Giáo án Địa lý 9 - Nguyễn Ánh Tuyết

I. Mục tiêu bài học:

* Kiến thức:

- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế- xã hội.

- Trình bày được đặc điểm dân cư- xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của vùng.

* Kĩ năng:

- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.

- Phân tích bản đồ và các bảng số liệu thống kê để biết được đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng.

* Thái độ:

- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

* GV:- Bản đồ tự nhiên vùng BTB.

 - Máy tính, máy chiếu.

* HS: SGK, vở bài tập

III. Phương pháp dạy học:

- Đàm thoại gợi mở, trực quan, GQVĐ, hợp tác nhóm.

IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục:

 1. Ổn định lớp:

 2. KTBC:

? Nêu những thuận lợi, khó khăn trong SX lương thực ở ĐBSH?

 

doc189 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2212 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Nguyễn Ánh Tuyết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í.
- Hướng dẫn HS vẽ từng đường tương ứng với sự biến đổi dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người. Mỗi đường có kí hiệu (Hoặc màu sắc riêng)
- Ghi tên biểu đồ
HS tự vẽ biểu đồ vào vở, gọi một HS lên vẽ biểu đồ trên bảng.
Rút ra những nhận xét cần thiết?
HĐ2: Nhóm
HS dựa vào biểu đồ đã vẽ và các bài 20, 21 cho biết:
Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở ĐBSH?
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực, thực phẩm ở ĐBSH?
- Ngô đông có năng suất cao, ổn định, diện tích đang mở rộng chính là nguồn lương thực, nguồn thức ăn gia súc quan trọng.
- Rau quả ôn đới là nguồn thực phẩm quan trọng.
Ảnh hưởng của việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng?
- Sản lượng lương thực tăng nhanh là do: Đẩy mạnh thuỷ lợi, cơ khí hoá nông nghiệp, chọn giống có năng suất cao, có thuốc bảo vệ thực vật, ptriển CN chế biến
- Cùng với phát triển NN, bình quân lương thực đạt > 400kg/ người.
 ĐBSH đã bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu một phần lương thực.
- Mối quan hệ giữa dân số và sản lượng lương thực bình quân đầu người:
SLBQ/người = SLLT : Tổng số dân
1. Bài tập 1
* Nhận xét:
- Dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều tăng lên.
- Sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người tăng nhanh hơn dân số.
2. Bài tập 2
1. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực:
* Thuận lợi:
- Về tự nhiên:
+ Địa hình đồng bằng bằng phẳng.
+ Đất phù sa màu mỡ.
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
+ Thuỷ văn thuận lợi (sông Hồng).
- Về KT-XH:
+ Dân đông => Nguồn lao động dồi dào.
+ Trình độ thâm canh cao.
+ Cơ sở hạ tầng nông thôn thuận lợi.
* Khó khăn:
- Thiên tai, sương muối, rét đậm, rét hại, sâu bệnh...
- Phần lớn diện tích đồng bằng không được bồi phù sa hàng năm.
2. Vai trò của vụ đông:
- Góp phần tăng sản lượng lương thực, thực phẩm.
3. Ảnh hưởng của việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số ở ĐBSH 
- Giảm tỉ lệ gia tăng dân số => Dân số ổn định, SLLT tăng => BQLT/ người tăng.
4. Củng cố:
? Vì sao thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất là biện pháp quan trọng hàng đầu ở vùng ĐBSH?
 5. HDVN:
- Hoàn thành bài tập trong vở bài tập, xem trước bài 23
V. Rút KN:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 10/11/2013
Ngày giảng: 13/11/2013 Tiết theo PPCT: 26
BÀI 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ
I. Mục tiêu bài học:
* Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế- xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư- xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của vùng.
* Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.
- Phân tích bản đồ và các bảng số liệu thống kê để biết được đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng.
* Thái độ:
- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
* GV:- Bản đồ tự nhiên vùng BTB.
 - Máy tính, máy chiếu.
* HS: SGK, vở bài tập
III. Phương pháp dạy học:
- Đàm thoại gợi mở, trực quan, GQVĐ, hợp tác nhóm...
IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục:
 1. Ổn định lớp:
 2. KTBC:
? Nêu những thuận lợi, khó khăn trong SX lương thực ở ĐBSH?
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
-
*
-
?
?
-
*
-
?
?
?
?
?
*
?
?
?
?
?
GV: Dùng bản đồ hành chính nhận biết vị trí của vùng và các tỉnh thuộc vùng BTB.
HĐ1: Cá nhân
HS dựa vào H32.1, kênh chữ và vốn hiểu biết:
Xác định vị trí giới hạn của vùng BTB?
ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?
HS phát biểu, kết hợp chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức:
HĐ2: Cá nhân
Dựa vào H23.1, 23.2 kết hợp kiến thức đã học:
Cho biết dãy Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng gì đến khí hậu BTB?
- Dãy Trường Sơn B vuông góc với 2 hướng gió chính của 2 mùa, mùa Đ đón gió mùa ĐB gây mưa lớn, mùa hạ chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn với gió T khô nóng, thu đông hay có bão.
So sánh tài nguyên tiềm năng rừng và khoáng sản phía B và phía N dãy Hoành Sơn?
- Tiềm năng rừng, KS (sắt, crôm, thiếc, đá XD) ở phía B dãy Hoành Sơn lớn hơn so với phía N dãy núi này. Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng với động Phong Nha được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên TG, là tài nguyên thiên nhiên quan trọng để ptriển du lịch ở phía N dãy Hoành Sơn.
Từ T- Đ địa hình của vùng có sự khác nhau như thế nào? Điều đó có ảnh hưởng gì đến sự ptriển kinh tế?
- Có nhiều dạng địa hình từ T-> Đ => Xây dựng và phát triển kinh tế liên hoàn trên đất liền và biển.
Nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở BTB?
- Các loại thiên tai thường xảy ra: Bão lụt, gió Lào, lũ quét, cát lấn, cát bay, hạn hán...
Nêu những giải pháp khắc phục khó khăn về ĐKTN vùng BTB?
- Việc hoàn thành đường Hồ Chí Minh và hầm đường bộ qua dèo Hải Vân => Khai thác có hiệu quả nguồn lợi của tài nguyên.
- Bảo vệ và ptriển rừng đầu nguồn, trồng rừng phòng hộ, XD hệ thống hồ chứa nước. Triển khai cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp.
HĐ3: Cá nhân
Cho biết số dân và các dân tộc sinh sống trong vùng?
Đặc điểm nguồn lao động trong vùng?
- ND vùng BTB có truyền thống hiếu học, truyền thống LĐ cần cù, dũng cảm, giàu nghị lực và kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên tai và chống giặc ngoại xâm. Nơi đây có nhiều tiềm năng du lịch sinh thái, văn hoá, lịch sử. Cố đô Huế được UNESCO xếp hạng văn hoá TG.
Nêu sự khác biệt về dân cư và hoạt động kinh tế giữa phía Đ và phía T của vùng?
So sánh các chỉ tiêu của vùng so với cả nước?
Một số chỉ tiêu ptriển dân cư- xã hội có sự chênh lệch so với TB cả nước.
Kể tên một số dự án quan trọng đã tạo cơ hội để vùng ptriển KT- XH?
- Một số dự án: Đường Hồ Chí Minh, hầm đường bộ đèo Hải Vân, XD các khu kinh tế mở trên biên giới Việt- Lào, dự án ptriển hành lang kinh tế Đ- T sẽ mở ra nhiều triển vọng cho vùng BTB.
I. Vị trí địa lí
- Lãnh thổ hẹp ngang.
- Ranh giới:
 + Phía T là dải Trường Sơn B giáp Lào, phía Đ là biển Đ.
 + Phía B: Giáp TD&MNBB, ĐBSH.
 + Phía N: Giáp vùng DHNTB.
=> Là cầu nối B- N, cửa ngõ hành lang Đ-Tcủa tiểu vùng S.Mê Công
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Thiên nhiên có sự khác biệt giữa B và N dãy Hoành Sơn.
- Vùng có một số tài nguyên quan trọng: Rừng, KS, du lịch, biển...
- Từ T -> Đ có các dạng địa hình: Núi -> Gò đồi -> ĐB -> Biển -> Hải đảo.
- Thường xuyên có bão lũ, hạn hán, có gió T khô nóng về mùa hạ.
III. Đặc điểm dân cư – xã hội
- Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc.
- Lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên.
- Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa Đ và T.
- Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
 4. Củng cố:
? Phân tích những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với việc ptriển KT- XH vùng BTB?
 5. HDVN:
- Học bài theo câu hỏi SGK và vở ghi, hoàn thành bài tập trong vở bài tập.
V. Rút KN:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 16/11/2013
Ngàygiảng: 19/11/2013 Tiết theo PPCT: 27
BÀI 24: VÙNG BẮC TRUNG BỘ ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học:
* Kiến thức:
- Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; sự phân bố của các ngành đó.
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế và các ngành kinh tế của từng trung tâm.
* Kĩ năng:
- KN bài học:
 + Phân tích bản đồ để hiểu và trình bày đặc điểm phân bố của các ngành kinh tế của vùng.
 + Phân tích bảng số liệu để trình bày được tình hình phát triển kinh tế của vùng. 
- KNS: Giáo dục các kĩ năng sống cơ bản: Tư duy, làm chủ bản thân, giao tiếp và tự nhận thức
* Thái độ:
- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, có niềm tin vào tương lai, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
* GV: - Bản đồ KT vùng BTB.
 - Máy tính, máy chiếu.
* HS: SGK, vở bài tập
III. Phương pháp dạy học:
- Đàm thoại gợi mở, trực quan, GQVĐ, hợp tác nhóm...
IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục:
 1. Ổn định lớp:
 2. KTBC:
? ĐKTN vùng BTB có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế- xã hội?
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
*
-
?
?
?
?
*
-
?
?
?
*
-
?
?
*
?
HĐ1: Cá nhân
HS dựa vào các hình 24.1, 24.3, kết hợp kiến thức đã học:
So sánh bình quân lương thực đầu người của vùng BTB so với cả nước và giải thích?
- Bình quân lương thực đầu người còn thấp là do: Vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, diễn biến thất thường, đất ít lại xấu, dân số đông, cơ sở hạ tầng kém ptriển, đời sống dân cư rất khó khăn, đặc biệt ở vùng gò đồi phía T. Tuy nhiên người dân BTB rất nỗ lực khắc phục khó khăn, đạt nhiều thành tựu trong SX lương thực và một số nông sản xuất khẩu (Đặc biệt là lạc và hoa quả)
 Xác định trên lược đồ vùng trồng lúa của Bắc Trung Bộ?
 Kể tên và cho biết vùng phân bố các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc ở Bắc Trung Bộ?
Xác định vùng nông lâm kết hợp? Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ?
- Ý nghĩa của việc trồng rừng ở BTB: Chống lũ quét, hạn chế nạn cát lấn, cát bay; hạn chế tấc hại của gió phơn TN và bão lũ nhằm bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện nay nhà nước đang triển khai dự án trồng 5 triệu ha rừng trên phạm vi toàn quốc, riêng với BTB chương trình trồng rừng kết hợp ptriển hệ thống thuỷ lợi được coi là chương trình trọng điểm.
HĐ2: Cá nhân
HS dựa vào các hình 24.2, 24.3 kết hợp kiến thức đã học:
Nhận xét sự gia tăng giá trị SXCN ở BTB?
Cho biết ngành nào là thế mạnh của BTB? Vì sao?
Xác định vị trí các cơ sở khai thác khoáng sản: Thiếc, crôm, ti tan, đá vôi?
HĐ3: Cá nhân
HS dựa vào H24.3 kết hợp vốn hiểu biết:
Xác định vị trí quốc lộ 7, 8, 9 và nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này?
- Các tuyến đường 7, 8, 9 nối liền các cửa khẩu trên biên giới Việt- Lào với các cảng biển của nước ta.
Kể tên một số điểm du lịch nổi tiếng của vùng?
HĐ4: Cả lớp
Dựa vào H24.3 kết hợp kiến thức đã học xác định các trung tâm kinh tế và chức năng của từng trung tâm?
- Các trung tâm CN của vùng cũng chính là các trung tâm kinh tế lớn của vùng.
IV. Tình hình phát triển kinh tế
 1. Nông nghiệp
- Lúa:
 + Năng suất và bình quân lương thực đầu người thấp so với cả nước
 + Phân bố: Dải đồng bằng ven biển các tỉnh Thanh Hóa- Nghệ An- Hà Tĩnh
- Cây công nghiệp hàng năm: Trồng trên vùng đất cát pha ven biển: Lạc, vừng...
- Cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi trâu bò đàn: Vùng gò đồi phía tây
- Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản: Ven biển phía đông
- Trồng rừng: Triển khai tại các vùng nông- lâm kết hợp 
2. Công nghiệp
- Giá trị SXCN tăng liên tục.
- Các ngành quan trọng: Khai thác khoáng sản, SX vật liệu XD
- Các ngành công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, chế biến lương thực- thực phẩm…phát triển ở các địa phương
 3. Dịch vụ
- Là địa bàn trung chuyển một lượng lớn hàng hoá và hành khách.
- Du lịch bắt đầu phát triển.
V. Các trung tâm kinh tế
- Thanh Hoá, Vinh, Huế.
 4. Củng cố:
Trong các câu sau câu nào đúng?
a. Động Phong Nha – Kẻ Bàng ở Quảng Nam. 
b. Thành phố Huế là trung tâm du lịch lớn ở miền Trung và cả nước.
c. Khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng là thế mạnh để phát triển công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ.
d. Thanh Hóa có bãi tắm Đồ Sơn.
 5. HDVN:
- Học bài theo câu hỏi SGK và vở ghi.
- Hoàn thành bài tập trong vở bài tập.
- Xem trước bài 25.
V. Rút KN:
.....................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 23/11/2013
Ngàygiảng: 26/11/2013 Tiết theo PPCT: 28
BÀI 25: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ 
I. Mục tiêu bài học:
* Kiến thức:	
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế- xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư- xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của vùng.
* Kĩ năng:
- KN bài học:
 + Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.
 + Phân tích bản đồ và các bảng số liệu thống kê để biết được đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng.
- KNS: Giáo dục các kĩ năng sống cơ bản: Tư duy, làm chủ bản thân, giao tiếp và tự nhận thức
* Thái độ:
- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, có niềm tin vào tương lai, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
* GV: - Lược đồ tự nhiên vùng NTB.
 - Máy tính, máy chiếu.
* HS: SGK, vở bài tập
III. Phương pháp dạy học:
- Đàm thoại gợi mở, trực quan, GQVĐ, hợp tác nhóm...
IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục:
 1. Ổn định lớp:
 2. KTBC: 
? Nêu những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
*
-
?
?
?
*
-
?
?
?
?
?
?
?
*
-
?
?
?
-
HĐ1: Cá nhân
Dựa vào H25.1 kết hợp kiến thức đã học:
Xác định giới hạn của vùng? Nhận xét về hình dáng lãnh thổ của vùng? 
Xác định trên lược đồ vị trí 2 quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa; Các đảo Lý Sơn, Phú Quý?
Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?
HĐ2: Nhóm
Dựa vào H25.1 kết hợp kiến thức đã học:
Nêu đặc điểm địa hình của vùng? Giá trị kinh tế ?
- NTB có đặc điểm chung là dáng cong hướng ra biển Đông. Địa hình núi thuộc dãy Trường Sơn Nam với nhiều mạch núi ăn sát ra biển, chia cắt chuỗi ĐB hẹp ven biển tạo nên nhiều vũng, vịnh nước sâu thuận lợi cho xây dựng hải cảng.
Xác định trên bản đồ các vịnh: Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh? Các bãi tắm và điểm du lịch nổi tiếng?
Vùng ven biển có các thế mạnh kinh tế gì?
- Có nhiều bãi biển đẹp => Thuận lợi cho phát triển du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản gần bờ cũng như trên vùng biển thuộc 2 quần đảo Hoàng Sa, trường Sa trên biển Đông.
Nêu đặc điểm và giá trị kinh tế của tài nguyên đất vùng DH Nam Trung Bộ?
Kể tên các tài nguyên khoáng sản của vùng?
Vùng còn gặp những khó khăn gì? Biện pháp khắc phục?
Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh NTB?
Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có TQT đặc biệt ở các tỉnh cực N của NTB vì:
- Đây là 2 tỉnh khô hạn nhất trong cả nước. Các chỉ số TB/ năm tại trạm Phan Rang: T0: 270C, lượng mưa: 925mm, độ ẩm không khí: 77%, số giờ nắng: 325, nguồn nước ngầm bằng 1/3 so với bình quân cả nước.
- Hiện tượng sa mạc hóa có xu thế mở rộng. Dải ven biển Ninh Thuận trải dài 105 km có địa hình chủ yếu là đồi cát, cồn cát đỏ. Tại Bình Thuận địa hình đồi cát và ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Thuận chiếm trên 18% S toàn tỉnh. ở huyện Bắc Bình, các đồi cát và cồn cát có S rất rộng với chiều dài khoảng 52 km, chỗ rộng nhất 20 km. Các cồn cát ở đây có dạng lượn sóng, độ cao khoảng 60 – 222m, phía ngoài là các cồn cát trắng xen giữa cồn cát đỏ và vàng có độ cao 60- 80m. Những cồn cát vàng đang trong thời kì phát triển với độ cao TB 10- 15m thường di động dưới tác động của gió.
 Tại hội nghị quốc tế về sa mạc hoá ở Việt Nam (Hà Nội 9/2004) một số nhà khoa học cảnh báo sự cần thiết phải chống sa mạc hoá ở VN, đặc biệt là tại các tỉnh cực Nam Trung Bộ => Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng được coi là giải pháp bền vững nhất, nhằm hạn chế và tiến tới kiểm soát tình hình, đồng thời ptriển kinh tế rừng góp phần cải thiện đời sống dân cư.
HĐ3: Cá nhân
Dựa vào bảng 25.1, 25.2 kết hợp kiến thức đã học:
Nhận xét sự khác biệt về dân cư và hoạt động kinh tế giữa ĐB ven biển và vùng núi, gò đồi phía Tây, so sánh với BTB?
So sánh một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội của vùng so với cả nước? Rút ra nhận xét về tình hình dân cư, xã hội của duyên hải NTB?
Cho biết vùng có những tài nguyên du lịch nhân văn nào?
GV: Yêu cầu HS xác định một số địa danh quan trọng như: Di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hoá TG, niềm tự hào của ND duyên hải NTB.
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.
- Hình thể hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận với nhiều đảo và quần đảo (Trường Sa, Hoàng Sa).
=> Có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và quốc phòng.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Núi, gò đồi ở phía Tây, dải ĐB hẹp ở phía Đ bị chia cắt thành từng ô, bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vũng vịnh.
- Ven biển có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, khai thác tổ chim yến và du lịch.
- Đất:
 + ĐB ven biển: Trồng lúa, ngô, khoai, rau quả và một số cây CN.
 + Đất rừng chân núi: Chăn nuôi gia súc lớn.
- Khoáng sản chủ yếu: Cát thuỷ tinh, ti tan, vàng...
* Khó khăn:
- Thường bị thiên tai, hạn hán, bão lũ...
- Độ che phủ rừng thấp => Hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng.
III. Đặc điểm dân cư – xã hội.
- Phân bố dân cư, hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa vùng đồi núi phía T và ĐB ven biển phía Đ.
- Nguồn lao động dồi dào, cần cù, giàu kinh nghiệm đấu tranh với thiên tai và khai thác vùng nước lớn trên biển Đông.
- Đời sống các dân tộc ít người còn gặp nhiều khó khăn.
- Nhiều điểm du lịch hấp dẫn: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn.
 4. Củng cố:
? Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn vùng duyên hải NTB? Tại sao nói vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, quốc phòng?
 5. HDVN:
- Học bài theo câu hỏi SGK và vở ghi.
- Hoàn thành bài tập trong vở bài tập.
- Xem trước bài 26.
V. Rút KN:
.....................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 24/11/2013
Ngàygiảng: 27/11/2013 Tiết theo PPCT: 29
BÀI 26: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học:
* Kiến thức:
- Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; sự phân bố của các ngành đó.
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế và các ngành kinh tế của từng trung tâm.
* Kĩ năng:
- KN bài học:
 + Phân tích bản đồ để hiểu và trình bày đặc điểm phân bố của các ngành kinh tế của vùng.
 + Phân tích bảng số liệu để trình bày được tình hình phát triển kinh tế của vùng. 
- KNS: Giáo dục các kĩ năng sống cơ bản: Tư duy, làm chủ bản thân, giao tiếp và tự nhận thức
* Thái độ:
- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, có niềm tin vào tương lai, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
* GV: - Lược đồ kinh tế vùng NTB.
 - Máy tính, máy chiếu.
* HS: SGK, vở bài tập
III. Phương pháp dạy học:
- Đàm thoại gợi mở, trực quan, GQVĐ, hợp tác nhóm, cá nhân...
IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục:
 1. Ổn định lớp:
 2. KTBC: 
? Trong phát t

File đính kèm:

  • docBai 1 Cong dong cac dan toc Viet Nam.doc