Giáo án Địa lý 7 - Chương trình cả năm - Trương Thị Luyến

Chương VI: CHÂU PHI

THIÊN NHIÊN CHÂU PHI

I - Mục tiêu bài học : Sau bài học HS đạt đựơc:

 1- Kiến thức:

 - Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi trên bản đồ Thế giới

 - Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa, về địa hình và khoáng sản của châu Phi

2- Kỹ năng:

 - Sử dụng các bản đồ, lược đồ tự nhiên để trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực.

 - Đọc và phân tích lược đồ tự nhiên châu Phi .

* Hình thành cho HS kỹ năng sống như: Tư duy,giao tiếp,làm chủ bản thân, tự nhận thức, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm

3-Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn và ý thức bảo vệ môi trường.

4. Những năng lực được hướng tới:

+ Năng lực chung: q. sát,nhận xét,trình bày, giải thích.

+ Năng lực chuyên biệt: đọc bản đồ,xác định vị trí địa lý,phân tích biểu đồ nhiệt độ,lượng mưa.

II-Chuẩn bị:

- Bản đồ tự nhiên châu Phi, bản đồ thế giới .

 - Máy tính.

III- Phương pháp:

 - Đàm thoại, trực quan bản đồ, hoạt động nhóm và cá nhân.

IV-Tiến trình dạy học :

 A .Kiểm tra bài cũ( 8 ph)

 - Tại sao nói thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng ?

 - Để biết một nước phát triển hay đang phát triển người ta dựa vào những đặc điểm nào ?

 B-Bài mới : GV dựa vào sgk giới hiệu bài

Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: HĐ cả lớp (15 ph)

GV: Chiếu lược đồ châu Phi và giới thiệu trên bản đồ các điểm cực :

 + Cực Bắc : mũi Cáp Blăng : 37020 p B

 + Cực Nam : mũi Kim : 34052 p N

 + Cực Đông : mũi Rát tha phun : 51024p Đ

 + Cực Tây : mũi Xanh: 17033 p T

? Quan sát H26.1 cho biết châu Phi tiếp giáp với các châu lục và đại dương nào

? Đường X.Đạo đi qua phần nào của châu lục.

? Đường C.T.Bắc đi qua phần nào của châu lục.

? Đường C.T.Nam đi qua phần nào của châu lục.

? Vậy lãnh thổ chủ yếu thộc môi trường đới nào .

?Đường bờ biển Châu Phi có đặc điểm gì ? đặc điểm đó có ảnh hưởng ntn đến khí hậu Châu Phi

? Cho biết tên đảo lớn nhất châu.

HS trả lời GV chốt kiến thức.

- GV chiếu lược đồ châu Phi

- HS: Quan sát H26.1 SGK cho biết:

? Tên dòng biển nóng , lạnh chảy ven bờ .

? Kênh đào Xuy-ê có ý nghĩa gì đối với GTVT đường biển quốc tế.

? Nêu các dòng biển nóng,lạnh, ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê

HS trả lời GV chốt kiến thức.

.

Hoạt động 2: Cá nhân /cả lớp (15 ph)

GV: chiếu lược đồ tự nhiên châu Phi và cho biết.

 - Dạng địa hình chủ yếu của Châu Phi ?

 - Nhận xét về sự phân bố của địa hình đồng bằng ở châu Phi ?

 - Xác định và đọc tên các sơn nguyên và bồn địa chính của châu Phi?

? Dạng địa hình chính của châu phi là gì

? Cho biết địa hình phía đông khác địa hình phía tây ntn? Tại sao có sự khác nhau đó ?

? Hướng nghiêng chính của địa hình C. Phi là gì.

? Mạng lưới sông và hồ Châu Phi có đặc điểm gì . xác định vị trí và đọc tên các sông lớn, hồ lớn của Châu Phi

HS trả lời GV chốt kiến thức.

.

Hoạt động 3: Cá nhân ( 3 ph)

 GV Chiếu lược đồ tự nhiên châu Phi

HS quan sát lược đồ cho biết:

 - Châu Phi có các khoáng sản nào?

 - Chúng được phân bố ở nơi nào

HS trả lời GV chốt kiến thức.

. 1- Vị trí địa lý :

- Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới, có diện tích trên 30 triệu km2 .

- Phía bắc giáp với Địa Trung Hải, phía tây giáp Đại Tây Dương, phía đông giáp biển đỏ, phía đông nam giáo Ấn Độ Dương, ngăn cách với Châu Á bởi kênh đào Xuy –ê

- Phần lớn lãnh thổ Châu Phi thuộc môi trường đới nóng

- Bờ biển ít bị cắt xẻ , ít đảo vịnh biển , do biển ít lấn sâu vào đất liền

2- Địa hình và khoáng sản :

a) Địa hình

- Toàn bộ châu Phi có thể coi như một cao nguyên khổng lồ,độ cao trung bình 750m, chủ yếu là các sơn nguyên xen kẽ các bồn địa lớn.

- Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

- Hướng nghiêng chính của địa hình Châu phi thấp dần từ ĐN đếnTB . Các đồng bằng tập trung chủ yếu ở ven biển.

- Sông ngòi và hồ: sgk

b) Khoáng sản

- Phong phú : Vàng, kim cương, dầu mỏ, khí đốt,

 

doc181 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 7 - Chương trình cả năm - Trương Thị Luyến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh quân đầu người năm 2000.
b. Tính tổng lượng khí thải mỗi nước dựa vào số liệu dân số năm 2000.
- Hoa Kỳ.......................tấn/năm
- Pháp............................tấn/năm
* Bài tập 2: 
 Nghị định thư Ki-ô-tô đã thống nhất yêu cầu các nước trên thế giới chú ý vấn đề nào sau đây:
A. Bảo vệ quyền lợi bà mẹ và trẻ em
B. Cắt giảm lượng khí thải hàng năm
C. Hạn chế sử dụng vũ khí nguyên tử 
* Bài tập 3: 
 Dựa vào 3 biểu đồ nhiệt ẩm A, B, C trang 59 SGK, xác định kiểu khí hậu của mỗi biểu đồ.
Phân tích theo gợi ý dưới đây:
Biểu đồ
Nhiệt độ
Lượng mưa
KL kiểu khí hậu
A
- Trung bình: 
- Biên độ.......................
- Cả năm.......................
- Phân phối...................
.............................
.............................
B
- Trung bình.................
- Biên độ.......................
- Cả năm.......................
- Phân phối...................
.............................
.............................
C
- Trung bình.................
- Biên độ.......................
- Cả năm.......................
- Phân phối...................
.............................
.............................
 - Học sinh các nhóm thảo luận -- đại diện trình bày, HS nhóm khác bổ sung 
 " GV chiếu đáp án, chuẩn kiến thức:
*Bài tập số 1: Bài tập 3 trang 58 - SGK 
 Đáp án: Hoa Kỳ: 5.628.420.000 tấn. Pháp: 355.980.000 tấn.
* Bài tập 2: Đáp án: B
* Bài tập 3: 
 Đáp án theo bảng
Biểu đồ
Nhiệt độ
Lượng mưa
KL kiểu khí hậu
A
-Trung bình:
 +Cao nhất: 80C
 +Thấp nhất: - 280C
- Biên độ: 36 0C
- Cả năm: rất thấp
- Phân phối: mưa vào
mùa hạ
Ôn đới lục địa
B
-Trung bình:
 +Cao nhất:100C
 +Thấp nhất: 300C
- Biên độ: 20 0C
- Cả năm: tương đối lớn
- Phân phối: mưa vào mùa thu và mùa đông, mùa hạ khô hạn.
Địa Trung Hải
C
-Trung bình:
 +Cao nhất:50C
 +Thấp nhất: 160C
- Biên độ: 11 0C
- Cả năm : mưa nhiều
- Phân phối: tương đối đều trong năm, mưa nhiều vào mùa thu – đông
Ôn đới hải dương.
C- Củng cố
 - GV củng cố lại toàn bộ bài học
D- Hướng dẫn về nhà
 - Về nhà hoàn thành các câu hỏi trong vở bài tập.
Ngày soạn:
Tiết 32
Ngày dạy: 
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I- Mục tiêu
1- Kiến thức: - Kiểm tra đánh giá sự tiếp thu các kiến thức cơ bản trong chương trình học kỳ I của HS
2- Kỹ năng:- Giải thích sự phân bố môi trường tự nhiên của châu Phi.
 - Nhận xét bảng số liệu về sự gia tăng khí thải trong không khí và giải thích
3- Thái độ: Trung thực, tự lực làm bài.
4. Những năng lực được hướng tới:
+ Năng lực chung: q. sát,nhận xét,trình bày, so sánh...
+ Năng lực chuyên biệt: đọc bản đồ,phân tích biểu đồ nhiệt độ,lượng mưa....
II- Chuẩn bị:
II- Chuẩn bị:
- GV: ôn tập, ra đề.
- HS: ôn tập theo hướng dẫn của GV.
III- Nội dung kiểm tra:
 A- Ma trận:
Chủ đề
Các mức độ kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
Môi trường đới nóng
15% TSĐ 
= 1,5 điểm
Các kiểu môi trường đới nóng 
0,75đ = 
50% TSĐ
Liên hệ kiểu môi trường ở V. Nam
0,75đ 
= 50% TSĐ
Môi trường đới ôn hòa
30% TSĐ 
= 3 điểm
Đặc điểm khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa
 3đ = 100% TSĐ 
Tự nhiên châu Phi
35% TSĐ 
= 3,5 điểm
Đặc điểm địa hình châu Phi
 2 điểm
= 57,1 % TSĐ 
Sự phân bố các môi trường tự nhiên của châu Phi
0,5đ = 14,3 % TSĐ
Giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên châu Phi
1đ = 28,6 % TSĐ
Vấn đề môi trường
2 đ = 20 % TSĐ
Nhận xét sự gia tăng lượng khí thải trong KK
1đ = 50% TSĐ
Giải thích sự gia tăng lượng khí thải trong KK
1đ = 50% TSĐ
T.số câu : 7
TS điểm: 10
 3 câu 
5,75đ =57,5% TSĐ
 1 câu 
 0,5đ =5%TSĐ
 3 câu
2,75 đ = 27,5% TSĐ
 1 câu
1đ =10%TSĐ
B- Đề bài
Câu 1( 1,5 đ )
 Kể tên các kiểu môi trường của đới nóng ?Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào?
Câu 2( 3 đ )
 Nêu đặc điểm kiểu khí hậu ôn đới hải dương và kiểu khí hậu địa trung hải ?
Câu 3 (3,5 đ )
a- Trình bày đặc điểm địa hình của châu Phi ?
b- Nêu và giải thích sự phân bố của các kiểu môi trường tự nhiên ở châu Phi ?
Câu 4 ( 2 đ )
 Cho bảng số liệu:Lượng khí thải CO2 trong không khí trên thế giới qua một số năm. 
 Đơn vị : phần triệu( p.p.m) 
1840
1957
1980
1997
275 phần triệu
312 phần triệu
335 phần triệu
355 phần triệu
 Nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự gia tăng lượng khí thải CO2 từ năm 1840 - 1997?
IV- Biểu điểm và đáp án 
Câu
Sơ lược đáp án
Điểm
Câu 1
1,5 đ
Các kiểu môi trường của đới nóng:
- Môi trường xích đạo ẩm. Môi trường nhiệt đới. Môi trường nhiệt đới gió mùa.
- Việt Nam thuộc kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa.
0,75
0,75
Câu 2
3 đ
* Đặc điểm kiểu khí hậu ôn đới hải dương:
- Ẩm ướt quanh năm.Mùa hạ mát mẻ. Mùa đông không lạnh lắm.
* Đặc điểm khí hậu địa trung hải :
- Mùa hạ nóng và khô.Mùa đông ấm áp.Mưa nhiều vào thu – đông.
1,5
1,5
Câu 3
3,5 đ
a- Đặc điểm địa hình của châu Phi:
- Toàn bộ châu lục là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m, trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp.
- Châu Phi ít núi cao và đồng bằng thấp.
- Hướng nghiêng của địa hình: từ đông nam đến tây bắc 
b- Sự phân bố của các kiểu môi trường tự nhiên ở châu Phi:
- Các MT tự nhiên của châu Phi p.bố đối xứng qua đường xích đạo
- Giải thích: Do vị trí địa lý châu Phi nằm chủ yếu trong khoảng hai đường chí tuyến. 
1 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1 đ
Câu 4
2 đ
* Nhận xét :Từ năm 1840 đến năm 1997 lượng khí thải CO2 trong không khí không ngừng tăng lên.
* Nguyên nhân: 
Do nghành công nghiệp phát triển mạnh, sử dụng nhiều chất đốt.
1 đ
1 đ
V- Nhận xét-Rút KN 
Tiết 33
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 KINH TẾ CHÂU PHI
I- Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) đặc điểm kinh tế chung và các ngành kinh tế của châu Phi
 Hiểu được các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp với kĩ thuật lạc hậu của châu Phi đã có tác động xấu đến môi trường.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc, phân tích lược đồ để hiểu rõ sự phân bố các ngành nông nghiệp và công nghiệp ở châu Phi.
- Phấn tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế của con người với môi trường ở châu Phi.
* Hình thành cho HS kỹ năng sống như: Tư duy,giao tiếp,làm chủ bản thân, tự nhận thức, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
3- Thái độ:Yêu thích học tập bộ môn.
4. Những năng lực được hướng tới:
+ Năng lực chung: q. sát,nhận xét,trình bày, so sánh...
+ Năng lực chuyên biệt: đọc bản đồ kinh tế nông nghiệp, công nghiệp châu Phi....
II- Chuẩn bị:
 - Bản đồ công nghiệp châu Phi.
 - Bản đồ nông nghiệp châu Phi. Máy tính.
III- Phương pháp:
 - Đàm thoại , trực quan lược đồ ,tranh ảnh , phân tích bảng số liệu sgk để rút ra kiến thức.
IV- Tiến trình dạy học
 A. Kiểm tra bài cũ ( 8 ph)
 ? Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư châu Phi 
 ? Những nguyên nhân xã hội nào đã kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội của châu Phi 
 B. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: cá nhân /cả lớp (15ph)
-GV: chiếu H30.1: Lược đồ nông nghiệp châu Phi "hướng dẫn HS q.sát, đọc TT phần “ Trồng trọt” cho biết:
?Có những hình thức canh tác phổ biến nào trong sản xuất nông nghiệp ở Châu Phi .
? Nêu sự khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực.
-HS: Trả lời câu hỏi.
-GV phân tích 2 khu vực sản xuất nông nghiệp khác nhau 
GV: chiếu cho học sinh quan sát lược đồ 30.1 và cho biết sự phân bố của các cây trồng?
? Cây c. nghiệp được phân bố ở những nơi nào 
? Cây ca cao được phân bố ở những nơi nào
? Cây cà phê, cọ dầu,cây lương thực được phân bố ở những nơi nào
 HS: Trả lời,kết hợp chỉ bản đồ.
GV: yêu cầu HS học sgk/94.
GV: chiếu cho học sinh quan sát lược đồ 30.1
? Dựa SGK cho biết đặc điểm nghành chăn nuôi. 
? Cho biết sự phân bố của các vật nuôi: Cừu, dê, lợn, bò.
HS: Trả lời câu hỏi và chỉ bản đồ.
GV: Củng cố, kết luận kiến thức..
..............................................................................
...............................................................................
............................................................................
Hoạt động 2: Cá nhân/nhóm nhỏ. (15 ph)
GV: chiếu cho học sinh quan sát lược đồ 30.2 
? Nêu đ.đ nghành công nghiệp của châu Phi
? Quan sát lược đồ 30.2 cho biết ngành khai thác khoáng sản phân bố ở đâu.
? Quan sát lược đồ 30.2 cho nhận xét sự phân bố các nghành công nghiệp ở Châu Phi:
 - Ngành luyện kim màu. 
 - Nghành cơ khí, hóa chất.
 ? Nguyên nhân kiềm hãm sự phát triển công nghiệp châu Phi.
HS trả lời, GVKết luận kiến thức.:
- Phần lớn các quốc gia có kinh tế lạc hậu, chuyên môn hóa phiến diện, chú trọng trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. Nguyên nhân.
- Một số nước tương đối phát triển là Cộng hòa Nam Phi, Li-bi, An-giê-ri, Ai Cập.
HS nêu KL bài học
..............................................................................
...............................................................................
............................................................................
1. Nông nghiệp :
a) Trồng trọt: có sự khác nhau giữa cây công nghiệp và cây lương thực:
- Cây công nghiệp nhiệt đới được trồng trong các đồn điền theo hướng CMH để xuất khẩu, đồn điền thuộc chủ sở hữu của các công ti tư bản nước ngoài tổ chức sản xuất theo qui mô lớn. 
- Cây ăn quả cận nhiệt : nho, ô liu được trồng trong các khu vực cực bắc và nam châu Phi.
- Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu nghành trồng trọt, hình thức nương rẫy còn phổ biến kỹ thuật lạc hậu thiếu phân bón nên năng suất thấp.
b) Sự phân bố cây nông nghiệp.
 (SGK)
c) Nghành chăn nuôi.
- Nghành chăn nuôi nhìn chung còn kém phát triển chăn thả gia súc là hình thức phổ biến 
- Phụ thuộc vào tự nhiên.
2.Công nghiệp: 
- Nguồn khoáng sản phong phú nhưng phần lớn các nước châu Phi có nền công nghiệp chậm phát triển. Giá trị sản lượng công nghiệp chiếm 2% trên toàn thế giới.
- Châu Phi có ba khu vực có trình độ phát triển công nghiệp khác nhau.
- Các nước có nền công nghiệp tương đối phát triển là : Cộng hoà Nam Phi, An Giê Ri
 C- Củng cố : 5 phút
 ? Nêu sự giống nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực ở châu Phi 
 ? Tại sao công nghiệp châu Phi còn chậm phát triển 
 ? Kể tên một số nước có nền kinh tế tương đối phát triển ở châu Phi. 
D-HDVN : 2 phút
 - Học bài theo câu hỏi sgk
 - Làm bài tập 3 : thu nhập bình quân đầu người bằng GDP: dân số ở châu Phi. 
Ngày soạn: 
Tiết 34
 Ngày dạy:
KINH TẾ CHÂU PHI (tiếp theo)
I- Mục tiêu bài học: Sau bài học HS đạt được:
1. Kiến thức :
 - Nắm vững cấu trúc đơn giản của nền kinh tế các nước châu Phi.
 - Hiểu rõ sự đô thị hóa nhanh chóng nhưng không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp làm xuất hiện nhiều vấn đề kinh tế xã hội phải giải quyết. 
 2. Kỹ năng :
 - Rèn luyện kĩ năng về quan sát phân tích biểu đồ, lược đồ để phát hiện kiến thức.
 * Hình thành cho HS kỹ năng sống như: Tư duy,giao tiếp,làm chủ bản thân, tự nhận thức, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
3- Thái độ:
 - Yêu thích học tập bộ môn.
4. Những năng lực được hướng tới:
+ Năng lực chung: q. sát,nhận xét,trình bày, so sánh...
+ Năng lực chuyên biệt: đọc bản đồ kinh tế dịch vụ của châu Phi....
II-Chuẩn bị:
 - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Phi.
 - Bản đồ kinh tế châu Phi.
 - Một số hình ảnh về khu nhà ổ chuột của các nước Bắc Phi, Trung Phi. Máy tính.
III- Phương pháp:
 - Đàm thoại, trực quan tranh ảnh, hình vẽ sgk, hoạt động nhóm, cá nhân.
IV- Tiến trình dạy học.
 A. Kiểm tra bài cũ( 8 ph)
 ? Trình bày đặc điểm ngành nông nghiệp Châu Phi
 ? Vì sao công nghiệp châu Phi còn đang phát triển.
B. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Cá nhân/cả lớp ( 20 ph)
GV: Yêu cầu HS đọc thuật ng “ Khủng hoảng kinh tế”
GVchiếu lược đồ 31.1 : lược đồ kinh tế châu Phi hướng về xuất khẩu.
? Quan sát hình 31.1, nêu nhận xét để thấy các tuyến đường sắt quan trọng ở châu Phi chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.
? Quan sát H33.1 kết hợp SGK cho biết hoat động kinh tế đối ngoại Châu Phi có đặc điểm gì nổi bật.
 - Xuất khẩu hàng gì chủ yếu?
 - Nhập khẩu hàng gì chủ yếu?
? Tại sao phần lớn các nước Châu Phi phải xuất khẩu khoáng sản, nguyên liệu thô và nhập khẩu máy móc.
? Tại sao Châu Phi là châu lục xuất khẩu lớn sản phẩm nông sản nhiệt đới mà vẫn phải nhập lượng lớn lương thực.
? Thu nhập ngoại tệ của phần lớn các nước Châu Phi dựa vào nguồn kinh tế nào.
HS trả lời GV chuẩn kiến thức.
..............................................................................
...............................................................................
............................................................................
Hoạt động 2: cả lớp( 12 ph)
GV: Yêu cầu HS đọc mục 4 SGK cho biết đặc điểm đô thị hoá ở Châu Phi?
GV chiếu H29.1: Lược đồ phân bố dân cư châu Phi
? Quan sát bảng số liệu kết hợp với hình 29.1 cho biết sự khác nhau về mức độ đô thị hóa giữa các quốc gia ven vịnh Ghi- nê, duyên hải Bắc Phi và duyên hải Đông Phi.
? Nguyên nhân, tốc độ đô thị hóa ở châu Phi diễn ra khá nhanh.
? Nêu những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh do sự bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi.
HS trả lời GV chuẩn kiến thức.
..............................................................................
...............................................................................
............................................................................
1. Dịch vụ:
- Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn giản:chủ yếu là nơi cung cấp nguyên liệu thô, xuất khẩu nông sản nhiệt đới.
- Nơi tiêu thụ hàng hoá cho các nước tư bản.
- Nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực.
- Chiếm khoảng 90% thu nhập ngoại tệ của các nước châu Phi.
- Du lịch cũng đem lại nguồn ngoại tệ lớn lớn cho các nước châu Phi.
2. Đô thị hóa:
- Tốc độ đô thị hóa ở châu Phi khá nhanh nhưng không tương xứng với trình độ phát triển kinh tế..
- Nguyên nhân của bùng nổ đô thị ở Châu Phi do không kiểm soát được sự gia tăng dân số.Thiên tai, sản xuất nông nghiẹp khôngg phát triển, nội chiến liên miên dân tị nạn đổ về thành phố.
- Bùng nổ dân số đô thị làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế xã hội cần phải giải quyết.
C- Củng cố: 4 phút
 ? Vì sao Châu Phi chủ yếu xuất khẩu khoáng sản và nông sản nhiệt đới và nhập thiết bị máy móc, hàng tiêu dùng.
 ? Kể tên một số nước có nền kinh tế tương đối phát triển ở châu Phi. 
D-Hướng dẫn về nhà: 1 phút
 - Học bài theo câu hỏi và bài tập sgk, làm bài tập trong VBT
Ngày soạn:
Tiết 35
 Ngày dạy:
CÁC KHU VỰC CHÂU PHI
I- Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần đạt được:
 1- Kiến thức:
 - Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của các khu vực Bắc Phi, Trung Phi.Biết hoạt động kinh tế của khu vực Trung Phi đã làm cho đất nhanh chóng bị thoái hóa suy giảm diện tích rừng 
 2-Kỹ năng:- Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích lược đồ tự nhiên ,kinh tế-xã hội để rút ra những kiến thúc địa lý về đặc điểm kinh tế xã hội.
* Hình thành cho HS kỹ năng sống như: Tư duy,giao tiếp,làm chủ bản thân, tự nhận thức, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm
 3- Thái độ: Ý thức được việc BVMT.
4- Những năng lực được hướng tới:
+ Năng lực chung: q. sát,nhận xét,trình bày, so sánh...
+ Năng lực chuyên biệt: đọc bản đồ tự nhiên kinh tế các khu vực châu Phi
II- Chuẩn bị:
 - Bản đồ 3 khu vực kinh tế châu Phi 
 - Bản đồ kinh tế châu Phi.Máy tính
III- Phương pháp:
 - Đàm thoại, trực quan tranh ảnh, hình vẽ sgk, hoạt động nhóm, cá nhân.
IV- Tiến trình dạy học :
 A. Kiểm tra bài cũ (5 ph)
? Vì sao Châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản và nhập khẩu máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực.
B. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: nhóm/cả lớp ( 18 ph)
GV chiếu H 32.1: Lược đồ ba khu vực của châu Phi
? Quan sát lược đồ 32.1,SGK xác định vị trí giới hạn ba khu vực châu Phi 
?Các khu vực Châu Phi nằm trong những môi trường khí hậu nào.
HS trả lời GV chỉ trên b. đồ: giới thiệu ND bài học: n/c khu vực Bắc Phi và Trung Phi
-GV chiếu H 27.2: Lược đồ các MTTN châu Phi,chia lớp thành 2 nhóm thảo luận:
Nhóm 1: Dựa vào H27.2 và nội dung SGK, em hãy cho biết những đặc điểm tự nhiên của các MT trường tự nhiên ở Bắc Phi ?
Nhóm 2:Dựa vào H27.2và nội dung SGK, hãy cho biết đ.điểm tự nhiên ở Trung Phi?
HS: Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung, GV chuẩn xác 
?Hãy giải thích vì sao thiên nhiên ở 2 khu vực trên lại có sự phân hóa như vậy(Do lich sử địa chất để lại)
........................................................................
.......................................................................
........................................................................
Hoạt động 2: nhóm (18 ph)
GV:- Chia thành 2 nhóm n/c sgk, thảo luận điền vào phiếu học tập theo mẫu sau:
N1: Nghiên cứu SGK, em hãy điền những thông tin cần thiết vào bảng sau:
Yếu tố
Bắc Phi
Trung Phi
Dân cư
Chủng tộc
Tôn giáo
N2: Cho biết sự khác nhau giữa kinh tế khu vực Bắc Phi và Trung Phi 
Ngành
 kinh tế
Bắc Phi
Trung Phi
Nông nghiệp
Công nghiệp, dịch vụ
HS:Thảo luận hoàn thành phiếu học tập
GV: Nhận xét ,chốt kiến thức chiếu đáp án.
 ? Dựa vào H32.3:
 - Nêu tên các cây công nghiệp chủ yếu ở Trung Phi?
 - Cho biết sản xuất nông nghiệp của Trung Phi phát triển ở những khu vực nào? Tại sao lại phát triển ở đó? 
HS trả lời, GV chuẩn xác
GVmở rộng KT: hoạt động kinh tế của khu vực Trung Phi đã làm cho đất nhanh chóng bị thoái hóa suy giảm diện tích rừng
HS nêu KL bài học
........................................................................
........................................................................
........................................................................
I. Khu vực Bắc Phi và Trung Phi 
 1. Khái quát tự nhiên 
a-Bắc Phi:
* Phía Bắc:
- Địa hình: Núi trẻ Átlat,ĐB Ven ĐTD.
- Khí hậu địa trung hải: ven biển, các sườn đón gió mưa nhiều, nội địa lượng mưa giảm"thực vật: Rừng sồi, dẻ mọc rậm rạp " Xa van, cây bụi lá cứng.
* Phía Nam:
 - Môi trường hoang mạc: Khí hậu khô và nóng, thực vật: cây bụi gai thưa thớt, ốc đảo trồng nhiều chà là.
b- Trung Phi gồm 2 phần: 
 - Phía Tây:
+ Địa hinh gồm các bồn địa
+ Khí hậu xích đạo ẩm: nóng ẩm quanh năm, rừng rậm xanh quanh năm p.triển. 
+ Khí hậu nhiệt đới: Có 2 mùa (mùa mưa và mùa khô) p.triển rừng thưa và xa van.
- Phía Đông:
+ Địa hình gồm sơn nguyên, hồ kiến tạo.
+ Khí hậu gió mùa xích đạo, thực vật chủ yếu là xa van, rừng rậm phát triển
2. Khái quát kinh tế - xã hội
 a. Dân cư, xã hội 
Yếu tố
Bắc Phi
Trung Phi
Dân cư
Chủ yếu là người ả -Rập và người Bec-be
Chủ yếu là người Ban-tu, là khu vực tập trung đông dân nhất 
Chủng tộc
Ơ-rô-pê-ô-it
Nê-grô-it
Tôn giáo
Chủ yếu là Đạo hồi
Tín ngưỡng đa dạng
b. Kinh tế 
Ngành
Bắc Phi
Trung Phi
Nông nghiệp
Trồng trọt pt. 
- Các nước ven Địa Trung Hải trồng lúa mì, cây ăn quả cận nhiệt đới .
- Các nước phía nam Xa-ha-ra trồng các cây nhiệt đới.
Trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền. 
- Khai thác lâm sản. 
- Trồng các cây công nghiệp xuất khẩu.
Công nghiệp, dịch vụ
- Công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, phốt phát. 
- Du lịch phát triển. 
- Xuất khẩu các khoáng sản và nông sản.
C- Củng cố: (4 ph)
 ? Nêu những khác nhau cơ bản về dân cư kinh tế của Bắc Phi và Trung Phi. 
D-Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài theo câu hỏi và làm bài tập SGK.
 - Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 38 - Bài 33: Các khu vực Châu Phi (tiếp theo)
 + Tìm hiểu tự nhiên và điều kiện kinh tế của Nam Phi.
Tiết 36
Ngày soạn:	 Ngàydạy:
CÁC KHU VỰC CHÂU PHI (Tiếp theo)
I- Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần đạt được:
 1. Kiến thức: 
 - Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Nam phi.
 2-Kỹ năng:
 - Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích lược đồ tự nhiên ,kinh tế-xã hội để rút ra những kiến thúc địa lý về đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực Nam Phi.
* Hình thành cho HS kỹ năng sống như: Tư duy,giao tiếp,làm chủ bản thân, tự nhận thức, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
 3- Thái độ:Yêu 

File đính kèm:

  • docBai_5_Doi_nong_Moi_truong_xich_dao_am.doc