)
Trong đời sống xã hội, mỗi người đều có những quan niệm, quan điểm riêng, đó là ý thức cá nhân. Những cá nhân trong cùng một giai cấp lại có những quan niệm, quan điểm chung. Đó là ý thức giai cấp.
Toàn bộ những quan niệm, quan điểm của cá nhân, hiện tượng tình cảm, tâm lý quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, khoa học, nghệ thuật, đạo đức và tôn giáo được gọi là ý thức xã hội. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu phần này.
	Tiến trình tiết dạy:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
5/
9/
| HĐ1. Ý thức xã hội là gì?
- Cho HS nhắc lại khái niệm vật chất, ý thức đã học ở phần trước. Sau đó đặt câu hỏi:
+ Thuộc tính cơ bản nhất của ý thức là gì?
+ Điều kiện nào để xuất hiện ý thức?
ð Nhận xét rút ra kết luận.
Ä Từ những suy nghĩ trên về ý thức chúng ta có thể rút ra được ý thức xã hội là gì?
|HĐ 2:
- Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp (sử dụng bảng cho HS nêu và so sánh 2 cấp độ của ý thức XH.
- Kiểm tra, nhận xét
- Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan bởi bộ ĩc của con người và đựơc biểu hiện cụ thể ra những tri thức, tình cảm, ý chí của con người.
-Ý thức bắt nguồn từ thực tiễn, từ lực lượng xhội, phản ánh quan hệ xhội khách quan là sự phản ánh quan hệ xh, YT mang bản chất xh.
- HS xem SGK để trả lời.
- Đọc lại 1 lần nội dung SGK.
- Lên bảng điền vào ô trống các mục có sẵn.
2. Ý thức xã hội:
a) Ý thức xã hội là gì?
Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội bao gồm toàn bộ quan niệm, quan điểm của cá nhân trong XH từ các hiện tượng tình cảm, tâm lý đến các quan điểm và học thuyết về chính trị, pháp luật, tôn giáo, đạo đức, khoa học, nghệ thuật, triết học. . .
b) Hai cấp độ của ý thức xã hội:
Các cấp độ
Nguồn gốc
Bản chất
Đặc điểm hình thành
Ví dụ
Tâm lý xã hội
Từ tồn tại xã hội
Toàn bộ tâm trạng, thói quen tình cảm của con người
Được hình thành một cách tự phát do ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện sinh sống hàng ngày, chưa được khái quát thành lí luận
Tâm lý người Việt Nam nói chung là luôn có tình cảm yêu thương con người, nhân ái, vị tha.
Hệ tư tưởng
Từ tồn tại xã hội
Toàn bộ những quan điểm đã được hệ thống hoá thành lý luận, học thuyết về đạo đức, chính trị pháp quyền . . . 
Được hình thành một cách tự giác, do các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định xây dựng nên.
Tư tưởng của các giai cấp cách mạng Việt Nam luôn trung thành với Đảng, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.
17/
- Giảng giải: So với tâm lý xã hội, hệ tư tưởng phản ánh tồn tại XH một cách sâu sắc hơn, nó có khả năng vạch ra bản chất của các mối quan hệ XH, quy luật vận động của XH. Trong XH tồn tại hệ tư tưởng khoa học và phản ánh KH. Trong thời đại ngày nay, hệ tư tưởng đáng tin cậy nhất là hệ tưởng của g/c công nhân.
- Đặt vấn đề chuyển ý: Vận dụng quan điểm Th M – L về vấn đề cơ bản của Th vào lĩnh vực đời sống XH sẽ giúp chúng ta hiểu rõ mqh tồn tại XH và ý thức XH, tránh được quan niệm duy tâm và duy vật kinh tế về lịch sử xã hội.
| HĐ2. Tìm hiểu mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
- Em tán thành ý kiến nào sau đây:
+ Sự tồn tại và phát triển của XH là do ý chí con người, do các hình thái ý thức XH quyết định.
+ Ktế là lực lượng duy nhất quyết định sự phát triển của XH. Các hình thái ý thức XH không có vai trò gì cả.
ð Nhận xét, kết luận: Theo Th M – L, SX VC là nền tảng để phát triển XH, con người, hình thái ý thức XH có tác dụng trở lại đối với tồn tại XH và sự phát triển của XH.
- Cho HS đọc nội dung SGK Tr.51 từ “chúng ta biết rằng . . . tốt đẹp hơn”
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
ÄXH loài người trải qua mấy chế độ?
ÄPhân tích những điều kiện vật chất, những mqh Ktế sản sinh ra ý thức, tư tưởng . . .
ÄRút ra kết luận gì về vai trò của tồn tại XH?
(sự thay đổi của các chế độ XH trong lịch sử dẫn đến ý thức xã hội thay đổi)
ð Nhận xét, kết luận.
- Chuyển ý: Khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại XH đối với ý thức XH, Triết học M – L đồng thời thừa nhận tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
- Cho HS nhận xét, phân tích các vd sau:
(GHI TRÊN GIẤY KHỔ LỚN) 
 (Tích hợp giáo dục MT)
Con người nhận thức và cải tạo thế giới tự nhiên đúng quy luật.
Con người tàn phá giới tự nhiên gây ô nhiễm môi trường.
Khi nền kinh tế phát triển mạnh thì có nhiều tác phẩm văn học ra đời phản ánh sự phát triển đó.
Tư tưởng duy ý chí, lạc hậu, bảo thủ ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.
Trước cảnh đất nước bị áp bức, người dân nô lệ bị đói khổ. Năm 1911 Bác Hồ chúng ta ra đi tìm đường cứu nước, tìm đến chủ nghĩa Mác – Lênin vận dụng vào cách mạng Việt Nam.
ð Kết luận.
- HS bày tỏ ý kiến cá nhân: Cả 2 ý kiến đều chưa đầy đủ
- Cả lớp trao đổi.
- 1 HS đọc rõ, mạch lạc cho cả lớp cùng nghe.
- HS cả lớp trao đổi.
- Trình bày ý kiến cá nhân.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung
- HS ghi bài vào vở
- HS suy nghĩ và trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Ghi bài vào vở
3. Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
a) Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội: 
YTXH là sự phản ánh tồn tại XH, do TTXH sinh ra và quyết định, khi tồn tại XH thay đổi thì sớm muộn ý thức XH cũng thay đổi theo.
b) Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội:
Những ý thức XH tiên tiến có thể phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan, chỉ đạo con người trong hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao, thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển và hoàn thiện hơn. Ngược lại, những ý thức XH lạc hậu có tác động kìm hãm sự phát triển của tồn tại XH.
|HĐ3. Củng cố, luyện tập : 	(9 phút)
- Sử dụng phiếu học tập để HS trả lời bài tập vào phiếu ( phát theo dãy hoặc nhóm)
Nhóm 1,2: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:
Sự gia tăng dân số trên thế giới hiện diễn ra ở các nước đang phát triển.
Những nước nghèo nhất có tỷ suất sinh cao nhất.
Các nước châu Phi, châu Á là nơi chiếm phần lớn số tăng dân số.
Dân số, môi trường, sức khoẻ, nghèo đói là thách thức gay gắt hiện nay.
Nhóm 3,4: Những hành vi nào sau đây được quy định trong Luật bảo vệ môi trường:
Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái.
Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép.
Sử dụng các phương pháp, phương tiện công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khi khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.
Nhóm 5,6: Lấy ví dụ trong lịch sử để chứng minh quan hệ tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
- HS: Cả lớp làm bài theo sự phân công của GV, sau đó 1 học sinh trả lời
- HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét đưa đáp án đúng. Sau đó kết luận toàn bài:
	Quan điểm triết học duy vật biện chứng giúp chúng ta hiểu rõ về vấn đề lịch sử và xã hội. Trên cơ sở lý luận về tồn tại xã hội và ý thức xã hội chúng ta cần ủng hộ chính sách môi trường và dân số của Nhà nước. Trong cuộc sống chúng ta không thụ động trước hoàn cảnh khách quan. Biết tiếp thu những quan điểm tiến bộ, phê phán các hiện tượng, ý thức, tư tưởng lạc hậu, lỗi thời.
	4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	(1 phút)
	- Làm các bài tập trong SGK.
	- Chuẩn bị tiết thực hành, ngoại khoá về các vấn đề ATGT của địa phương.
IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docBài 8).doc
Giáo án liên quan