Giáo án Địa lý 9 bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo (tiếp theo)

Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển.

- Tiềm năng:

+Gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.

+ Có nhiều vũng, vịnh, cửa sông để xây dựng các cảng biển.

- Thực trạng:

+ Nước ta có khoảng 120 cảng biển, lớn nhất là cảng Sài Gòn.

+ Đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ, hình thành 3 cụm cơ khí đóng tàu lớn ở BB, Nam Bộ, Trung Bộ.

+ Dịch vụ hàng hải phát triển toàn diện.

 Phát triển nhanh, ngày càng hiện đại cùng với quá trình nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 9350 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn: 10 /03/2015
Tiết 45 Ngày dạy: 14 /03/2015
Bài 39. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ 
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU :Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Biết được tiềm năng và thực trạng ngành khai thác, chế biến khoáng sản và giao thông vận tải biển.
- Trình bày đặc điểm tài nguyên và môi trường biển, đảo, một số biện pháp bảo vệ tài nguyên biển, đảo
2. Kĩ năng: 
- Phân tích bản đồ (lược đồ) để nhận biết tiềm năng kinh tế biển, đảo của Việt Nam, tình hình phát triển của ngành dầu khí ở nước ta.
3. Thái độ: Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ, 
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lược đồ tiềm năng một số ngành kinh tế biển (Bản đồ khoáng sản, giao thông Việt Nam.)
 - Tranh ảnh SGK
2. Chuẩn bị của học sinh: Tập bản đồ Việt Nam
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Ổn định (1 phút) :Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1....................................................., 9A2..................................................................., 9A3....................................................................,
9A4..................................................................................., 9A5...................................................................., 
2.Kiểm tra bài cũ  (5 phút):
 - Trình bày ý nghĩa vùng biển đảo Việt Nam? Kể một số đảo và quần đảo lớn của nước ta ?
 - Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
3. Tiến trình bài học:
	Khởi động: Để phát triển tổng hợp kinh tế biển có hiệu quả ngoài khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển – đảo thì nước ta còn có thuần lợi để khai thác và chế biến khoáng sản, phát triển GTVT biển, song song với nó là vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo. Trong bài học hôm nay các em cùng tiếp tục nghiên cứu vấn đề này.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1 Tìm hiểu tiềm năng và thực trạng ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển (10 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; 
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, 
 Bước 1:
GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ hình 39.2 SGK, hãy :
- Kể tên một số khoáng sản chính ở vùng ven biển nước ta, nêu tên các khoáng sản đó và phân bố ở đâu ? 
- Hs lên bảng xác định các khoáng sản trên bản đồ. GV chuẩn xác kiến thức.
- Tại sao nghề muối phát triển ở ven biển Nam Trung Bộ ?
 Bước 2:
- Trình bày tiềm năng về sự phát triển các hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta ?
- Kể tên các mỏ dầu, thùng dầu đầu tiên được khai thác vào năm nào ? 
- Hs trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung
- Gv chuẩn xác kiến thức, giới thiệu thêm về nhà máy lọc dầu Dung Quất ở nước ta.
+ Xu hướng : Phát triển hoá dầu – chất dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp, điện, phân bón công nghệ dầu khí
Hoạt động 2: Tìm hiểu tiềm năng và thực trạng ngành giao thông vận tải biển (10 phút )
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; 
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, 
Bước 1:
- Trình bày tiềm năng phát triển tổng hợp GTVT biển?
- HS dựa vào lược đồ, sgk trả lời.
 Bước 2:
- Xác định một số cảng biển và tuyến giao thông đường biển nước ta ?
- Hs xác định trên bản đồ.
- Cho biết tình hình giao thông vận tải biển ở nước ta như thế nào? ( Hệ thống cảng biển? Đội tàu biển? Dịch vụ hàng hải? )
- Việc phát triển giao thông vận tải có ý nghĩa to lớn ntn đối với ngành ngoại thương nước ta? ( Tạo đk thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ trao đổi hàng hóa và dịch vụ với bên ngoài. Tham gia vào việc phân công lao động quốc tế...)
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm tài nguyên môi trường biển đảo và các biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường biển , đảo (15 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; 
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT hợp tác 
Bước 1:
Gv chia lớp thành 4 nhóm trả lời các câu hỏi sau: 
- N1+ N2: Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên ô nhiễm môi trường biển - đảo nước ta. Sự giảm sút này gây hậu quả gì ? Ví dụ?
- N3+ N4: Chúng ta cần thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo nước ta ? Ví dụ?
- HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trả lời, gv nhận xét, chuẩn xác kiến thức.
 Bước 2:
- Địa phương em giáp biển không? Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo?
- Đại diện HS phát biểu, HS khác bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức. 
3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển:
- Tiềm năng:
 Biển nước ta có nhiều khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, ti tan, muối.
- Thực trạng: 
+ Nghề làm muối phát triển ở ven biển từ Bắc vào Nam, đặc biệt ở Nam Trung Bộ. 
+ Khai thác dầu khí phát triển mạnh, tăng nhanh chiếm vị trí hàng đầu trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển.
- Tiềm năng:
+Gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.
+ Có nhiều vũng, vịnh, cửa sông để xây dựng các cảng biển.
- Thực trạng:
+ Nước ta có khoảng 120 cảng biển, lớn nhất là cảng Sài Gòn.
+ Đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ, hình thành 3 cụm cơ khí đóng tàu lớn ở BB, Nam Bộ, Trung Bộ.
+ Dịch vụ hàng hải phát triển toàn diện.
 Phát triển nhanh, ngày càng hiện đại cùng với quá trình nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo.
1.Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo.
- Tài nguyên biển ngày càng bị cạn kiệt, biển đảo bị ô nhiễm ngày càng tăng hậu quả làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng tới chất lượng các khu du lịch biển.
2.Biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trườngbiển , đảo.
Việt Nam đã tham gia cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển - đảo.
- Có kế hoạch khai thác hợp lý.
- Khai thác đi đôi với việc bảo vệ phát triển nguồn tài nguyên .
- Phương hướng: sgk
 IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết (3 phút)
- Đọc phần ghi nhớ SGK
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước?
2. Hướng dẫn học tập (1 phút): 
- HS ôn bài, trả lời các câu hỏi SGK. 
- Chuẩn bị bài thực hành: Xem lại các tiềm năng phát triển kinh tế biển của nước ta.
V. PHỤ LỤC:
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
1. Tên Dự án: Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất.
2. Chủ đầu tư: Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.
Quản lý đầu tư: Ban Quản lý Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
3. Hình thức đầu tư: Dự án được thực hiện theo hình thức Việt Nam tự đầu tư
4. Địa điểm xây dựng: Tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
5. Công suất thiết kế: 6,5 triệu tấn dầu thô/năm (tương đương 130.000 thùng/ngày).
Diện tích chiếm đất:
- Nhà máy chính : 110 ha. 
- Khu bể chứa dầu thô : 42 ha. 
- Khu bể chứa sản phẩm : 40 ha. 
- Tuyến ống lấy nước biển và xả nước thải : 4 ha. 
- Hành lang an toàn cho tuyến ống dẫn sản phẩm : 40 ha. 
- Cảng xuất sản phẩm : 135 ha (đất và mặt biển). 
- Hệ thống phao rót dầu không bến (SPM), đường ống ngầm dưới biển và khu vực vòng quay tàu: 336 ha (mặt biển).
6. Nguồn cung cấp dầu thô: Chủ yếu là dầu thô Bạch Hổ (dầu ngọt) của Việt Nam.
7. Sản phẩm:
- Chủng loại sản phẩm: Propylen, khí hóa lỏng (LPG), xăng ôtô không pha chì, nhiên liệu phản lực, dầu hỏa dân dụng, diesel động cơ, diesel công nghiệp, nhiên liệu F.O. 
- Sản phẩm của nhà máy được ưu tiên sử dụng tối đa cho nhu cầu của thị trường trong nước theo giá bán buôn cạnh tranh. Phần sản phẩm dư thừa so với nhu cầu của thị trường trong nước sẽ được xuất khẩu. 
- Chất lượng sản phẩm: Đối với các sản phẩm tiêu thụ trong nước tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của Việt Nam. Đối với các sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng các yêu cầu chất lượng xuất khẩu.
8. Tổng mức đầu tư: 3 tỉ USD, gồm vốn trong nước, các khoản vay nước ngoài, lãi vay trong thời gian xây dựng, phí thu xếp tài chính (không bao gồm vốn đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào).
9. Nhà máy đi vào hoạt động: tháng 2/2009.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docDia_9_tuan_28_tiet_45_20150726_044441.doc