Giáo án GDCD 10 - Tiết 14, Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường

?HĐ1. Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình

- Tổ chức HS thảo luận: Đưa ra 1 số thông tin: Các em đã được học về lịch sử xã hội loài người, bước tiến hoá của loài người. Bây giờ chúng ta cùng giải quyết các câu hỏi sau:

a) Người tối cổ, người tinh khôn đã chế tạo ra những loại công cụ nào?

b) Công cụ lao động đó liên quan ntn với việc chuyển hoá vượn cổ thành người?

c) Xã hội loài người phát triển qua mấy giai đoạn (vẽ sơ đồ).

d) Công cụ lao động có ý nghĩa như thế nào đối với sự ra đời và phát triển của lịch sử xã hội?

(Giáo viên chuẩn bị 1 số tranh ảnh để nhận xét câu a, b)

? Nhận xét, kết luận, rút ra bài học ý nghĩa

- Chuyển ý: Lịch sử loài người được hình thành từ khi con người biết chế tạo ra công cụ SX. Nhờ biết chế tạo và s/d công cụ SX con người đã tự tách mình ra khỏi thế giới động vật chuyển sang thế giới loài người và lịch sử XH cũng bắt đầu từ đó.

?HĐ2.

 - Tổ chức thảo luận nhóm (lớp thành 4 nhóm), 2 nhóm 1 câu hỏi:

1. Lấy ví dụ chứng minh con người là chủ thể sáng tạo nên giá trị vật chất.

2. Lấy ví dụ chứng minh con người là chủ thể sáng tạo nên giá trị tinh thần.

? Nhận xt, cho HS xem cc hình ảnh về gi trị vật chất v gi trị tinh thần do con người tạo nn

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 10 - Tiết 14, Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDCD 10 Năm học: 2015 - 2016	 	Nguyễn Công Cường – THPT số 1 Phù Mỹ
Ngày soạn: 21/11/2015	
Tiết: 14 	Bài dạy: 	Bài 9.
CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ, LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI (tiết 1).
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhận biết được con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử.
2. Kĩ năng: - Chứng minh được mọi giá trị vật chất và tinh thần của xã hội do con người tạo ra.
 - Kĩ năng sống: Hợp tác, lập kế hoạch, đảm nhận trách nhiệm
3. Thái độ: Đồng tình, tích cực tham gia các hoạt động vì sự sự phát triển của đất nước, của nhân loại.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- SGK GDCD lớp 10
	- Tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học : Công cụ lao động của con người qua các thời kỳ; Sự tiến hóa của con người.; Máy chiếu.
	- Phương án tổ chức lớp học: Đàm thoại, thảo luận, trực quan.
	2. Chuẩn bị của HS:
	- SGK GDCD 10
	- Giấy khổ to, bút dạ, nam châm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:	(1 phút)	Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh 	
	2. Kiểm tra bài cũ: 	(3 phút)
	Dựa vào kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy giải thích quan điểm: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức?
¯ Dự kiến trả lời:
Nhận thức của con người có được không những do thực tiễn cuộc sống và kinh nghiệm đem lại mà còn kế thừa, tiếp thu những tri thức của các thế hệ trước, của người khác đem lại.
Vd: HS có được những hiểu biết về Toán, Lí, Hóa, Sử . . . Nhờ sự giảng giải của thầy cô giáo. . .
Qúa trình hoạt động thực tiễn giúp con người phát triển và hoàn thiện các giác quan của mình. Nhờ đó, khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng.
Vd: Sự khổ luyện của các vận động viên đã làm cho họ có khả năng phá vỡ kỷ lục của thế hệ đi trước. . .
3. Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài: (1 phút) Khi nghiên cứu về quá trình phát triển của lịch sử, các nhà Triết học duy tâm, tôn giáo thường cho rằng: Thần thánh, thượng đế đã tạo ra và quyết định sự phát triển của lịch sử loài người.
Dựa trên kết quả nghiên cứu khảo cổ học và nhiều ngành khoa học khác, Triết học duy vật biện chứng đã khẳng định: Giới tự nhiên có trước con người, con người, xã hội là sản phẩm của tự nhiên. Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội.
Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu tiết 1 bài 9 “Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội” (bài có 2 tiết).	
	- Tiến trình tiết dạy:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
10/
15/
10/
|HĐ1. Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình
- Tổ chức HS thảo luận: Đưa ra 1 số thông tin: Các em đã được học về lịch sử xã hội loài người, bước tiến hoá của loài người. Bây giờ chúng ta cùng giải quyết các câu hỏi sau:
a) Người tối cổ, người tinh khôn đã chế tạo ra những loại công cụ nào?
b) Công cụ lao động đó liên quan ntn với việc chuyển hoá vượn cổ thành người?
c) Xã hội loài người phát triển qua mấy giai đoạn (vẽ sơ đồ).
d) Công cụ lao động có ý nghĩa như thế nào đối với sự ra đời và phát triển của lịch sử xã hội?
(Giáo viên chuẩn bị 1 số tranh ảnh để nhận xét câu a, b)
ð Nhận xét, kết luận, rút ra bài học ý nghĩa
- Chuyển ý: Lịch sử loài người được hình thành từ khi con người biết chế tạo ra công cụ SX. Nhờ biết chế tạo và s/d công cụ SX con người đã tự tách mình ra khỏi thế giới động vật chuyển sang thế giới loài người và lịch sử XH cũng bắt đầu từ đó.
|HĐ2. 
 - Tổ chức thảo luận nhóm (lớp thành 4 nhóm), 2 nhóm 1 câu hỏi:
1. Lấy ví dụ chứng minh con người là chủ thể sáng tạo nên giá trị vật chất.
2. Lấy ví dụ chứng minh con người là chủ thể sáng tạo nên giá trị tinh thần.
ð Nhận xét, cho HS xem các hình ảnh về giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người tạo nên
|HĐ3: 
- Câu hỏi chung:
1. Thế nào là Cách mạng xã hội? Kể tên những cuộc cách mạng xã hội mà em biết?
2. Mục đích của các cuộc cách mạng là gì? Con người cĩ vai trị gì đối với các cuộc cách mạng?
- Giải thích: “Cách mạng XH”
+ Nghĩa rộng: CMXH là sự biến đổi căn bản về chất trong toàn bộ lĩnh vực của đời sống XH; là phương thức chuyển từ hình thái KT-XH lỗi thời lên một hình thái XH cao hơn.
+ Nghĩa hẹp: CMXH là việc lật đổ một chế độ xh đã lỗi thời , thiết lạp một chế độ xã hội tiến bộ hơn.
ð Nhận xét phần trả lời của HS.
 Hướng dẫn HS ghi bài.
Ä Lịch sử phát triển của tự nhiên khác lịch sử phát triển của XH. Sự phát triển của tự nhiên diễn ra tự động không gắn với ý thức con người. Còn lịch sử phát triển của XH là hoạt động có mục đích có ý thức của con người.
- HS suy nghĩ trả lời:
a. Người tối cổ sử dụng 2 chi trước cầm nắm và sử dụng hòn đá, cành cây làm công cụ . . .
Người tinh khôn: công cụ đá à kim loại.
b. Người tối cổ sống bầy đàn trong hang động . . .
Người tinh khôn sống từng nhóm nhỏ hàng chục gia đình có qh họ hàng. Khi có sản phẩm thừầ XH phân hoá àXH nguyên thuỷ tan rã và XH có g/c ra đời.
c. Từ CXNTàCHNLà XH PKàTBCNàXHCN
d. Việc chế tạo công cụ LĐ có ý nghĩa giúp cho XH loài người hình thành và phát triển.
- HS ghi bài vào vở
- Chia nhóm theo sự phân công (tổ 1, 2 câu 1; tổ 3, 4 câu 2)
- Các nhóm thảo luận, liệt kê ý kiến lên giấy khổ to hoặc bảng phụ.
1. Để tồn tại và phát triển, con người phải LĐ SX . . . 
SX ra của cải VC là đặc trưng riêng có ở con người. Vd: + Con người SX ra cái ăn, mặc, ở . . . 
+ SX ra phương tiện sinh hoạt, TLSX . .
2. Thực tiễn cuộc sống luôn là đề tài cho phát minh KH và cảm hứng sáng tạo VH,NT . . .
Vd: Thế giới có 7 kỳ quan thế giới; VN: cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình. . .
- 1. Dựa vào phần tư liệu tham khảo để trả lời.
Vd: CM TS Pháp, CM Tháng Mười Nga, CM Tháng Tám, ...
2. Con người luôn có nhu cầu về 1 cuộc sống tốt đẹp.
Đấu tranh cải tạo XH là động lực thúc đẩy con người mà đỉnh cao là các cuộc CM. . .
Vd: Cuộc đấu tranh của nô lệ xoá bỏ QHSX CHNL; Cuộc đấu tranh của g/c TS và nông dân xoá bỏ QHSX PK. . .
1. Con người là chủ thể của lịch sử:
a) Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình:
Việc chế tạo công cụ LĐ có ý nghĩa giúp con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình.
b) Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội:
- Sản xuất của cải vật chất:
 + Đặc trưng riêng của con người
 + Là q/t LĐ cĩ mục đích
 + Là q/t khơng ngừng sáng tạo của con người
- Quá trình sản xuất vật chất đảm bảo: 
 + Xã hội tồn tại
 + Thúc đẩy xh phát triển
- Con người cịn sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội:
+ Đời sống sinh hoạt hằng ngày và kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong đấu tranh với tự nhiên và đấu tranh XH ... Của con người là nguồn cảm hứng vơ tận cho các phát minh khoa học và cảm hứng sáng tạo của văn học, nghệ thuật
+ Con người là tác giả của các cơng trình khoa học, tác phẩm văn học, nghệ thuật.
c) Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội:
- Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội. 
- Biểu hiện cụ thể là các cuộc đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là các cuộc cách mạng XH.
4/
|HĐ3. Củng cố, luyện tập : 
	- Cần phải chứng minh được con người là chủ thể của lịch sử.
	- Hướng dẫn HS làm bài tập 1 SGK Tr59
Ø Kết luận tiết 1: Lịch sử XH được hình thành khi con người biết chế tạo ra công cụ sản xuất. Lịch sử phát triển của XH từ chế độ công xã nguyên thuỷ đến nay là lịch sử phát triển của các PTSX, mà trong đó con người là lực lượng chính. Vì vậy khi nói con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử, có nghĩa là con người phải tôn trọng quy luật khách quan, biết vận dụng quy luật khách quan trong hoạt động thực tiễn của mình.
	4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	(1 phút)
	- Xem tiếp phần còn lại của nội dung bài học.; Tranh ảnh liên quan đến bài học.
	- Giấy khổ lớn, bút dạ, nam châm .. .
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
 Đồ đá	Đồ đồng
 Vượn người	Người hiện đại
Giá trị vật chất
Giá trị tinh thần

File đính kèm:

  • docTiết 14 (Bài 9).doc
Giáo án liên quan