Giáo án Địa lý 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016

TIẾT 25. BÀI 23: VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ

VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Trình bày được vị trí dịa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta.

- Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế- xã hội

- Trình bày được đặc điểm lãnh thổ nước ta.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xác định trên lược đồ/ bản đồ.

3. Thái độ:

 - Học tập tích cực, tự giác, yêu quê hương, đất nước.

II. PHƯƠNG PHÁP:

 -Trực quan, vấn đáp.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Việt Nam; lược đồ các nước Đông Nam Á

2. Học sinh: - Sgk, vở ghi.

IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1. Ổn định tổ chức: (1phút)

Thứ Ngày giảng Tiết Lớp Sĩ số Tên HS vắng Ghi chú

2. Kiểm tra bài cũ( 4 phút).

? Trình bày vị trí của Việt Nam trên thế giới Xác định vị trí nước ta trên bản đồ Thế giới.

? Từ năm 1986 đến nay kinh tế - xã hội nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật trong công cuộc đổi mới như thế nào?

3. Dạy bài mới: (35 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng

* Giới thiệu và ghi bài( 1 phút)

* HĐ1( 19phút) Tìm hiểu về vị trí và giới hạn lãnh thổ của nước ta.

? Em hãy tìm trên H23.2 các điểm cực Bắc, Nam, Đông , Tây của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng?

- Xác định tọa độ các điểm cực trên bản đồ và yêu cầu HS xác định lại.

? Qua bảng 23.2, cho biết:

+ Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ? Nằm trong đới khí hậu nào?

+ Từ Tây sang Đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu kinh độ?

? Lãnh thổ đất liền Việt Nam nằm trong múi giờ thứ mấy theo giờ GMT?

? Diện tích phần đất liền nước ta khoảng bao nhiêu?

- HDHS quan sát bản đồ VN trong ĐNA giới thiệu về phần biển nước ta ra tới kinh tuyến 117o20’. Có diện tích:1 triệu Km2.

? Biển nước ta chung đường biên giới với biển các nước nào?

? Đọc tên và xác định các quần đảo lớn ở nước ta?

? Vị trí địa lí VN có ý nghĩa nổi bật gì đối với thiên nhiên nước ta và với các nước trog khu vực ĐNA?

- Đưa ra 1 số ví dụ về ảnh hưởng của vị trí đối với thiên nhiên Việt Nam.

* HĐ2( 15hút) Tìm hiểu về đặc điểm lãnh thổ Việt Nam

- YC HS lên bảng xác định giới hạn toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ ĐLTNVN.

? Cho nhận xét lãnh thổ Việt Nam có đặc điểm gì?

? Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động GTVT ở nước ta?

- YC HS dựa trên H23.2 và vốn hiểu biết của bản thân để trả lời CH:

+ Tên đảo lớn nhất nước ta là gì? Thuộc tỉnh nào?

+ Vịnh biển đẹp nhất nước ta là vịnh nào? Vịnh đó đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?

+ Nêu tên quần đảo xa nhất của nước ta ? Chúng thuộc tỉnh, thành phố nào?

? Qua đó em có nhận xét gì về biển nước ta?

? Biển có vai trò gì trong phát triển kinh tế- xã hội và quốc phòng của đất nước?

-Quan sát H23.2 và bảng 23.2 để trả lời.

- Xác định trên bản đồ

- Quan sát, tính toán và trả lời.

- Trả lời

- Trả lời

- Quan sát.

- Trả lời

- Xác định trên bản đồ

- Trả lời

- Lắng nghe

- Xác định

- Trả lời

- Trả lời

- Liên hệ, theo dõi, trả lời.

+ Đảo Phú Quốc ( 567km2 )

+ Vịnh Hạ Long

+ Trường Sa, Hoàng Sa.

- Trả lời

- Trả lời

1.Vị trí và giới hạn lãnh thổ:

a. Phần đất liền:

- Các điểm cực:

+ Cực Bắc: 23o23’B ( Lũng Cú- Đồng Văn – Hà Giang)

+ Cực Nam: 8o34’B ( Đất Mũi- Ngọc Hiển- Cà Mau)

+ Cực Tây: 102o10’Đ ( Sín Thầu- Mường Nhé- Điện Biên)

+ Cực Đông: 109o24’Đ (Vạn Thạch- Vạn Ninh- Khánh Hòa)

- Nước ta nằm trong đới khí hậu nhiệt đới.

- VN nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT.

- Diện tích: 330.000km2

b. Phần biển:

- Biển nước ta nằm ở phía Đông lãnh thổ với diện tích khoảng 1 triệu km2.

- Có chung biên giới trên biển với nhiều quốc gia.

c. Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:

- Vị trí nội chí tuyến.

- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước ĐNA đất liền và ĐNA hải đảo.

- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

2. Đặc điểm lãnh thổ Việt Nam

a. Phần đất liền:

- Lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều Bắc- Nam tới 1650km, bề ngang hẹp, nơi hẹp nhất chưa đầy 50km.

- Đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260km.

→ Vị trí, hình dạng, kích thước lãnh thổ có ý nghĩa lớn trong hình thành các đặc điểm tự nhiên độc đáo và có đủ điều kiện để phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải.

b. Phần biển:

- Biển nước ta mở rộng về phía Đông, có nhiều đảo, quần đảo, vịnh biển.

→ Có ý nghĩa chiến lược về an ninh và phát triển kinh tế.

 

doc130 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã hội nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật trong công cuộc đổi mới như thế nào?
3. Dạy bài mới: (35 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
* Giới thiệu và ghi bài( 1 phút)
* HĐ1( 19phút) Tìm hiểu về vị trí và giới hạn lãnh thổ của nước ta.
? Em hãy tìm trên H23.2 các điểm cực Bắc, Nam, Đông , Tây của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng?
- Xác định tọa độ các điểm cực trên bản đồ và yêu cầu HS xác định lại.
? Qua bảng 23.2, cho biết:
+ Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ? Nằm trong đới khí hậu nào?
+ Từ Tây sang Đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu kinh độ?
? Lãnh thổ đất liền Việt Nam nằm trong múi giờ thứ mấy theo giờ GMT?
? Diện tích phần đất liền nước ta khoảng bao nhiêu?
- HDHS quan sát bản đồ VN trong ĐNA giới thiệu về phần biển nước ta ra tới kinh tuyến 117o20’. Có diện tích:1 triệu Km2.
? Biển nước ta chung đường biên giới với biển các nước nào?
? Đọc tên và xác định các quần đảo lớn ở nước ta?
? Vị trí địa lí VN có ý nghĩa nổi bật gì đối với thiên nhiên nước ta và với các nước trog khu vực ĐNA?
- Đưa ra 1 số ví dụ về ảnh hưởng của vị trí đối với thiên nhiên Việt Nam.
* HĐ2( 15hút) Tìm hiểu về đặc điểm lãnh thổ Việt Nam
- YC HS lên bảng xác định giới hạn toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ ĐLTNVN.
? Cho nhận xét lãnh thổ Việt Nam có đặc điểm gì?
? Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động GTVT ở nước ta?
- YC HS dựa trên H23.2 và vốn hiểu biết của bản thân để trả lời CH:
+ Tên đảo lớn nhất nước ta là gì? Thuộc tỉnh nào?
+ Vịnh biển đẹp nhất nước ta là vịnh nào? Vịnh đó đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?
+ Nêu tên quần đảo xa nhất của nước ta ? Chúng thuộc tỉnh, thành phố nào?
? Qua đó em có nhận xét gì về biển nước ta?
? Biển có vai trò gì trong phát triển kinh tế- xã hội và quốc phòng của đất nước?
-Quan sát H23.2 và bảng 23.2 để trả lời.
- Xác định trên bản đồ
- Quan sát, tính toán và trả lời.
- Trả lời
- Trả lời
- Quan sát.
- Trả lời
- Xác định trên bản đồ 
- Trả lời
- Lắng nghe
- Xác định
- Trả lời
- Trả lời
- Liên hệ, theo dõi, trả lời.
+ Đảo Phú Quốc ( 567km2 )
+ Vịnh Hạ Long
+ Trường Sa, Hoàng Sa.
- Trả lời
- Trả lời
1.Vị trí và giới hạn lãnh thổ:
a. Phần đất liền:
- Các điểm cực:
+ Cực Bắc: 23o23’B ( Lũng Cú- Đồng Văn – Hà Giang)
+ Cực Nam: 8o34’B ( Đất Mũi- Ngọc Hiển- Cà Mau)
+ Cực Tây: 102o10’Đ ( Sín Thầu- Mường Nhé- Điện Biên)
+ Cực Đông: 109o24’Đ (Vạn Thạch- Vạn Ninh- Khánh Hòa)
- Nước ta nằm trong đới khí hậu nhiệt đới.
- VN nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT.
- Diện tích: 330.000km2
b. Phần biển:
- Biển nước ta nằm ở phía Đông lãnh thổ với diện tích khoảng 1 triệu km2.
- Có chung biên giới trên biển với nhiều quốc gia.
c. Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:
- Vị trí nội chí tuyến.
- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước ĐNA đất liền và ĐNA hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
2. Đặc điểm lãnh thổ Việt Nam
a. Phần đất liền:
- Lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều Bắc- Nam tới 1650km, bề ngang hẹp, nơi hẹp nhất chưa đầy 50km.
- Đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260km.
→ Vị trí, hình dạng, kích thước lãnh thổ có ý nghĩa lớn trong hình thành các đặc điểm tự nhiên độc đáo và có đủ điều kiện để phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải.
b. Phần biển:
- Biển nước ta mở rộng về phía Đông, có nhiều đảo, quần đảo, vịnh biển.
→ Có ý nghĩa chiến lược về an ninh và phát triển kinh tế. 
4. Củng cố: (4phút)
- Hệ thống kiến thức . 
-Trả lời câu hỏi và bài tập SGK- 86
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà( 1 phút)
- Học bài
- Tìm hiểu bài 24.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................
 Kí duyệt, ngàythángnăm 2016
Ngày soạn:.
TIẾT 26. BÀI 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết diện tích, trình bày một số đặc điểm của biển Đông và vùng biển nước ta
- Biết nước ta có nguồn tài nguyên biển phong phú , đa dạng; một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta; sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích lược đồ/ bản đồ, tranh ảnh.
3. Thái độ:
 - Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ chủ quyền trên biển, tài nguyên biển và vấn đề bảo vệ môi trường biển là rất quan trọng và cấp bách.
II. PHƯƠNG PHÁP: 
 -Trực quan, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Lược đồ khu vực biển Đông; Ảnh về tài nguyên biển Việt Nam; Cảnh biển bị ô nhiễm.
2. Học sinh: - Sgk, vở ghi.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức: (1phút)
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ( 4 phút)
.................................................................................................................................
? Trình bày đặc điểm vị trí và giới hạn lãnh thổ nước ta.
? Xác định trên bản đồ vùng biển và đảo Việt Nam các đảo và quần đảo lớn ở nước ta?
3. Dạy bài mới: (35phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
* Giới thiệu và ghi bài( 1 phút)
* HĐ1( 19phút) Tìm hiểu về đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam.
- Xác định vị trí , giới hạn của biển Đông trên lược đồ ( 30B- 260B)
? Biển Đông nằm trong vùng khí hậu nào?
? Diện tích của biển Đông? Nhận xét.
? Biển Đông thông với các đại dương nào? Qua các eo biển nào? Cho nhận xét.
? Biển Đông có những vịnh biển nào? Xác định vị trí.
? Biển Việt Nam có diện tích bao nhiêu?
? Biển nước ta tiếp giáp với biển các quốc gia nào? Xác định vị trí các đảo , quần đảo lớn của Việt Nam.
- YC HS theo dõi TT- SGK để trả lời CH:
+ Chế độ gió ở biển Đông có đặc điểm gì?
+ Quan sát H24.2 cho biết chế độ nước biển tầng mặt thay đổi như thế nào? ( Sự thay đổi các đường đẳng nhiệt)
+ Chế độ mưa ở biển khác trong đất liền như thế nào?
? Dựa vào H24.3 em hãy cho biết hướng chảy của các dòng biển hình thành trên biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính khác nhau như thế nào?
? Chế độ triều của vùng biển Việt Nam có đặc điểm gì?
? Chế độ mặn trung bình của biển Việt Nam là bao nhiêu?
* HĐ2( 15hút) Tìm hiểu về tài nguyên và vấn đề bảo vệ môi trường biển Việt Nam .
Giới thiệu một số tranh ảnh về cảnh đẹp và tài nguyên biển Việt Nam.
? Em hãy cho biết một số tài nguyên của vùng biển nước ta. Chúng là cơ sở để phát triển các ngành kinh tế nào?
? Hãy cho biết một số thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta?
- Cho HS quan sát ảnh về cảnh biển bị ô nhiễm.
? Cho biết hiện tượng, tác hại khi vùng biển bị ô nhiễm ?
? Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì?
-Quan sát 
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Xác định trên bản đồ
- Trả lời
- Trả lời, xác định
- Theo dõi, trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Quan sát.
- Trả lời
- Trả lời
-Quan sát
- Trả lời
- Trả lời
1.Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam:
a. Diện tích, giới hạn:
- Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.
- Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín, diện tích 3.447.000km2.
- Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông có diện tích khoảng 1triệu km2.
b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển:
- Khí hậu:
+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền gây sóng cao. Có hai mùa gió:
. Từ T10- T4: gió hướng Đông Bắc.
. Từ T5- T9: gió hướng Tây Nam.
+ Chế độ nhiệt: 
Nhiệt độ TB 230C. Biên độ nhiệt nhỏ hơn trong đất liền.
+ Chế độ mưa: mưa ở biển ít hơn trong đất liền.
- Hải văn:
+ Dòng biển : Tương ứng với hai mùa gió:
.Dòng biển mùa Đông hướng ĐB- TN
. Dòng biển mùa hè hướng TN-ĐB
+ Chế độ triều: phức tạp , độc đáo. Vịnh Bắc Bộ có chế độ nhật triều điển hình của Thế Giới.
+ Độ mặn bình quân: 30-33‰
2.Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam:
a.Tài nguyên biển:
- Vùng biển nước ta rất giàu và đẹp, nguồn lợi phong phú, đa dạng : hải sản, khoáng sản, du lịch , GTVT. Có giá trị to lớn về nhiều mặt: Kinh tế, quốc phòng, khoa học.
- Biển có nhiều thiên tai: bão, triều cường, sạt lở bờ biển
b. Môi trường biển:
- Nhiều vùng biển nước ta đang bị ô nhiễm.
- Khai thác cần chú ý bảo vệ môi trường biển.
4. Củng cố: (4phút)
- Hệ thống kiến thức . 
-Trả lời câu hỏi và bài tập SGK- 91
- Học sinh đọc bài đọc thêm.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà( 1 phút)
- Học bài
- Tìm hiểu bài 25:
 Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................
Ngày soạn:.
TIẾT 27. BÀI 25: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết sơ lược về quá trình hình thành lãnh thổ nước ta qua ba giai đoạn chính và kết quả của mỗi giai đoạn.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đọc và hiểu sơ đồ địa chất.
- Nhận biết các giai đoạn cơ bản của niên biểu địa chất.
3. Thái độ:
 - Học tập tích cực, tự giác, yêu quê hương, đất nước.
II. PHƯƠNG PHÁP: 
 -Trực quan, vấn đáp.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sơ đồ các vùng địa chất – kiến tạo.
2. Học sinh: - Sgk, vở ghi.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức: (1phút)
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ( 4 phút)......................................................................................
? Vùng biển Việt Nam có những đặc điểm gì về khí hậu và hải văn?
? Biển đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đsống nhân dân ta?
3. Dạy bài mới: (35 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
* Giới thiệu và ghi bài( 1 phút)
* HĐ1( 34phút) Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của tự nhiên Việt Nam: 
-YC HS quan sát H25.1 ″ Sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo”
? Kể tên các vùng địa chất kiến tạo trên lãnh thổ Việt Nam?
? Các vùng địa chất địa chất đó thuộc những nền móng kiến tạo nào?
? Quan sát bảng niên biểu địa chất cho biết:
+ Các đơn vị nền móng xảy ra cách đây bao nhiêu năm?
+ Mỗi đại địa chất kéo dài trong thời gian bao lâu?
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để biết về lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam: ( TG : 7 phút)
+ N1: Giai đoạn Tiền Cambri.
+ N2: Giai đoạn Cổ kiến tạo
+ N3: Giai đoạn Tân kiến tạo
GV phát phiếu học tập cho HS.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét và chuẩn xác kiến thức theo bảng:
-Quan sát 
- Kể
- Trả lời
- Quan sát, trả lời.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ, tổ chức thảo luận
- Trình bày
1. Các giai đoạn phát triển của tự nhiên Việt Nam:
Giai đoạn
Đặc điểm chính
Ảnh hưởng tới địa hình, khoáng sản, sinh vật
Tiền Cambri.
( Cách đây 570 triệu năm)
Đại bộ phận nước ta còn là biển
-Các mảng nền cổ tạo thành điểm tựa cho sự phát triển lãnh thổ sau này: Việt Bắc, Sông Mã, Kon Tum, Pu Hoạt, Hoàng Liên Sơn. Sinh vật rất ít và đơn giản.
Cổ kiến tạo ( Cách đây 65 triệu năm, kéo dài 500 triệu năm)
-Có nhiều cuộc tạo núi lớn.
- Phần lớn lãnh thổ đã trở thành đất liền.
- Tạo nhiều núi đá vôi lớn và than đá ở miền Bắc.
- Sinh vật phát triển mạnh – thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
Tân kiến tạo ( Cách đây 25 triệu năm)
-Giai đoạn ngắn nhưng rất quan trọng.
- Vận động Tân kiến tạo diễn ra mạnh mẽ.
- Nâng cao địa hình: núi, sông trẻ lại
- Các cao nguyên badan, đồng bằng phù sa trẻ hình thành.
- Mở rộng biển Đông tạo các mỏ dầu khí, boxit, than bùn
- Sinh vật phát triển phong phú, hoàn thiện . Loài người xuất hiện.
? Trong giai đoạn Cổ kiến tạo, sự hình thành các bể than cho thấy khí hậu và thực vật nước ta có đặc điểm như thế nào?
? Vận động Tân kiến tạo còn kéo dài đến ngày nay không? Biểu hiện như thế nào? 
- Trả lời: Nóng, thực vật phát triển
- Trả lời
4. Củng cố: (4phút)
- Hệ thống kiến thức .Trả lời câu hỏi 1,2 SGK- 95
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà( 1 phút)
- Học bài. Tìm hiểu bài 26.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.........
 Kí duyệt, ngàythángnăm 2016
Ngày soạn:.
TIẾT 28. BÀI 26: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng.
- Sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên khoáng sản.
2. Kĩ năng: 
- HS nắm được kí hiệu các loại khoáng sản, ghi nhớ địa danh có khoáng sản trên bản đồ Việt Nam.
3. Thái độ:
 - Xây dựng ý thức tiết kiệm , tính hiệu quả và sự phát triển bền vững trong khai thác sử dụng các tài nguyên khoáng sản ở nước ta.
II. PHƯƠNG PHÁP: 
 -Trực quan, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
 Bản đồ địa chất, khoáng sản Việt Nam.
2. Học sinh: 
 - Sgk, vở ghi.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức: (1phút)
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ( 4 phút)
.................................................................................................................................
? Trình bày lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
- Nêu ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển của lãnh thổ nước ta hiện nay?
3. Dạy bài mới: (35phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
* Giới thiệu và ghi bài( 1 phút)
* HĐ1( 22phút) Tìm hiểu khái quát về đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam:
- Nhắc lại khái niệm khoáng sản, mỏ khoáng sản.
? Vai trò của khoáng sản trong đời sống và sự tiến hóa của nhân loại ?
- Giới thiệu bản đồ địa chất- khoáng sản Việt Nam.
? Nhắc lại diện tích lãnh thổ nước ta? So với thế giới.
? Quan sát bản đồ cho nhận xét về số lượng và sự phân bố các mỏ khoáng sản trên lãnh thổ?
? Quy mô, trữ lượng khoáng sản nước ta như thế nào?
? Tìm trên bản đồ 1 số mỏ khoáng sản lớn, quan trọng của nước ta?
-Đưa ra 1 số mẫu khoáng sản có ở Việt Nam cho HS quan sát. 
? Tại sao Việt Nam là nước giàu khoáng sản?
? Ở địa phương em có những loại khoáng sản gì? 
* HĐ2( 13hút) Tìm hiểu về vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản .
? Tại sao phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản?
? Nêu các nguyên nhân dẫn tới khoáng sản bị cạn kiệt nhanh chóng, cho dẫn chứng?
? Nước ta đã có biện pháp gì để bảo vệ tài nguyên khoáng sản?
? Là học sinh em đã và sẽ làm gì để bảo vệ khoáng sản?
- Lắng nghe 
- Trả lời
- Quan sát
- Nhắc lại
- Quan sát, nhận xét
- Trả lời
- Xác định trên bản đồ
- Quan sát
- Trả lời:
+ Lịch sử lâu dài, phức tạp.
+ Tiếp giáp 2 vành đai sinh khoáng lớn trên thế giới là TBD và ĐTH
+Sự phát hiện, thăm dò hiệu quả
- Trả lời
- Trả lời
-Trả lời
-Trả lời
- Tự liên hệ trả lời
1. Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản:
- Nước ta được coi là là nước giàu có về khoáng sản với 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau.
- Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.
- Một số vùng mỏ chính ở nước ta:
+ Vùng Đông Bắc: than (Quảng Ninh), sắt ( Thái Nguyên)
+ Vùng BTB: crôm ( Thanh Hóa)
+ Vùng Tây Nguyên: boxit.
+ Thềm lục địa phía Nam : dầu khí.
2.Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản:
- Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi lại được.
- Có ý nghĩa rất lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước.
→ Cần khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản.
- Cần thực hiện tốt Luật khoáng sản để bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
4. Củng cố: (4phút)
- Hệ thống kiến thức . 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 ( SGK – 98)
 Sử dụng lược đồ trống để điền tên các mỏ khoáng sản.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà( 1 phút)
- Học bài
- Tìm hiểu bài 27:
 Thực hành: Đọc bản đồ Việt Nam
 ( Phần hành chính và khoáng sản)
V. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................
Ngày soạn:.
TIẾT 29. BÀI 27: THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ VIỆT NAM
 ( Phần hành chính và khoáng sản)
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nắm vững các kí hiệu và chú giải của bản đồ hành chính , khoáng sản Việt Nam.
- Củng cố các kiến thức về vị trí địa lí, tổ chức hành chính, lãnh thổ và tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩa năng đọc và phân tích bản đồ.
3. Thái độ:
 - Học tập tích cực, tự giác; Yêu quê hương đất nước.
II. PHƯƠNG PHÁP: 
 -Trực quan, vấn đáp, thảo luận.
III. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam.Bản đồ địa chất, khoáng sản Việt Nam.
 2. Học sinh: - Sgk, vở ghi.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức: (1phút)
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ( 15 phút)...................................................................................
? CMR nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng.
? Tại sao phải đặt ra vấn đề khai thác hợp lí và bảo vệ tài nguyên khoáng sản? Biện pháp bảo vệ.
3. Dạy bài mới: (24phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
* Giới thiệu và ghi bài( 1 phút)
* HĐ1( 13phút) Hoàn thành bài tập 1:
- Mời HS đọc YC bài tập.
? Dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam, xác định vị trí của tỉnh, TP em đang sống?
? YC HS sử dụng bảng 23.2 ( SGK- 84) để tìm các điểm cực trên bản đồ hành chính VNam.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để thống kê tên một loại tỉnh theo yêu cầu:
+ N1: Các tỉnh nội địa.
+ N2: Các tỉnh ven biển
+ N3: Các tỉnh có chung biên giới với các quốc gia khác.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, chuẩn xác kiến thức.
? Tỉnh Phú Thọ là tỉnh nội địa hay ven biển? Có chung đường biên giới với nước nào không?
* HĐ2( 10hút) Hoàn thành bài tập 2 .
- YC HS đọc YC bài tập.
? Đọc lược đồ khoáng sản VN trong SGK hoặc trong Atlat ĐLVN, vẽ lại các kí hiệu và ghi vào vở nơi phân bố của mười loại khoáng sản chính theo mẫu.
- Mời HS lên bảng vẽ kí hiệu 10 loại khoáng sản.
- YC HS lần lượt tìm nơi phân bố chính của 10 loại khoáng sản chính trên bản đồ .
- Chuẩn xác kiến thức.
- Đọc
- Xác định trên bản đồ
- Xác định trên bản đồ
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và tổ chức thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Trả lời
- Đọc
- Thảo luận theo cặp để hoàn thành bài tập
- vẽ kí hiệu
- Xác định trên bản đồ
1. Bài tập 1:
a. Xác định vị trí địa phương: Tỉnh Phú Thọ.
- Phía Bắc giáp: Yên Bái
- P.Nam: Hà Nội, Hòa Bình.
- Phía Tây : Sơn La
- Phía Đông: Tuyên Quang.
b. Xác định tọa độ các điểm cực của lãnh thổ phần đất liền nước ta:
c. Lập bảng thống kê các tỉnh , thành phố theo mẫu:
( SGK- 100)
2.Bài tập 2:
STT
Loại khoáng sản
Kí hiệu trên bản đồ
Phân bố các mỏ chính
1
Than
 ■
Quảng Ninh, Thái Nguyên
2
Dầu mỏ
Thềm lục địa phía Nam biển Đông
3
Khí đốt
Thềm lục địa phía Nam biển Đông
4
Bô xít
Tây Nguyên
5
Sắt
 ▲
Thái Nguyên, Hà Tĩnh
6
Crom
Thanh Hóa
7
Thiếc
Cao Bằng, Nghệ An
8
Titan
Thái Nguyên
9
Apatit
 ▼
Lào Cai
10
Đá quý
 *
Yên Bái, Nghệ An
4. Củng cố: (1phút)
- Hệ thống kiến thức . 
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà( 1 phút)
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.........
	 Kí duyệt , ngày......tháng ..... năm 2016
Ngày soạn:.
TIẾT 30: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hệ thống các kiến thức cơ bản về khu vực Đông Nam Á.
- Củng cố kiến thức về vị trí, giới hạn , hình dạng lãnh thổ; lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam và những đặc điểm cơ bản về tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng hệ thống kiến thức; đọc và phân tích bản đồ/ lược đồ.
3. Thái độ:
 - Học tập tích cực, tự giác; Yêu quê hương đất nước.
II. PHƯƠNG PHÁP: 
 -Trực quan, vấn đáp, thảo luận.
III. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Lược đồ khu vực Đông Nam Á; Bản đồ tự nhiên Việt Nam; Bản đồ khoáng sản Việt Nam .
2. Học sinh: - Sgk, vở ghi.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức: (1phút)
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
3. Dạy bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
* Giới thiệu và ghi bài( 1 phút)
* HĐ1(29 phút) Hệ thống kiến thức lý thuyết
? Xác định vị trí khu vực ĐNA trên bản đồ và nêu những đặc điểm nổi bật về thiên nhiên ở khu vực này?
? Xác định các dãy núi và đồ

File đính kèm:

  • docBai_1_Vi_tri_dia_li_dia_hinh_va_khoang_san.doc