Giáo án Địa lý Lớp 9 - Tuần 24: Ôn tập - Năm học 2019-2020

* Hoạt động 3: (12’) cặp

B1: G yêu cầu H dựa vào nội dung mục 1, 2, 3 và Át lát địa lí Việt Nam: Nêu tình hình phát triển các ngành kinh tế theo các ý sau:

-Kể tên các ngành công nghiệp, các trung tâm công nghiệp

-Tình hình phát triển ngành công nghiệp

-Kể tên các cây trồng(cây công nghiệp) ,sản phẩm chăn nuôi và nơi phân bố.

?Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà ĐNB trở thành vùng sản xuất cây CN lớn cuả cả nước?

-Các loại hình giao thông vận tải, tài nguyên du lịch?

?ĐNB có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?

B2: H trả lời, bổ sung. G kết luận.

 

docx3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 9 - Tuần 24: Ôn tập - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24
Ngày soạn: 01/5/2020
Ngày dạy : 04/5/2020
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức cơ bản từ bài 31-33 bao gồm:
+Xác định vị trí địa lí
+Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong phát triển kinh tế xã hội
+Tình hình phát triển các ngành kinh tế.
+Các bài tập vẽ biểu đồ
2. Kĩ năng: 
- Xác định trên bản đồ vị trí giới hạn của vùng.
- Phân tích lược đồ tự nhiên, lược đồ kinh tế
-Củng cố kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét.
3. Thái độ: Nâng cao ý thức tự học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc và hiểu. 
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Lược đồ tự nhiên, kinh tế Đông Nam Bộ
- Atlat địa lí Việt Nam
3. Học sinh: Atlat đại lí VN. Máy tính, thước kẻ, bút chì
III. KẾ HOẠCH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong bài mới.
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: (7’) cá nhân.
B1: G treo lược đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ, yêu cầu H lên xác định trên lược đồ
-Giới hạn:
-Tiếp giáp: 
-Các tỉnh giáp Campuchia
-Nêu tên các tỉnh:
-Nêu tên các cửa khẩu:
-Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí?
B2: H trả lời, xác định trên bản đồ.
* Hoạt động 2: (14’) cặp
B1: Yêu cầu H dựa vào Átlát địa lí Việt Nam, bảng 31.1 và nội dung mục II:
?Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế ? 
?Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?
B2: H làm việc theo cặp, trả lời, bổ sung.G nhận xét
* Hoạt động 3: (12’) cặp
B1: G yêu cầu H dựa vào nội dung mục 1, 2, 3 và Át lát địa lí Việt Nam: Nêu tình hình phát triển các ngành kinh tế theo các ý sau:
-Kể tên các ngành công nghiệp, các trung tâm công nghiệp
-Tình hình phát triển ngành công nghiệp
-Kể tên các cây trồng(cây công nghiệp) ,sản phẩm chăn nuôi và nơi phân bố.
?Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà ĐNB trở thành vùng sản xuất cây CN lớn cuả cả nước?
-Các loại hình giao thông vận tải, tài nguyên du lịch?
?ĐNB có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?
B2: H trả lời, bổ sung. G kết luận.
* Hoạt động 4: (10’) cá nhân
B1: G yêu cầu H đọc nội dung các bài tập sau: Bài tập 3 (tr116); Bài tập 3 (tr 120); Bài tập 3 (tr 123)
B2: G đưa ra một số lưu ý khi thục hiện làm các bài tập trên.
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
-Thuận lợi
+ ĐNB có điạ hình thoải, đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm-> mặt bằng xây dựng tốt, trồng các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, tiêu, điều, mía, hoa quả.
+ ĐNB có vùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông, rộng giàu tiềm năng dầu khí -> khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản, giao thông và du lịch biển
+ Có mạng lưới sông ngòi thuận lợi cho sự phát triển thủy điện cung cấp nước tưới cho nông nghiệp.
-Khó khăn
+Trên đất liền nghèo khoáng sản
+Diện tích rừng tự nhiên thấp
+Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp tăng
- ĐNB có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước và đầu tư nước ngoài vì
+ĐNB là vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng tốt
+ĐNB là một trong những vùng phát triển kinh tế mạnh nhất nước ta
+Thu nhập bình quân đầu người cao, có nhiều việc làm thu hút lao động từ các vùng khác tới
+Việc phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, với việc hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất có ý nghĩa thu hút lao động cả nước
III. Tình hình phát triển kinh tế xã hội.
*Ngành công nghiệp
*Ngành nông nghiệp
-Những điều kiện thuận lợi để ĐNB trở thành vùng sản xuất cây CN lớn cuả cả nước: 
+ĐNB có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp nhiệt đới
+Điạ hình thoải, vùng đất badan, đất xám thích hợp trồng các cây công nghiệp
+Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp cho trồng cây công nghiệp nhiệt đới nói chung và cây cao su noí riêng
+Vùng có 1 số hệ thống sông có ý nghĩa cung cấp nước tưới cho cây
+ĐNB có điều kiện thuận lợi về KT – XH
+Dân cư, nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp
+Đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật có trình độ nhất định
+Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, phát triển cây công nghiệp gắn với giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân
*Ngành dịch vụ
-Những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ:
+ ĐNB là vùng kinh tế năng động, 6 tỉnh ở ĐNB đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
+ Vị trí tiếp giáp với Tây nguyên, Duyên Hải NTB, đồng bằng sông Cửu Long với mạng lưới giao thông thủy, bộ thuận lợi
+ ĐNB có trữ  lượng dầu khí lớn, việc khai thác dầu khí phát triển các hoạt động dịch vụ kèm theo
+ ĐNB có vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Cần Giờ, nhiều bãi biển... tiềm năng để phát triển dịch vụ du lịch
+ ĐNB có dân đông, thu nhập đầu người cao, thị trường rộng lớn để phát triển dịch vụ
IV. Bài tập
4. Dặn dò: (1’) Ôn tập lại nội dung hôm nay, chuẩn bị trước bài 35.

File đính kèm:

  • docxdia ly 9 on tap_12823156.docx