Giáo án Địa lý 9 bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Vị trí, giới hạn :

 +Nằm ở phía Tây vùng Đông Nam Bộ

 + Phía Bắc : Giáp Campuchia

 + Phía Tây Nam : Giáp vịnh Thái lan

 + Phía Đông Nam : Giáp biển Đông.

- Ý nghĩa : thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và biển với các vùng và các nước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 16366 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Ngày soạn:16/01/2015
Tiết 39 Ngày dạy: 19/01/2015
Bài 35. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I. MỤC TIÊU :Qua bài học, HS cần đạt được: 
1. Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
- Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng tới với việc phát triển kinh tế của vùng
2. Kĩ năng: 
- Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ (lược đồ)
3. Thái độ:	 
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ, 
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên	
 Bản đồ tự nhiên vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
2. Chuẩn bị của học sinh: tập Atlát địa lí VN.	 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định (1 phút): Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1, 9A2, 9A3, 9A4....................................,9A5......................................., 
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Tiến trình bài học
	Khởi động: Các em đã tìm hiểu xong 6/7 vùng kinh tế của nước ta, trong tiết học này các em sẽ đến với vùng sông nước Đồng bằng Sông Cửu Long, vùng kinh tế cuối cùng của nước ta, để xem vùng có đặc điểm có gì khác so với các vùng kinh tế khác trong nước, chúng ta đi vào bài 35.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: HS xác định được vị trí, giới hạn, ý nghĩa của vùng ĐBSCL (7 phút).
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; 
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, pp sử dụng bản đồ, tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, 
Bước 1:
GV: Cho HS nhắc lại các vùng KT đã học
GV treo bản đồ, giới thiệu bản đồ, chỉ vị trí giới hạn của vùng.
GV yêu cầu HS: lên chỉ lại vị trí, đọc tên các tỉnh TP của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, chỉ các đảo, quần đảo của vùng.
GV: Bổ sung về diện tích: 40.602 km2
 Dân số: 17,3 triệu người (2012)
 Bước 2:
- Với đặc điểm vị trí địa lý đó em hãy nêu ý nghĩa vị trí địa lý của vùng ? 
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, TNTN và tác động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (15 phút)	
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; nhóm
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ ,thảo luận, tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác, 
Bước 1: hoạt động theo cặp
- Dựa vào bản đồ tự nhiên, em có nhận xét gì về địa hình ĐB SCL?
- GV cho HS quan sát hình 35.1 SGK:
- Nêu tên các loại đất chính và sự phân bố của chúng ?Giá trị sử dụng mỗi loại đất?( HS yếu)
- HS lên bảng xác định lại trên bản đồ tự nhiên.
Bước 2: hoạt động theo nhóm
GV yêu cầu HS: Đọc bảng 35.2 SGK, chia lớp làm 3 nhóm trả lời 3 câu hỏi:
- Nhóm 1: Nhận xét thế mạnh về TNTN để phát triển nông nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long? Vai trò của sông Mê Công?
- Nhóm 2: Nêu một số khó khăn về mặt tự nhiên ở ĐB SCL?
- Nhóm 3: Trình bày các biện pháp để khắc phục các khó khăn đó ? 
- Cải tạo và sử dụng hợp lý đất mặn, đất phèn.
- Tăng cường hệ thống thuỷ lợi
- Tìm ra các biện pháp thoát lũ và chủ động chung sống với lũ, kết hợp khai thác lũ của sông Mê Công.
Bước 3: 
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng tới với việc phát triển kinh tế của vùng (15 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; 
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, pp sử dụng hình ảnh trực quan, tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, 
Bước 1:
- Quan sát một số hình ảnh về các dân tộc vùng ĐBSCL em có nhận xét gì về đặc điểm dân cư của vùng?
So sánh với vùng ĐBSH (giống nhau, khác nhau)?
 - HS trả lời dựa vào sgk và kiến thức đã học. GV chuẩn xác kiến thức.
Bước 2:
- Dựa vào số liệu bảng 35.1, nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở ĐBSCL so với cả nước ?
- Các chỉ tiêu đó nói lên điều gì ?
- HS phát biểu, HS khác bổ sung.
- GV chuẩn xác kiến thức .
I.Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ.
- Vị trí, giới hạn : 
 +Nằm ở phía Tây vùng Đông Nam Bộ
 + Phía Bắc : 	Giáp Campuchia
 + Phía Tây Nam : 	Giáp vịnh Thái lan
 + Phía Đông Nam : 	Giáp biển Đông.
- Ý nghĩa : thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và biển với các vùng và các nước.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
1. Đặc điểm:
- Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp: 
+ đồng bằng rộng, diện tích đất phù sa lớn : 1,2 triệu ha.
+ khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn nước dồi dào
+ sinh vật phong phú, đa dạng : trên cạn, dưới nước
 2. Khó khăn.
- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn
- Lũ lụt
- Thiếu nước ngọt trong mùa khô
III. Đặc điểm dân cư, xã hội.
1. Đặc điểm: 
- đông dân
- có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Khơ-me,
Chăm, Hoa.
2. Thuận lợi: 
 - nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa;
- thị trường tiêu thụ lớn.
3.Khó khăn: 
- mặt bằng dân trí chưa cao: tỉ lệ người lớn biết chữ thấp hơn so với cả nước.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết (5 phút)
- Gọi hs lên bảng xác định vị trí, giới hạn, nêu ý nghĩa vùng ĐBSCL ( hs yếu) 
- Việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở ĐBSCL có ý nghĩa như thế nào?
2. Hướng dẫn học tập (1 phút)
- Hs về nhà học bài,trả lời câu hỏi sgk
- Tìm hiểu trước tình hình kinh tế vùng ĐBSCL.
V. PHỤ LỤC
V. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docDia_9_tuan_23_tiet_39_20150726_045052.doc