Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 30: Thực hành So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên - Nguyễn Thị Mỹ Nga

Hoạt động 1: giới thiệu bài

Ở các bài học trước chúng ta đã tìm hiểu, Tây Nguyên và vùng TDMNBB là vùng có tỉ trọng cây công nghiệp lớ nhất cả nước để so sánh sự phát triển của 2 vùng kinh tế này chúng ta thực hành bài hôm nay.

Hoạt động 2:

* Xác định các cây công nghiệp lâu năm ở 2 vùng.

? Dựa vào bảng 30.1, nêu các cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ ?

- Cây nào trồng được ở cả hai vùng ? (chè, cà phê).

- Cây nào chỉ trồng được ở Tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? (cao su, điều, hồ tiêu).

* Dùng cụm từ: “nhiều/ít, hơn/kém” để so sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây chè, cà phê ở hai vùng ?

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 30: Thực hành So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên - Nguyễn Thị Mỹ Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 30 - Tiết 35 
Tuần 18 
Ngày dạy: / 12/2018
THỰC HÀNH: 
SO SÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VỚI TÂY NGUYÊN
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức: 
- Phân tích và so sánh được tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên về đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn, các giải pháp phát triển bền vững.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích số liệu thống kê.
- Có kĩ năng viết và trình bày bằng văn bản (đọc trước lớp).
1.3. Thái độ:
- Ý thức bảo vệ hệ sinh thái.
2. TRỌNG TÂM
- So sánh các vùng trồng cây công ngiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
3. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: bản đồ kinh tế Việt Nam (hoặc bản đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên).
- Học sinh: học và chuẩn bị bài.
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm diện học sinh
4.2. Kiểm tra miệng
- Nhận xét bài thi HKI
4.3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: giới thiệu bài
Ở các bài học trước chúng ta đã tìm hiểu, Tây Nguyên và vùng TDMNBB là vùng có tỉ trọng cây công nghiệp lớ nhất cả nước để so sánh sự phát triển của 2 vùng kinh tế này chúng ta thực hành bài hôm nay.
Hoạt động 2:
* Xác định các cây công nghiệp lâu năm ở 2 vùng.
? Dựa vào bảng 30.1, nêu các cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
- Cây nào trồng được ở cả hai vùng ? (chè, cà phê).
- Cây nào chỉ trồng được ở Tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? (cao su, điều, hồ tiêu).
* Dùng cụm từ: “nhiều/ít, hơn/kém” để so sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây chè, cà phê ở hai vùng ?
Diện tích
Sản lượng
Chè
Trung du và miền núi Bắc Bộ nhiều hơn Tây Nguyên
Tây Nguyên ít hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ
Cà phê
Trung du và miền núi Bắc Bộ ít hơn Tây Nguyên
Tây Nguyên lớn hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ
? Vì sao có sự khác biệt như vậy ?
HS: - Tây Nguyên là cao nguyên với địa hình phân bậc, được phủ bằng đất badan quý giá và thảm thực vật rừng nguyên sinh với sự đa dạng sinh học độc đáo. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, có 2 mùa.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ với địa hình núi cao và trung bình, độ chia cắt sâu, khí hậu cận nhiệt và ôn đới.
? Các nước xuất khẩu cà phê nổi tiếng thế giới?
HS: Bra-xin, Kenia, Angôla, Côlômbia, Cu Ba, In-đô-nê-xi-a.
? Nước nhập khẩu nhiều cà phê của nước ta là gì? HS: EU, Nhật, Trung Quốc, Bắc Mĩ.
? Các thương hiệu chè nổi tiếng của Việt Nam?
HS: chè San - Mộc Châu, chè Tuyết - Hà Giang, Tân Cương - Thái Nguyên.
? Các nước nhập khẩu chè của Việt Nam?
HS: EU, Tây Á, Nhật, Hàn Quốc.
? Hai vùng muốn phát triển cây công nghiệp lâu năm, điều quan trọng cần lưu ý là gì ?
HS: - Phát triển có quy mô lớn cây công nghiệp có điều kiện xuất khẩu.
- Giữ gìn cân bằng sinh thái, ổn định và phát triển xã hội.
Hoạt động 3: cá nhân
? Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai cây cà phê, chè.
Giáo viên kết luận:
- Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và sự đa dạng sinh học.
- Cả 2 vùng đều có điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao. Điều đó, chứng minh rằng: Sự thống nhất trong đa dạng thiên nhiên của đất nước và tiềm năng phát triển kinh tế 2 vùng rất lớn
1. Phân tích số liệu thống kê
- Cà phê là cây công nghiệp mũi nhọn ở Tây Nguyên, chè phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Viết báo cáo
“Chè là cây trồng từ rất lâu đời để lấy búp, lá làm đồ uống của miền nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Diện tích chè nước ta trong những năm gần đây tăng lên đáng kể. Chè được trồng nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, diện tích đạt 67,6 nghìn ha, sản lượng 47 nghìn tấn, chiếm 68,8% diện tích và 62,1% sản lượng chè búp khô cả nước. Vùng này có những loại chè ngôn nổi tiếng như chè Thái Nguyên. Vùng trồng chè thứ hai là Tây Nguyên. Chè được sử dụng rộng rãi trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước, đặc biệt là các nước châu Á”.
4.4. Câu hỏi và bài tập củng cố:
- Giáo viên chốt lại các kiến thức cơ bản về việc sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở 2 vùng Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Nhận xét tiết hoạt động của học sinh.
4.5. Hướng dẫn HS tự học: 
* Đối với bài học ở tiết học này: 
- Hoàn thành bài viết báo cáo.
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài 31: “Vùng Đông Nam Bộ”
- Quan sát H31.1, xác định ranh giới vùng Đông Nam Bộ
- Dựa vào bảng 31.1 và hình 31.1, nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của Đông Nam Bộ.
5. RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung:.............................
Phương pháp:.......................
.
Sử dụng bản đồ, thiết bị dạy học:
 TP Tây Ninh, ngày tháng 12 năm 2017 
 Tổ phó
 Dương Ánh Ly
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Bài 31 - Tiết 36 
Tuần 19 
Ngày dạy: / 12/2017
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS biết:
+ Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ
+ Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng, những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
+ Đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và tác động của chúng tới sự phát triển.
- Hiểu được Đông Nam Bộ là vùng phát triển kinh tế rất năng động. Đó là kết quả khai thác tổng hợp lợi thế vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển, cũng như những đặc điểm dân cư và xã hội.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng bản đồ
- Phân tích bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế và số liệu thống kê để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư, tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng.
1.3. Thái độ:
- Tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.
2. TRỌNG TÂM
- Tự nhiên vùng Đông Nam Bộ
3. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: bản đồ tự nhiên Đông Nam Bộ.
- Học sinh: học và chuẩn bị bài.
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm diện HS
4.2. Kiểm tra miệng
4.3. Tiến trình
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: giới thiệu bài
Đông Nam Bộ là vùng phát triển rất năng động, đó là kết quả khai thác tổng hợp thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển cũng như về dân cư xã hội.
Hoạt động 2: cá nhân
* Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
HS quan sát bản đồ tự nhiên Đông Nam Bộ
? Quan sát bản đồ kết hợp hình 31.1, xác định ranh giới vùng Đông Nam Bộ ?
HS: - Bắc và Đông Bắc giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
 - Tây và Nam: Đồng bằng sông Cửu Long.
 - Đông và Đông Nam giáp biển.
? Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng ?
HS: - Vùng nằm ở vĩ độ thấp (dưới 120B) ít bão và gió phơn.
- Vị trí chuyển tiếp giữa vùng kinh tế giàu tiềm năng lớn về nông nghiệp, giữa các vùng có tài nguyên rừng giàu có, trữ lượng khoáng sản, thuỷ năng phong phú. Biển Đông có tiềm năng kinh tế biển lớn.
- Trung tâm khu vực Đông Nam Á.
* Giáo viên dùng bản đồ vùng Đông Nam Bộ phân tích vị trí của thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô các nước trong khu vực.
Hoạt động 3: cả lớp
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
? Dựa vào bảng 31.1 và hình 31.1, cho biết đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ có gì nổi bật?
HS: Chủ yếu là đất badan và đất xám thích hợp trồng cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như cao su, cà phê, điều, thuốc lá, mía, đường, rau quả
? Vì sao Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển?
? Xác định trên bản đồ các mỏ khí đốt và dầu mỏ hiện đang khai thác? 
HS: Khí đốt: Lan Tây, Lan Đỏ; dầu hoả; Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc
? Kể tên các điểm du lịch nổi tiếng ?
HS: bãi biển Vũng Tàu, khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo.
? Quan sát bản đồ xác định các sông Đồng Nai, Sài Gòn và sông Bé? Các hồ chứa nước quan trọng cho thuỷ lợi và thuỷ điện trong vùng là gì?
HS: Dầu Tiếng, Trị An.
GDMT ? Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở vùng?
HS: Lưu vực sông Đồng Nai là lưu vực hầu như phủ kín lãnh thổ Đông Nam Bộ. Do đất trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, đất rừng không cần nhiều nên nguồn sinh thuỷ bị hạn chế. Phần hạ lưu, do đô thị hoá và công nghiệp phát triển mạnh mẽ nên nguy cơ ô nhiễm nước cuối nguồn các dòng sông ngày càng mạnh mẽ. Từ đó, cần hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông.
- Vai trò quan trọng của rừng ngập mặn, trong đó rừng Sác ở huyện Cần Giờ vừa có ý nghĩa du lịch vừa là “lá phổi xanh” của Thành phố Hồ Chí Minh, vừa là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
Hoạt động 4: nhóm
* Đặc điểm dân cư, xã hội
Nhóm 1: Dựa vào bảng 31.2 và nội dung sách giáo khoa, cho biết đặc điểm dân cư Đông Nam Bộ. Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước ?
HS:
- Dân số: 10,9 triệu người (2002). Mật độ dân số: 434,4 người / km2
- Sức ép của dân số, thất nghiệp và thiếu việc làm mà từ nhiều vùng đổ về Đông Nam Bộ tìm kiếm cơ hội làm việc với thu nhập cao hơn.
- Đời sống văn minh, hiện đại.
Nhóm 2: Tốc độ đô thị hoá và phát triển công nghiệp ảnh hưởng gì tới môi trường?
HS: ô nhiễm nước sông Thị Nghè, ô nhiễm môi trường do khai thác và vận chuyển dầu khí
Nhóm 3: Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm như thế nào?
HS: thấp hơn mức trung bình cả nước, nhưng không nhỏ gây nhiều khó khăn.
Nhóm 4: Điều kiện phát triển du lịch?
- Khu dự trữ sinh quyển của thế giới rừng Sác huyện Cần Giờ.
- Địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo, bến cảng nhà Rồng
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Là cầu nối giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, giữa đất liền với biển Đông.
- Là đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế qua mạng lưới các loại hình giao thông vận tải
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Vùng đất liền:
- Địa hình thoải.
- Đất: nhiều loại đất chủ yếu là đất badan và đất xám.
- Khí hậu: cận xích đạo nóng ẩm
* Vùng biển:
- Có tiềm năng kinh tế biển lớn: dầu khí, hải sản, giao thông, du lịch và dịch vụ biển.
III. Đặc điểm dân cư, xã hội
- Dân đông, lực lượng lao động dồi dào, lành nghề và năng động.
- Nhiều di tích lịch sử, văn hoá.
4.4. Câu hỏi và bài tập củng cố
Câu 1: Dựa vào bản đồ tự nhiên Đông Nam Bộ, hãy xác định lại vị trí giới hạn và nêu ý nghĩa của vùng.
- HS xác định
- Ý nghĩa:
+ Là cầu nối giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, giữa đất liền với biển Đông.
+ Là đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế qua mạng lưới các loại hình giao thông vận tải
Câu 2: Vùng Đông Nam Bộ có kinh tế - xã hội phát triển rất năng động là do:
a. Lợi thế vị trí địa lí.
b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
c. Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, năng động, lành nghề, thị trường nội địa rộng lớn.
d. Tất cả đều sai.
Đáp án: a + b + c
4.5. Hướng dẫn HS tự học: 
* Đối với bài học ở tiết học này: 
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 và làm bài tập 3 trang 116 sách giáo khoa.
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 43 và 44 - Tập bản đồ Địa lí 9.
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài 32: “Vùng Đông Nam Bộ (tt) ”:
- Sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ trước và sau ngày giải phóng như thế nào ?
- Qua hình 31.1, kể tên các ngành công nghiệp và các trung tâm công nghiệp chính của vùng ?
- Vì sao sản xuất công nghiệp lại tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh ?
- Nhờ những yếu tố nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công gnhiệp hàng đầu đất nước ?
- Vì sao cây cao su lại tập trung chủ yếu ở đây ?
- Sự khai thác dầu khí ở biển Đông và nghề đánh bắt nuôi trồng hải sản có liên hệ gì với nhau ?
5. RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung:..........................
Phương pháp:....................
.
Sử dụng bản đồ, thiết bị dạy học:
 TP Tây Ninh, ngày tháng 12 năm 2017 
 Tổ phó
 Dương Ánh Ly

File đính kèm:

  • docBai 31 Vung Dong Nam Bo_12798514.doc