Giáo án Địa lý 8 bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam

- Khí hậu phân hóa đa dạng:

+ theo không gian :phân thành các miền, vùng, kiểu khí hậu khác nhau rõ rệt: 4 miền.

+ theo thời gian: khí hậu khác nhau theo các mùa

- Khí hậu nước ta biến động thất thường: có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 16543 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn: 08 /03/2015
Tiết 37 Ngày dạy: 11 /03/2015
Bài 31: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU : Qua bài học, học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu VN :
+ Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm 
+ Tính chất đa dạng, thất thường 
- Biết được những biểu hiện của BĐKH và một số giải pháp và cách ứng phó, thích ứng với BĐKH để giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra
2. Kỹ năng:
- Phân tích bản đồ khí hậu để làm rõ một số đặc điểm của khí hậu nứơc ta và của mỗi miền
- Phân tích về nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm. 
3. Thái độ:
 − Có hành vi tích cực góp phần giảm thiểu BĐKH và tác động của BĐKH.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, 
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ khí hậu VN.
- Bảng số liệu khí hậu các trạm: Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh (sgk)
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Tập Allát Việt Nam
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Ổn định (1 phút): Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 8A1....................................................8A2.............................................8A3........................................, 8A5.., 8A6
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Tiến trình bài học: 
 Khởi động: VN có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đa dạng, thất thường. So với các nước khác cùng vĩ độ, khí hậu VN có nhiều nét khác biệt. VN không bị khô hạn như khu vực Bắc Phi, Tây Nam Á, cũng không nóng ẩm như các quốc đảo ở khu vực ĐNÁĐể giải thích điều này các em cùng đi vào bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của VN (25 phút).
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân 
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT hợp tác
Bước 1:
 Dựa thông tin mục 1 sgk/110 + Bảng 31.1 :
- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của nước ta thể hiện như thế nào? ( số giờ nắng, nhiệt độ, hướng gió, lượng mưa, độ ẩm? )
Bước 2:
- Dựa bảng 31.1 cho biết những tháng nào có nhiệt độ không khí giảm dần từ Nam à Bắc và giải thích tại sao?
- Nêu đặc tính của 2 loại gió mùa ? 
- Tại sao một số địa điểm lại có lượng mưa lớn?
Bước 3:
- HS trả lời.GV chuẩn kiến thức, bổ sung
+ So các nước khác cùng vĩ độ như Bắc Phi, Tây Nam Á thì VN có khí hậu mát mẻ, mưa nhiều và không bị sa mạc hóa.
 + Ngoài ra khí hậu miền núi còn phân hoá theo độ cao, theo hướng sườn núi
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất đa dạng và thất thường của thời tiết (15 phút) .
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, thảo luận, tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT hợp tác
Bước 1: hs đọc nội dung mục 2/sgk/111
- Gv kẻ bảng, hướng dẫn hs tìm hiểu vị trí, đặc điểm khí hậu từng vùng.
Bước 2:
- HS đại diện các nhóm báo cáo điền nhanh thông tin vào bảng . (phụ lục)
Bước 3:
- Những nhân tố nào đã làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường?( vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, ảnh hưởng của gió mùa, của địa hình, của biển)
+ En Ninô: Gây bão, gió, lũ lụt.
+ La Nina: Gây hạn hán nhiều nơi
- Ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống sản xuất của nhân dân?Liên hệ khí hậu địa phương em?
 Bước 4:
- HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức, mở rộng:
 thời tiết, khí hậu Việt Nam trong những năm gần đây có những biến động phức tạp và 1 trong những nguyên nhân của nó là sự ô nhiễm môi trường. Vì vậy các em cần biết một số biện pháp bảo vệ bầu không khí trong lành.
- HS nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường.
- GV kết luận.
+ Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh: năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão...
+Những năm gần đây, hiện tượng BĐKH toàn cầu đã tác động mạnh đến khí hậu nước ta.
+Nhận biết sự thay đổi khí hậu những năm gần đây và có biện pháp bảo vệ bản thân khi có những biến đổi bất thường về thời tiết và khí hậu.
1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:
a. Nhiệt đới:
- Quanh năm nhận nguồn nhiệt năng to lớn: 
+ Bình quân: 1 triệu kilo calo/1m2 lãnh thổ, số giờ nắng cao đạt từ 1400- 3000 giờ/năm.
+ Nhiệt độ TB năm đạt >210C, tăng dần từ Bắc -> Nam
b. Gió mùa:
 - Mùa hạ nóng, ẩm với gió Tây Nam.
- Mùa đông lạnh, khô với gió mùa Đông Bắc.
c. Ẩm:
- Lượng mưa TB năm lớn từ 1500 -> 2000mm/năm. 
- Độ ẩm không khí cao TB>80%
2.Tính chất đa dạng, thất thường:
- Khí hậu phân hóa đa dạng: 
+ theo không gian :phân thành các miền, vùng, kiểu khí hậu khác nhau rõ rệt: 4 miền.
+ theo thời gian: khí hậu khác nhau theo các mùa
- Khí hậu nước ta biến động thất thường: có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão 
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết (3 phút)
- GV hệ thống nội dung bài học.
- Nêu đặc điểm khí hậu của nước ta ?( dành cho HS yếu )
 2. Hướng dẫn học tập (1 phút)
- Trả lời câu hỏi, bài tập và đọc bài đọc thêm sgk/112.
- Tìm mỗi bạn 10 câu tục ngữ, ca dao nói về khí hậu - thời tiết ở nước ta hoặc ở địa phương em. 
V. PHỤ LỤC:
Miền khí hậu
Vị trí
Tính chất của khí hậu
Phía Bắc
Từ Hoành Sơn (180B) trở ra
Có mùa đông lạnh, ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt. Mùa hè nóng, mưa nhiều.
Đông Trường Sơn 
Từ Hoành Sơn (180B) ->Mũi Dinh (110B) 
Có mùa hè nóng, khô. 
Mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
Phía Nam
Nam Bộ và Tây Nguyên
Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa khô và một mùa mưa tương phản sâu sắc.
Biển Đông
Vùng Biển Đông
Mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docDia_8_tuan_28_tiet_37_20150726_044445.doc