Đề giao lưu Olympic cấp huyện môn Địa lý lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Giải thích tại sao duyên hải miền Trung trong mùa gió Tây Nam lại rất ít mưa?

b) Trong bài thơ “Mưa xuân” nhà thơ Nguyễn Bính viết:

“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy”

 (Mưa xuân – Nguyễn Bính)

Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của mình, em hãy cho biết câu thơ trên đúng với kiểu thời tiết ở miền khí hậu nào của nước ta? Giải thích hiện tượng “mưa xuân” được nhắc đến trong câu thơ trên.

Câu 2: (2,5 điểm)

Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

a) Chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta.

b) Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến địa hình và sông ngòi.

Câu 3: (2,5 điểm)

Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học em hãy phân tích chế độ mưa ở nước ta. Trình bày những thuận lợi và khó khăn do chế độ mưa tác động đến các ngành kinh tế.

Câu 4: (3,0 điểm) Nhiệt độ, lượng mưa tại trạm khí hậu A.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề giao lưu Olympic cấp huyện môn Địa lý lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 8
Thời gian làm bài 120 phút
(Đề gồm có: 01 trang)
Câu 1: (2,0 điểm)
Giải thích tại sao duyên hải miền Trung trong mùa gió Tây Nam lại rất ít mưa?
b) Trong bài thơ “Mưa xuân” nhà thơ Nguyễn Bính viết:
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy”
 (Mưa xuân – Nguyễn Bính)
Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của mình, em hãy cho biết câu thơ trên đúng với kiểu thời tiết ở miền khí hậu nào của nước ta? Giải thích hiện tượng “mưa xuân” được nhắc đến trong câu thơ trên.
Câu 2: (2,5 điểm)
Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: 
a) Chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta. 
b) Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến địa hình và sông ngòi.
Câu 3: (2,5 điểm)
Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học em hãy phân tích chế độ mưa ở nước ta. Trình bày những thuận lợi và khó khăn do chế độ mưa tác động đến các ngành kinh tế.
Câu 4: (3,0 điểm) Nhiệt độ, lượng mưa tại trạm khí hậu A.
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Nhiệt độ
(0C)
20,0
20,9
23,1
26,0
28,3
29,3
29,4
28,9
27,1
25,1
23,1
20,8
Lượng mưa (mm)
161,3
62,6
47,1
51,6
82,1
95,3
116,7
104,4
473,4
795,6
580,6
297,4
a) Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa các tháng trong năm của trạm khí hậu A.
b) Qua bảng số liệu và biểu đồ, tính thời gian mùa mưa và cho biết trạm khí hậu A thuộc khu vực khí hậu nào của nước ta? 
c) Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ hãy phân tích, giải thích những đặc điểm chính của khu vực khí hậu đó.
(Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam do NXBGD phát hành để làm bài)
Họ tên học sinh:..........................Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1: ............... Chữ kí giám thị 2:............
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC MÔN ĐỊA LÍ
Năm học 2018-2019
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
(2điểm)
Giải thích. 
 - Do nằm ở sườn khuất gió mùa Tây Nam nên mùa hạ mưa rất ít, lại chịu hiệu ứng Phơn khi gió Tây Nam vượt dãy Trường Sơn ra biển.
 - Địa hình song song với hướng gió (duyên hải cực Nam Trung Bộ).
* Lưu ý: (Yêu cầu học sinh diễn giải cụ thể, chi tiết)
b) Nhận biết kiểu thời tiết và giải thích.
- Câu thơ trên đúng với kiểu thời tiết mưa phùn vào cuối đông có ở các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ(Miền khí hậu phía Bắc)
- Giải thích: Vào cuối mùa đông, gió từ áp cao Xibia lệch hướng, thổi vòng ra khu vực Vịnh Bắc Bộ (Biển Đông) nên mang theo một lượng hơi ẩm. Khi vào đất liền, bị ngưng tụ và tạo nên kiểu thời tiết lạnh, ẩm, mưa phùn (mưa xuân)
0,5
0,5
0,5
0,5
2
(2,5
điểm)
a) Biểu hiện của tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta. 
- Tính chất nhiệt đới: Tổng bức xạ lớn (bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilô calo), cán cân bức xạ luôn dương, số giờ nắng đạt từ 1400- 3000 giờ, nhiệt độ TB> 210C và tăng dần từ Bắc vào Nam. 
- Tính chất gió mùa: Chia thành hai mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió
+ Mùa gió ĐB: Miền Bắc lạnh, khô vào đầu mùa, cuối mùa lạnh ẩm. Duyên hải Trung Bộ có mưa lớn. Tây Nguyên và Nam Bộ nóng, khô.
+ Mùa gió Tây Nam nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, vùng Duyên hải Trung Bộ mưa ít.
- Tính chất ẩm: Lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm/năm); độ ẩm không khí cao > 80%
b) Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến địa hình và sông ngòi
- Ảnh hưởng đến địa hình:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho quá trình phong hóa đất đá diễn ra mạnh, tạo nên lớp vỏ phong hóa dày, vụn bở.
+ Lượng mưa lớn tập trung theo mùa đã đẩy nhanh tốc độ xói mòn ở các khu vực địa hình cao và bồi đắp ở các khu vực địa hình thấp.... Quá trình xâm thực địa hình diễn ra mạnh, nước mưa hòa tan đá vôi tạo nên dạng địa hình caxtơ độc đáo. (Dẫn chứng).
- Ảnh hưởng đến sông ngòi:
+ Lượng mưa lớn làm cho quá trình cắt xẻ địa hình diễn ra mạnh, nguồn cung cấp nước dồi dào nên nước ta có nhiều sông ngòi, sông nhiều nước. (Dẫn chứng).
+ Chế độ mưa theo mùa làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi theo mùa. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng thất thường.
+ Mưa lớn tập trung theo mùa làm cho quá trình xâm thực diễn ra mạnh ở vùng đồi núi nên sông ngòi nước ta giàu phù sa. (Dẫn chứng).
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(2,5
điểm)
a. Phân tích chế độ mưa ở nước ta:
* Tổng lượng mưa trung bình năm của nước ta lớn (Trên toàn lãnh thổ lượng mưa trung bình phổ biến từ 1000 đến 2000 mm), song có sự phân hoá phức tạp theo thời gian và không gian. 
- Có sự phân hoá theo không gian:
+ Tại các vùng núi cao và các sườn đón gió có lượng mưa cao trên 2400mm, đặc biệt có nơi lên đến trên 2800mm/năm (Dẫn chứng).
+ Các khu vực khuất gió (Tại các sườn khuất gió, lòng chảo, thung lũng...) hoặc địa hình song song với hướng gió thịnh hành (Vùng cực Nam Trung Bộ) có lượng mưa thấp, nhiều nơi thấp dưới 800mm trên năm. 
- Có sự phân hoá theo mùa:
+ Từ tháng 11 đến tháng 4 được coi là mùa khô của cả nước, lượng mưa phổ biến từ 200 - 400mm (ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ..) trừ một phần Duyên Hải Miền Trung lượng mưa khá lớn (800 - 1200mm).
+ Từ tháng 5 đến tháng 10 được coi là mùa mưa của cả nước, lượng mưa phổ biến từ 1200 - 1600mm, nhiều nơi mưa nhiều trên 2000mm (Dẫn chứng vùng núi cao Bắc Bộ và Tây Nguyên).
+ Miền Bắc và miền Nam mưa nhiều vào mùa hè, miền Trung mưa nhiều vào Thu đông.
* Lưu ý: (khuyến khích học sinh giải thích vấn đề)
b. Những thuận lợi và khó khăn 
- Nguồn nước dồi dào thuận lợi cho các ngành kinh tế hoạt động: Nông nghiệp, công nghiệp...( Diễn giải cụ thể)
- Mưa tập trung vào mùa hè gây thừa nước, lũ lụt. Mùa khô gây thiếu nước.
- Các nơi mưa lớn như: Hà Giang, Lào Cai, Huế, Quảng Nam... gây lũ lớn cho các dòng sông(sông Lô, sông Thu Bồn...).
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
(3điểm)
a. Vẽ biểu đồ: 
- Đẹp, chính xác, khoa học. Trục tung thể hiện đại lượng đo lượng mưa (mm), trục hoành thể hiện các tháng trong năm (gồm 12 tháng), các cột liền kề nhau, chiều rộng các cột bằng nhau, có tên biểu đồ.
b. Tính thời gian mùa mưa:
- Thời gian mùa mưa: từ tháng 9 đến tháng 12.
- Trạm khí hậu A thuộc khu vực khí hậu Đông Trường Sơn ở nước ta.
c. Những đặc điểm chính của khí hậu Đông Trường Sơn:
- Đặc điểm: Mùa đông tương đối lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nhiệt độ thấp nhất); mùa mưa lệch hẳn về thu đông (tháng 8 đến tháng 1 năm sau lượng mưa lớn nhất). Mùa hạ nóng (nhiệt độ cao), đầu mùa hạ (tháng 5,6,7) có mưa ít.(Diễn giải chi tiết)
* Lưu ý: Học sinh có thể phân tích theo chế độ nhiệt và chế độ mưa.
- Giải thích:	
+ Mùa đông tương đối lạnh và mưa nhiều là do gió mùa ĐB qua vịnh BB trở nên lạnh và ẩm ướt, gây mưa nhiều cho miền khí hậu Đông Trường Sơn (nằm ở vị trí sườn đón gió mùa ĐB). Từ tháng 8 trở đi miền này mưa nhiều là do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão từ Biển Đông vào.
+ Mùa hạ nóng, khô là do tác động của gió mùa TN vượt dãy Trường Sơn biến tính thành gió Phơn khô nóng đối với miền này (nằm ở vị trí sườn khuất gió mùa TN)
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5

File đính kèm:

  • docde_giao_luu_olympic_cap_huyen_mon_dia_ly_lop_8_nam_hoc_2018.doc