Giáo án GDCD 10 - Tiết 11: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường

CÂU HỎI:

Câu 1 (3 điểm): Thế nào là phát triển? Một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT có được coi là bước phát triển không? Vì sao?

Câu 2 (2 điểm): Trong cuộc sống hằng ngày, ta cần phải phê bình và tự phê bình như thế nào mới phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?

Câu 3 (5 điểm): Thế no l chất, lượng của sự vật v hiện tượng? Trình bày quan hệ của sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất. Cho ví dụ?

ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM

Cu ĐP N Điểm

Cu 1 - Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

- Một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT được coi là bước phát triển. Vì:

 + HS đó đã có sự tiến bộ về trình độ tư duy, kiến thức.

 + Chuyển từ bậc học THCS (thấp) lên bậc học THPT (cao)

 + Đây là sự vận động theo chiều hướng tiến lên. 1đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Cu 2 - Phê bình là xem xét, phân tích đánh giá ưu điểm, khuyết điểm về tư tưởng, đạo đức, hành vi . . . của người khác.

 - Tự phê bình là tự nêu ra, phân tích đánh giá ưu điểm và khuyết điểm về tư tưởng, đạo đức, hành vi . . . của bản thân.

- Phê bình và tự phê bình là nhằm phát huy cái tốt, hạn chế cái xấu, cần tránh thái độ che dấu khuyết điểm hoặc vùi dập . . . 0,5đ

0,5đ

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 10 - Tiết 11: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDCD 10 Năm học: 2015 - 2016	 	Nguyễn Công Cường – THPT số 1 Phù Mỹ
Ngày soạn: 31/10/2015
Tiết: 11	Bài dạy:
KIỂM TRA VIẾT
MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Nội dung kiến thức thuộc các bài 1, 3, 4, 5, 6
- Kĩ năng: Phát triển kĩ năng độc lập trong tư duy
- Thái độ: Hình thành ở HS có thái độ đúng đắn trong học tập.
CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn câu hỏi, biểu điểm và đáp án
	2. Chuẩn bị của HS:	 Học bài ở nhà.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định lớp:	Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giảng bài mới:
Tiến trình tiết dạy:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng
Cộng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Bài 3. Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Thế nào là phát triển
Xác định sự phát triển và giải thích
Số câu: 1 
Số điểm:3 Tỉ lệ 30 %
Số câu: 1/3
Số điểm: 1
Số câu: 2/3
Số điểm: 2
Số câu:1
 điểm: 3= 30% 
Bài 5. Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
Chất, lượng; quan hệ của sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất
Ví dụ
Số câu: 1
Số điểm: 5 Tỉ lệ 50%
Số câu 4/5
Số điểm: 4
Số câu: 1/5
Số điểm: 1
Số câu: 1
điểm: 5 =50% 
Bài 6. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Vận dụng phê bình và tự phê bình trong cuộc sống
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu: 1
điểm: 2 =20% 
Tổng số câu :3
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
Số câu:~ 1,2
Số điểm: 5
50%
Số câu:~0,8
Số điểm: 3
30%
Số câu:1
Số điểm: 2
20%
Số câu:3
Số điểm: 10
CÂU HỎI:
Câu 1 (3 điểm): Thế nào là phát triển? Một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT có được coi là bước phát triển không? Vì sao?
Câu 2 (2 điểm): Trong cuộc sống hằng ngày, ta cần phải phê bình và tự phê bình như thế nào mới phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?
Câu 3 (5 điểm): Thế nào là chất, lượng của sự vật và hiện tượng? Trình bày quan hệ của sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất. Cho ví dụ?
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
Câu 
ĐÁP ÁN 
Điểm
Câu 1
- Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
- Một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT được coi là bước phát triển. Vì:
 + HS đó đã có sự tiến bộ về trình độ tư duy, kiến thức.
 + Chuyển từ bậc học THCS (thấp) lên bậc học THPT (cao)
 + Đây là sự vận động theo chiều hướng tiến lên.
1đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2
- Phê bình là xem xét, phân tích đánh giá ưu điểm, khuyết điểm về tư tưởng, đạo đức, hành vi . . . của người khác. 
 - Tự phê bình là tự nêu ra, phân tích đánh giá ưu điểm và khuyết điểm về tư tưởng, đạo đức, hành vi . . . của bản thân. 
- Phê bình và tự phê bình là nhằm phát huy cái tốt, hạn chế cái xấu, cần tránh thái độ che dấu khuyết điểm hoặc vùi dập . . . 
0,5đ
0,5đ
1đ
Câu 3
¯ Chất: Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sv và ht đó, phân biệt nó với các sv và ht khác.
 Lượng: Lượng dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sv, ht về trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều) .. . của sự vật, hiện tượng.
¯ Quan hệ của sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất:
a) Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất:
- Sự biến đổi về chất của sv,ht bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Sự biến đổi này diễn ra một cách dần dần. Qúa trình biến đổi ấy đều ảnh hưởng đến trạng thái chất của sv,ht, nhưng chất của sv,ht chưa biến đổi ngay. 
- Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng gọi là độ. 
- Khi biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sv mới ra đời thay thế sv cũ. 
- Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sv và ht gọi là điểm nút. 
Vd: Một cơn áp thấp nhiệt đới cĩ sức giĩ cấp 6, cấp 7. Nếu sức giĩ mạnh dần lên cấp 8, áp thấp nhiệt đới sẽ trở thành bão.
b) Chất mới ra đời bao hàm một lượng mới tương ứng: 
Mỗi 1 sv và ht đều cĩ chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nĩ. Vì vậy, khi 1 chất mới ra đời lại bao hàm 1 lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
Vd: Khi nước từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi thì thể tích của nĩ đã khác trước, vận tốc của các phân tử nước và độ hịa tan của nĩ cũng khác trước.
0,75đ
0,75đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
	4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
	- Yêu cầu HS về nhà đọc trước bài 7 “Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức”.
	- Chuẩn bị một quả cam, một thanh sắt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
THỐNG KÊ KẾT QUẢ KIỂM TRA
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A6
10A7
10A8
10A9
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

File đính kèm:

  • docTiết 11 (Kiểm tra 45 p).doc
Giáo án liên quan