Giáo án GDCD 10 - Bài 13: Công dân với cộng đồng (2 tiết) - Hoàng Văn Hoan

Tiết 2

Hoạt động giáo viên Hoạt động

học sinh Nội dung

* Hoạt động 3 : Tìm hiểu đơn vị kiến thức 3: Hòa nhập (hay sống hòa nhập).

Cho học sinh vào vai “câu chuyện của cầu vồng”. Hình dung

bạn là màu sắc(đó, vàng, cam, chàm , lam, lục, tím) trong cầu vồng. Hãy chứng minh để mọi người thấy bạn có gam màu đẹp nhất, quan trọng nhất, hữu dụng nhất và được yêu thích nhất.

(Thảo luận nhanh khoảng 5 phút).

- GV: Sau khi học sinh tranh luận đưa ra kết luận.

1. Thảo luận nhóm khoảng 5 phút để nêu quan điểm của mình về hội nhập: “hòa nhập là gì?”

Tham khảo:

- Chúng ta sống thì cần nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, vui chơi giải trí.

- Chúng ta không thể sống một mình mà phải có những người chung quanh và cả môi trường chúng ta sống nữa gọi là cộng đồng.

Cộ.ng đồng là những người sống chung trong một thôn , xóm, huyện, tỉnh, thành phố, trong một đất nước.

- Sống thiếu hòa nhập cộng đồng giống như trong một trận đấu bóng đá mà bạn là một cầu thủ nhưng bạn không tham gia vào một tình huống bóng nào, bạn sẽ bị lạc lõng không muốn chơi nữa giống như ở ngoài xã hội bạn sẽ không muốn sống nữa vậy.

Tóm lại nếu sống thiếu cộng đồng bạn sẽ không còn là bạn nữa

THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRÊN EM HÃY RÚT RA:

GV: Sống hòa nhập là gì?

- Lưu ý: Người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống kém ý nghĩa (không có người để tâm sự, chia sẻ vui buồn, không quan tâm giúp đỡ mọi người, đó là lối sống ích kỷ).

- Sống hòa nhập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân?

- Học sinh cần phải làm gì để rèn luyện cho mình lối sống hòa nhập?

* Lưu ý: Tránh hiện tượng thường xảy ra như: xa lánh, bè phái, “băng nhóm” làm điều xấu, gây mất đoàn kết trong lớp.

- Ví dụ: Tham gia hội trại do Đoàn Thanh niên tổ chức, tham gia trải đá xanh con đường nông thôn, vớt lục bình khai thông kênh rạch, tuyên truyền diệt muỗi, lăng quăng phòng bệnh sốt xuất huyết

*

 Hoạt động 4: Tìm hiểu đơn vị kiến thức 4: Hợp tác (hay biết hợp tác).

- Mục tiêu: Học sinh hiểu thế nào là hợp tác? Vì sao cần phải hợp tác? Hợp tác cần phải dựa trên những nguyên tắc nào? Thanh niên học sinh cần phải thực hiện hợp tác như thế nào?

- Cách thực hiện: thảo luận nhóm (học sinh báo cáo kết quả thảo luận đã được chuẩn bị trước dựa vào hệ thống các câu hỏi giáo viên đã cho sẵn ở tiết trước), kết hợp với phương pháp thuyết trình

- Thời lượng: 15 phút.

- Trong cuộc sống, đôi khi để hoàn thành tốt công việc, con người cần và phải biết hợp tác với nhau. Vậy, thế nào là hợp tác?

- Ví dụ: hợp tác trong y học, phẫu thuật cho bệnh nhân; hợp tác trong học tập, trong giờ thực hành của học sinh, hợp tác trong nông nghiệp các nhà nông, cấy lúa, gặt lúa đổi công.

* Lưu ý: Hợp tác khác với việc chia bè, kéo cánh, kết thành phe phái (băng, nhóm, hội) để gây mâu thuẫn, mất đoàn kết, tranh giành nhau vì mục đích trục lợi cho cá nhân hoặc cho một nhóm người. Để hiểu rõ hơn về hợp tác, chúng ta cùng tìm hiểu các biểu hiện của nó.

- Theo em, những biểu hiện nào gọi là hợp tác?

- Trong đợt tham gia cắm trại ở học kỳ I (năm học 2008 – 2009), các em học sinh lớp 10 A1 đã hợp tác với nhau rất tốt, đạt giải nhất phần điểm trại.

- Hãy cho biết vì sao phải hợp tác? Hợp tác có ý nghĩa như thế nào?

- Theo em, hợp tác phải dựa trên những nguyên tắc nào?

- Giới thiệu cho học sinh nắm các nguyên tắc của Đảng ta đã đề ra trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4 – 2006) về việc hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế:

+ Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau;

+ Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực;

+ Giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua lực lượng hòa bình;

+ Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

- Đại hội X của Đảng cũng đã đề ra chủ trương chung: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” với tinh thần “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác khu vực và quốc tế”.

- Hãy kể tên các mức độ và cấp độ của hợp tác.

- Cho học sinh xem tranh minh họa về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Liên Hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland – Gordon Brow, hướng đến thiết lập quan hệ đối tác vì sự phát triển.

- Học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tinh thần hợp tác?

- Nhập vai tương ứng với mỗi màu sắc.

-Thảo luận

-Tranh luận

(5 phút)

Trả lời

- Trả lời.

- Trả lời.

- Trả lời.

- Trả lời.

- Trả lời.

- Trả lời.

- Trả lời.

- Trả lời.

 2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng

 b) Hòa nhập (hay sống hòa nhập)

 * Khái niệm:

 Là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

 * Ý nghĩa của lối sống hòa nhập:

 Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

 * Để rèn luyện lối sống hòa nhập, mỗi học sinh cần:

 - Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ, vui vẻ, cởi mở, chan hòa với mọi người.

 - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức; đồng thời vận động mọi người cùng tham gia.

 c. Hợp tác (hay biết hợp tác)

 * Khái niệm:

 Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

 * Biểu hiện của hợp tác:

 - Cùng bàn bạc.

 - Phối hợp nhịp nhàng.

 - Hiểu biết về nhiệm vụ của nhau.

 - Sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết.

 * Ý nghĩa của hợp tác:

 - Tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn.

 - Đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung.

 - Là một phẩm chất quan trọng, là yêu cầu cần phải có đối với người lao động, người công dân trong một xã hội hiện đại.

 * Nguyên tắc của hợp tác:

 - Tự nguyện, bình đẳng.

 - Các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.

 * Các mức độ và cấp độ của hợp tác:

 - Hợp tác song phương, đa phương.

 - Hợp tác từng lĩnh vực hoặc toàn diện.

 - Hợp tác giữa các cá nhân, các nhóm, giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia.

 * Để rèn luyện tinh thần hợp tác, học sinh cần phải:

 - Cùng nhau bàn bạc, phân công, xây dựng kế hoạch cụ thể.

 - Nghiêm túc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được phân công.

 - Phối hợp nhịp nhàng, chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp sáng kiến cho nhau, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động.

 - Biết cùng nhau đánh giá, rút kinh nghiệm để hợp tác tốt hơn ở lần sau.

 

docx12 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 10 - Bài 13: Công dân với cộng đồng (2 tiết) - Hoàng Văn Hoan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13 
CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
(2 tiết)
I. Mục tiêu bài học
	Học xong bài này, học sinh cần đạt được:
	1. Về kiến thức
	Học sinh hiểu được thế nào là sống hòa nhập? Vì sao phải sống hòa nhập? Cần làm gì để sống hòa nhập với cộng đồng?
 (Lưu ý: “Hòa nhập” xem xét trong mối quan hệ với cộng đồng cũng chính là “sống hòa nhập”).
	2. Về kỹ năng
	Biết sống hòa nhập với mọi người xung quanh.
	3. Về thái độ
	Yêu quý, gắn bó với lớp, trường và cộng đồng nơi ở
II. Tài liệu và phương tiện
	1. Tài liệu
	Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo Giáo dục công dân 10.
	2. Phương tiện
	SGK, giáo án 
III. Phương pháp: sử dụng phương pháp hỏi đáp, thuyết trình, trực quan, thảo luận lớp. 
IV. Trọng tâm kiến thức
	Trọng tâm của bài là nằm ở mục 2 (Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng). Học sinh phải hiểu được: nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác là những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và cũng là những giá trị đạo đức của con người Việt Nam hiện nay trong quan hệ với cộng đồng. Trên cơ sở đó, học sinh biết yêu quý, gắn bó với cộng đồng nơi ở, nơi học của mình và tích cực góp phần xây dựng lớp học, trường học và cộng đồng ngày càng tốt đẹp.
	Bài 13. CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
(2 tiết)
V. Tiến trình dạy học
	1. Kiểm tra kiến thức đã học (6 phút)
	 Câu 1. Cộng đồng là gì? Cho ví dụ. (2 điểm)
	Câu 2 : Cộng đồng có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người? Lấy ví dụ để chứng minh. (8 điểm)
2. Giới thiệu bài mới (1 phút)
	Như chúng ta đã biết, cộng đồng là môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và cộng đồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sống hòa nhập và hợp tác được với cộng đồng, xã hội. Vậy, thế nào là hòa nhập? Ý nghĩa của sống hòa nhập là gì? . Để lý giải cho những câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo của bài 13. Công dân với cộng đồng (tiết 2).
	3. Giảng bài mới (27 phút)
Tiết 2
Hoạt động giáo viên
Hoạt động
học sinh
Nội dung
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu đơn vị kiến thức 3: Hòa nhập (hay sống hòa nhập).
Cho học sinh vào vai “câu chuyện của cầu vồng”. Hình dung 
bạn là màu sắc(đó, vàng, cam, chàm , lam, lục, tím) trong cầu vồng. Hãy chứng minh để mọi người thấy bạn có gam màu đẹp nhất, quan trọng nhất, hữu dụng nhất và được yêu thích nhất.
(Thảo luận nhanh khoảng 5 phút).
GV: Sau khi học sinh tranh luận đưa ra kết luận.
1. Thảo luận nhóm khoảng 5 phút để nêu quan điểm của mình về hội nhập: “hòa nhập là gì?”
Tham khảo:
- Chúng ta sống thì cần nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, vui chơi giải trí... 
- Chúng ta không thể sống một mình mà phải có những người chung quanh và cả môi trường chúng ta sống nữa gọi là cộng đồng. 
Cộ.ng đồng là những người sống chung trong một thôn , xóm, huyện, tỉnh, thành phố, trong một đất nước. 
- Sống thiếu hòa nhập cộng đồng giống như trong một trận đấu bóng đá mà bạn là một cầu thủ nhưng bạn không tham gia vào một tình huống bóng nào, bạn sẽ bị lạc lõng không muốn chơi nữa giống như ở ngoài xã hội bạn sẽ không muốn sống nữa vậy.... 
Tóm lại nếu sống thiếu cộng đồng bạn sẽ không còn là bạn nữa
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRÊN EM HÃY RÚT RA:
GV: Sống hòa nhập là gì?
- Lưu ý: Người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống kém ý nghĩa (không có người để tâm sự, chia sẻ vui buồn, không quan tâm giúp đỡ mọi người, đó là lối sống ích kỷ).
- Sống hòa nhập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân?
- Học sinh cần phải làm gì để rèn luyện cho mình lối sống hòa nhập?
* Lưu ý: Tránh hiện tượng thường xảy ra như: xa lánh, bè phái, “băng nhóm” làm điều xấu, gây mất đoàn kết trong lớp.
- Ví dụ: Tham gia hội trại do Đoàn Thanh niên tổ chức, tham gia trải đá xanh con đường nông thôn, vớt lục bình khai thông kênh rạch, tuyên truyền diệt muỗi, lăng quăng phòng bệnh sốt xuất huyết
*
 Hoạt động 4: Tìm hiểu đơn vị kiến thức 4: Hợp tác (hay biết hợp tác).
- Mục tiêu: Học sinh hiểu thế nào là hợp tác? Vì sao cần phải hợp tác? Hợp tác cần phải dựa trên những nguyên tắc nào? Thanh niên học sinh cần phải thực hiện hợp tác như thế nào?
- Cách thực hiện: thảo luận nhóm (học sinh báo cáo kết quả thảo luận đã được chuẩn bị trước dựa vào hệ thống các câu hỏi giáo viên đã cho sẵn ở tiết trước), kết hợp với phương pháp thuyết trình
- Thời lượng: 15 phút.
- Trong cuộc sống, đôi khi để hoàn thành tốt công việc, con người cần và phải biết hợp tác với nhau. Vậy, thế nào là hợp tác?
- Ví dụ: hợp tác trong y học, phẫu thuật cho bệnh nhân; hợp tác trong học tập, trong giờ thực hành của học sinh, hợp tác trong nông nghiệp các nhà nông, cấy lúa, gặt lúa đổi công.
* Lưu ý: Hợp tác khác với việc chia bè, kéo cánh, kết thành phe phái (băng, nhóm, hội) để gây mâu thuẫn, mất đoàn kết, tranh giành nhau vì mục đích trục lợi cho cá nhân hoặc cho một nhóm người. Để hiểu rõ hơn về hợp tác, chúng ta cùng tìm hiểu các biểu hiện của nó.
- Theo em, những biểu hiện nào gọi là hợp tác?
- Trong đợt tham gia cắm trại ở học kỳ I (năm học 2008 – 2009), các em học sinh lớp 10 A1 đã hợp tác với nhau rất tốt, đạt giải nhất phần điểm trại.
- Hãy cho biết vì sao phải hợp tác? Hợp tác có ý nghĩa như thế nào?
- Theo em, hợp tác phải dựa trên những nguyên tắc nào?
- Giới thiệu cho học sinh nắm các nguyên tắc của Đảng ta đã đề ra trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4 – 2006) về việc hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế: 
+ Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau;
+ Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực;
+ Giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua lực lượng hòa bình;
+ Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
- Đại hội X của Đảng cũng đã đề ra chủ trương chung: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” với tinh thần “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác khu vực và quốc tế”.
- Hãy kể tên các mức độ và cấp độ của hợp tác.
- Cho học sinh xem tranh minh họa về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Liên Hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland – Gordon Brow, hướng đến thiết lập quan hệ đối tác vì sự phát triển.
- Học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tinh thần hợp tác?
Nhập vai tương ứng với mỗi màu sắc.
-Thảo luận
-Tranh luận 
(5 phút)
Trả lời
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng
 b) Hòa nhập (hay sống hòa nhập)
 * Khái niệm:
 Là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
 * Ý nghĩa của lối sống hòa nhập:
 Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
 * Để rèn luyện lối sống hòa nhập, mỗi học sinh cần: 
 - Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ, vui vẻ, cởi mở, chan hòa với mọi người.
 - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức; đồng thời vận động mọi người cùng tham gia.
 c. Hợp tác (hay biết hợp tác)
 * Khái niệm:
 Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
 * Biểu hiện của hợp tác: 
 - Cùng bàn bạc.
 - Phối hợp nhịp nhàng. 
 - Hiểu biết về nhiệm vụ của nhau.
 - Sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết.
 * Ý nghĩa của hợp tác:
 - Tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn.
 - Đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung.
 - Là một phẩm chất quan trọng, là yêu cầu cần phải có đối với người lao động, người công dân trong một xã hội hiện đại.
 * Nguyên tắc của hợp tác: 
 - Tự nguyện, bình đẳng.
 - Các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.
 * Các mức độ và cấp độ của hợp tác:
 - Hợp tác song phương, đa phương.
 - Hợp tác từng lĩnh vực hoặc toàn diện.
 - Hợp tác giữa các cá nhân, các nhóm, giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia.
 * Để rèn luyện tinh thần hợp tác, học sinh cần phải: 
 - Cùng nhau bàn bạc, phân công, xây dựng kế hoạch cụ thể.
 - Nghiêm túc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được phân công.
 - Phối hợp nhịp nhàng, chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp sáng kiến cho nhau, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động.
 - Biết cùng nhau đánh giá, rút kinh nghiệm để hợp tác tốt hơn ở lần sau. 
	4. Luyện tập củng cố (10 phút)
	- GV: Những biểu hiện nào sau đây là sống hòa nhập? 
	a. Sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người.
	b. Không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác.
	c. Có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
	d. Tất cả các biểu hiện trên.
	- HS: Chọn đáp án d.
	- GV: Học sinh phải làm gì để sống hòa nhập?
	a. Đoàn kết với các bạn trong lớp, trong trường.
	b. Gần gũi với bà con, làng xóm.
	c. Tham gia phong trào thanh niên tình nguyện.
	d. Tất cả các cách trên.
	- HS: Chọn phương án d.
	- GV: Em tán thành hay không tán thành với từng ý kiến dưới đây? Vì sao?
	a. Biết hợp tác với nhau cùng nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc chung.
	b. Chỉ nên hợp tác với người khác khi mình cần sự giúp đỡ của họ.
	c. Chỉ có những người năng lực yếu kém mới cần phải hợp tác; việc của ai người nấy biết.
	d. Hợp tác trong công việc giúp mỗi người học học hỏi được nhiều điều hay từ người khác.
	- HS: Tán thành ý kiến a và d.
	- GV: Hãy giới thiệu về một thành quả của sự hợp tác giữa các bạn trong lớp, trong trường em, hoặc giữa địa phương em với các địa phương khác.
	Gợi ý: Hợp tác giữa địa phương này với địa phương khác hoặc giữa những người dân ở địa phương thể hiện trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục Hợp tác giữa các học sinh trong nhóm, trong lớp, trong trường về các mặt: học tập, lao động, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
	- HS: Trả lời.
	5. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (1 phút)
	- Học bài 13: Công dân với cộng đồng (tiết 2).
	- Xem trước bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (2 tiết), trả lời một số câu hỏi sau: 
	+ Thế nào là lòng yêu nước? Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được thể hiện ở những điểm cơ bản nào? 
	+ Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
Có một ngày sắc màu của thế giới này bắt đầu tranh luận với nhau xem ai có gam màu đẹp nhất, quan trọng nhất, hữu dụng nhất và được yêu thích nhất.
Xanh lá cây nói: "Tôi quan trọng nhất. Tôi là dấu hiệu của sự sống và hy vọng. Không có tôi, tất cả mọi loài trên thế gian này sẽ không thể tồn tại. Cứ hãy nhìn về cánh đồng kia, bạn sẽ thấy một màu xanh bạt ngàn của tôi".
 Xanh dương chen vào: "Bạn có nghĩ về trái đất. Vậy bạn hãy nghĩ về bầu trời và đại dương xem sao. Nước chính là nguồn sống cơ bản nhất và bầu trời sẽ cho khoảng không rộng lớn, hòa bình và sự êm ả".
 Màu vàng cười lớn: "Ôi các bạn cứ quan trọng hóa. Tôi thì thực tế hơn, tôi đem lại tiếng cười, hạnh phúc và sự ấm áp cho thế giới này. Này nhé, mặt trời màu vàng, mặt trăng màu vàng và các vì sao cũng màu vàng. Không có tôi cả thế giới này sẽ không có niềm vui".
 Màu cam lên tiếng: "Tôi là gam màu của sự mạnh khoẻ và sức mạnh. Mặc dù lượng màu của tôi không nhiều bằng các bạn, nhưng tôi mới đáng giá nhất vì tôi là nhu cầu của sự sống”.
Màu đỏ không thể nhịn được cũng nhảy vào cuộc: "Tôi là máu, cuộc sống này là máu. Tôi là màu sắc của sự đe dọa nhưng cũng là biểu tượng của lòng dũng cảm. Tôi là sắc màu của tình yêu và đam mê”.
Màu tím bắt đầu vươn lên góp tiếng: "Tôi tượng trưng cho quyền lực và lòng trung thành. Vua chúa thường chọn tôi vì tôi là dấu hiệu của quyền năng và sự xuất chúng. Không ai dám chất vấn tôi. Họ chỉ nghe lệnh và thi hành!".
Cuối cùng, màu chàm lên tiếng, không ồn ào nhưng đầy quyết đoán: "Hãy nghĩ đến tôi. Tôi là sắc màu im lặng và hầu như không ai chú ý đến tôi. Nhưng nếu không có tôi thì các bạn cũng chỉ là vẻ đẹp bên ngoài. Tôi tượng trưng cho suy nghĩ và sự tương phản, bình minh và đáy sâu cả biển cả.
Và cứ thế các sắc màu cứ tiếp tục tranh luận, thuyết phục màu khác về sự trội hơn của mình. Bỗng một ánh chớp sáng lóe trên nền trời, âm thanh dữ dội của sấm sét và mưa bắt đầu nặng hạt. Các sắc màu sợ hãi đứng nép sát vào nhau để tìm sự ấm áp.
Mưa nghiêm nghị nói: "Các bạn thật là ngớ ngẩn khi chỉ cố gắng vật lộn với chính các bạn. Các bạn không biết các bạn được tạo ra từ một mục đính thật đặc biệt, đồng nhất nhưng cũng khác nhau? Các bạn là những màu sắc thật tuyệt vời. Thế giới này sẽ trở nên nhàm chán nếu thiếu một trong các bạn. Nào, bây giờ hãy nắm lấy tay nhau và bước nhanh đến tôi"
 Các màu sắc cùng nắm lấy tay nhau và tạo thành những màu sắc đa dạng.     
Mưa tiếp tục: "Và từ bây giờ, mỗi khi trời mưa tất cả các bạn sẽ vươn ra bầu trời bằng chính màu sắc của mình và phải hợp lại thành vòng để nhắc nhở rằng các bạn phải luôn sống trong hòa thuận, và ta gọi đó là cầu vồng. Cầu vồng tượng trưng cho niềm hy vọng của ngày mai".
Và cứ như thế mỗi khi trời mưa, để gội rửa thế giới này, trên nền trời sẽ ánh lên những sắc cầu vồng làm đẹp thêm cho cuộc sống, để nhắc nhở chúng ta.
Câu chuyện trên cho chúng ra những suy nghĩ về tinh thần đoàn kết, đồng đội trong một tập thể. Mỗi màu đều có những vẻ đẹp riêng, giá trị riêng nhưng nếu không có tập thể, những màu sắc ấy rất khó bền vững. Nếu mỗi màu sắc biết kết hợp với nhau, cùng nắm tay nhau, chúng sẽ tạo thành cầu vồng – hình ảnh tượng trưng cho hòa bình, hạnh phúc.
Mỗi cá nhân chúng ta là một màu sắc trong cuộc sống, trong tập thể của mình. Điều tối quan trọng để xây dựng một tổ chức vững mạnh, một tập thể sống vui và cùng nhau phát triển là sự hòa hợp và đoàn kết với nhau. Với hoàn cảnh phải sống xa quê hương, gia đình, phải làm việc nơi đất khách quê người, tinh thần đồng đội trong đời sống tập thể của các bạn TTS càng được chú trọng.
Sau đây là một số gợi ý cho các bạn TTS về kỹ năng ứng xử trong đời sống tập thể:
1. Chuyển riêng thành chung
Nếu ở nhà, bạn có thể ăn hết một cái bánh mà chẳng cần chia sẻ với ai, có thể bật nhạc to hết cỡ thậm chí có thể nhảy nhót theo nhạc một cách thoải mái, thế nhưngkhi sống trong tập thể, mọi chuyện sẽ có chút thay đổi.
Có rất nhiều chữ “chung” mà bạn phải tập quen dần như ăn chung, dùng chung Một phòng có 4 người, bạn chẳng thể nào sở hữu cả một túi cam to đùng mà không chia sẻ với ai, cũng chẳng thể nào chiều theo sở thích của riêng mình nhưng lại ảnh hưởng đến nhiều người khác.
Có nhiều bạn do chưa quen với lối sống “chung” nên những ngày đầu sống rất vô tư. Thích ăn gì thì mua rất nhiều thức ăn đó về nhà mà tuyệt nhiên không chia sẻ với bất cứ ai. Buổi tối, khi mọi người đã đi ngủ hết thì lại bật nhạc ầm ĩ như vẫn thường làm khi ở nhà. Điều đó đã gây khó chịu cho những bạn cùng phòng khiến không khí trong phòng vô cùng căng thẳng. Lại có những trường hợp bạn bè xích mích nhau chỉ xoay quanh một chiếc bóng đèn. Nguyên nhân là do một số thành viên trong phòng ngủ rất trễ nên không muốn tắt đèn sớm. Số khác thì lại muốn tắt đèn cho dễ ngủ. Vậy là phát sinh mâu thuẫn. Một phòng lại chia hai phe đấu đá lẫn nhau chỉ vì chiếc bóng đèn.
2. Nhưng vẫn tôn trọng cái riêng
Tuy sống tập thể là phải làm quen với chữ chung nhưng những vấn đề riêng tư của mỗi người vẫn rất cần được coi trọng. Chia sẻ với nhau như người thân nhưng không có nghĩa can thiệp vào những chuyện riêng tư của người khác. Mỗi người đều cần có những khoảng không riêng, chẳng hạn như chuyện riêng trong gia đình, những cảm xúc vui buồn bất chợt thậm chí là vật dụng cá nhân.
Có những bạn có thói quen viết nhật ký cá nhân để trải lòng, để giải tỏa những chuyện riêng, có những vật dụng cá nhân mà chúng ta không nên “cầm nhầm”, v.v.. Những điều đó cần được tôn trọng. Nếu không đảm bảo được nguyên tắc này, các thành viên sống chung rất dễ hiểu lầm và mâu thuẫn với nhau.
3. Chia sẻ và yêu thương
Đó chính là bí quyết quan trọng nhất giúp bạn thực sự tìm được gia đình thứ hai trong môi trường tập thể. Đừng ngần ngại chia sẻ và mở lòng ra với mọi người, bạn sẽ cảm nhận được sự gắn bó, hòa nhập giữa mình và tập thể. Nấu giúp bạn mình một chén cháo khi bạn ốm, hỗ trợ tiếng Nhật nếu bạn còn hạn chế, Làm được những điều này, bạn sẽ thấy tâm hồn mình rất thoải mái. Và bạn đã góp phần làm cho nơi sống của mình một không khí thoải mái và yêu thương.
Thậm chí khi bạn cảm thấy không hài lòng với tập thể mình đang sinh sống, hãy thử tìm hiểu họ và dùng sự chân thành của mình để gắn kết các thành viên lại với nhau và với chính bản thân mình.
Cuộc sống luôn cần sự sẻ chia và yêu thương
“Mình vì mọi người – Mọi người vì mình”, đó là phương châm sống quý giá trong đời sống chung. Ai cũng có “cái tôi”, nhưng ai cũng cần sự chia sẻ và yêu thương mỗi khi vấp ngã.  Nếu cùng nắm tay nhau, hỗ trợ nhau thì giá trị của mỗi cá nhân càng sáng rực, khả năng của mỗi người có điều kiện để phát huy, cũng như  màu sắc trong  cầu vồng chỉ có ý nghĩa khi cùng nhau xuất hiện.

File đính kèm:

  • docxBai_13_Cong_dan_voi_cong_dong.docx
Giáo án liên quan