Giáo án Địa lý Lớp 7 - Tiết 10: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng - Năm học 2019-2020- Nguyễn Thị Mỹ Nga

Hoạt động 2: cá nhân/ nhóm

*Tình hình di dân ở đới nóng

Slide 4 -> 15

? Em hiểu thế nào là di dân?

Thuật ngữ SGK/186

Quan sát hình ảnh di dân

GV: theo thống kê tháng 9/ 2015 đã có khoảng 2000 người mỗi ngày đăt cược mạng sống của mình trênn những chiếc thuyền cao su vượt biển mong muốn được vào châu Âu với hi vọng đổi đời.

? Vậy làn sóng di dân ở đới nóng như thế nào?

Quan sát hình ảnh chiến tranh, thiên tai, nghèo đói,

? Nêu 1 số nguyên nhân di dân ở đới nóng?

? Trái ngược với hình thức di dân tự do là hình thức di dân nào?

? Vậy có mấy hình thức di dân?

Thảo luận nhóm 4 phút

Nhóm 1,2: Nêu những nguyên nhân nào dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng?

Nhóm 3,4: Các hình thức di dân ở đới nóng? Sự khác biệt giữa các hình thức này?

HS trình bày kết quả, nhận xét

GV nhận xét chốt ý.

? Qua đó, em có nhận xét gì về sự di dân ở đới nóng?

? Theo em hình thức di dân tự do do những nguyên nhân nào?

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 7 - Tiết 10: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng - Năm học 2019-2020- Nguyễn Thị Mỹ Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DI DÂN 
VÀ SỰ BÙNG NỔ ĐÔ THỊ Ở ĐỚI NÓNG
Bài 11 - Tiết 10
Tuần: 5
Ngày dạy: 19/9/2019
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được nguyên nhân của di dân và đô thị hoá đới nóng.
- Học sinh hiểu được nguyên nhân hình thành và những vấn đề đang đặt ra cho các đô thị, siêu đô thị ở đới nóng.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích các sự vật, hiện tượng địa lí (các nguyên nhân di dân).
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa lí, bản đồ địa lí và biểu đồ hình cột.
- KNS: tìm kiếm, xử lí thông tin và phân tích; phản hồi, lắng nghe tích cực, giao tiếp khi làm việc nhóm
1.3. Thái độ:
- Có ý thức đúng đắn về các chính sách dân cư của Đảng và Nhà nước.
- Ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2. TRỌNG TÂM
- Quá trình đô thị hóa và sự tác động đến kinh tế, xã hội môi trường ở đới nóng.
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: bài giảng điện tử
3.2. Học sinh: học bài và chuẩn bị bài.
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm diện HS 
 4.2. Kiểm tra miệng (Slide 2)
Câu 1: Trình bày sức ép của dân số đến tài nguyên môi trường ở đới nóng? (6đ)
-Gia tăng dân số đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, đất đai bị bạc màu, khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch, môi trường bị ô nhiễm, suy thoái,
Câu 2: Quan sát lược đồ phân bố dân cư thế giới, hãy xác định các khu vực tập trung dân đông ở đới nóng? (4đ)
- Khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á, Đông Nam Braxin.
4.3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:giới thiệu bài Slide 3
HS quan sát hình thể bé trai người Kurd dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ 
Đây là hình ảnh cậu bé nằm trên bãi biển, giống như thiên thần đang ngủ. Đây là cậu bé Ayland sống ở phía Bắc Syria, 1 noi thuộc khu vực Tây Nam Á. Là điểm nóng các cuộc nội chiến. Chính quê hương chìm trong chiến tranh liên miên, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn, bất ổn. Gia đình Ayland cũng như nhiều gia đình khác rời Syria để tìm miền đất hứa tốt đẹp hơn. Và chiếc thuyền chở đầy ắp người đó chẳng may bị đắm, cậu bé Ayland và người anh trai của mình chẳng bao giờ tìm đến miền đất hứa. Hình ảnh này chỉ nói lên vấn đề nổi bật đó là sự di dân để tìm vùng đất mới. Chính quá trình đó đã tác động rất nhiều đến kinh tế xã hội các nước mà họ chuyển đến. 
Hoạt động 2: cá nhân/ nhóm
*Tình hình di dân ở đới nóng
Slide 4 -> 15
? Em hiểu thế nào là di dân?
Thuật ngữ SGK/186
Quan sát hình ảnh di dân
GV: theo thống kê tháng 9/ 2015 đã có khoảng 2000 người mỗi ngày đăt cược mạng sống của mình trênn những chiếc thuyền cao su vượt biển mong muốn được vào châu Âu với hi vọng đổi đời.
? Vậy làn sóng di dân ở đới nóng như thế nào? 
Quan sát hình ảnh chiến tranh, thiên tai, nghèo đói, 
? Nêu 1 số nguyên nhân di dân ở đới nóng?
? Trái ngược với hình thức di dân tự do là hình thức di dân nào?
? Vậy có mấy hình thức di dân?
Thảo luận nhóm 4 phút
Nhóm 1,2: Nêu những nguyên nhân nào dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng?
Nhóm 3,4: Các hình thức di dân ở đới nóng? Sự khác biệt giữa các hình thức này?
HS trình bày kết quả, nhận xét
GV nhận xét chốt ý.
? Qua đó, em có nhận xét gì về sự di dân ở đới nóng?
? Theo em hình thức di dân tự do do những nguyên nhân nào?
? Di dân có kế hoạch, tổ chức như thế nào?
Tích hợp GDDS và MT
? Di dân tự do có tác động như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội?
HS: tác dộng tiêu cực.
GV : Di dân từ nông thôn ra thành thị làm tăng dân số, sức ép về việc làm, môi trường, kinh tế xã hội, chất lương cuộc sống.
? Cần có những biện pháp gì để khắc phục những hậu quả trên ?
HS quan sát lược đồ luồng di dân ở Việt Nam
Liên hệ
? Ở Việt Nam có hiện tượng di dân không?
? Cho biết các luồng di dân chủ yếu ở Việt Nam? Nguyên nhân?
Có 3 luồng chính:
+ĐBSH -> trung du miền núi phía Bắc
+ĐBSH -> các tỉnh Tây Nguyên
+TPHCM -> nông thôn Tây và Đông Nam bộ
? Hình thức chủ yếu di dân ở Việt Nam là gì?
GV Xây dựng các vùng kinh tế mới là chính sách của chính phủ Việt Nam để phân bố lại lực lượng lao động và dân cư cả nước, chuyển phần lớn lực lượng lao động ở đồng bằng, thành phố về miền núi, nông thôn.
GV Hiện với tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn (khoảng 20%) và tỷ lệ thất nghiệp đô thị khoảng 5%, trong khi các khu công nghiệp lại xảy ra tình trạng thiếu lao động, thì di dân từ nông thôn ra thành thị đến các khu công nghiệp là giải pháp giải quyết tình trạng mất cân đối(2009)
Hoạt động 3: cá nhân
*Quá trình đô thị hóa và sự tác động đến kinh tế, xã hội môi trường.
Slide 16 -> 24
? Đô thị hóa là gì?
? Trong những năm gần đây, tình hình đô thị hoá ở đới nóng diễn ra như thế nào ? 
Thảo luận nhóm đôi
Dãy 1 : Hoàn thành bảng số liệu về sự thay đổi số siêu đô thị ở đới nóng từ năm 1950 – 2000
Năm 
Số siêu đô thị
1950
Chưa có
2000
11
? Qua bảng số liệu trên, em có nhận xét như thế nào về số siêu đô thị ở đới nóng?
HS quan sát hình lược đồ các siêu đô thi ở đới nóng
? Xác định các siêu đô thị hơn 8 triệu dân ở đới nóng ?
? Việt Nam có siêu đô thị hay không?
Dãy 2: Hoàn thành bảng số liệu về sự thay đổi số dân số ở đới nóng trong từ năm 1989 – 2000 đến vài chục năm sau 
Thời gian
Thay đổi số dân
1989- 2000
Tăng gấp đôi
Vài chục năm sau
Bằng 2 lần số dân thành thị đới ôn hòa
* Giáo viên đưa số liệu tỉ lệ dân đô thị:
Châu lục
1950
2001
Á
15%
37%
Phi
15%
33%
Nam Mĩ
41%
79%
GV nhận xét Nam Mĩ có tỉ lệ dân đô thị cao nhất, tốc độ tăng tỉ lệ dân đô thị Châu Á là cao nhất
? Qua 2 bảng số liệu trên em có nhận xét gì về tỉ lệ dân thành thị ở đới nóng?
? Qua số liệu trên, em có nhận xét như thế nào về tốc độ đô thị hoá ở đới nóng?
? Nguyên nhân nào làm cho đới nóng có tốc độ đô thị hóa cao?
HS: phần lớn di dân tự phát tìm cơ hội sống tốt hơn.
Vậy di dân tự phát tác động như thế nào đến nơi họ đến.
Tích hợp GDDS và MT
HS quan sát hình ảnh ô nhiễm môi trường, giao thông đô thị, nhà ổ chuột, nạn đói ở Xomali, nạn phá rừng làm rẫy
? Nêu hậu quả của đô thị hóa tự phát tác động tới môi trường đới nóng?
HS:+ Do di dân tự do
 +Tạo sức ép lớn tới môi trường, việc làm
Quan sát ảnh11.1 và 11.2
? Hãy so sánh sự khác nhau giữa đô thị hoá tự phát ở Ấn Độ và đô thị hoá có kế hoạch ở Sin-ga-po?
 - HS:
 + đô thị hóa nhanh và tự phát ở Ấn Độ:thiếu điện, nước, tiện nghi sinh hoạt, ô nhiễm môi trường không khí, nước do rác thải - > dễ bị dịch bệnh
 + Đô thị hóa có kế hoạch ở Singapo cuộc sống người dân ổn định, môi trường đô thị sạch đẹp, văn minh...
Giải thích khu nhà ổ chuột là thuật ngữ mà LHQ dùng để chỉ khu nhà thấp, lụp sụp bẩn thỉu, thường mất an ninh, có thể là ổ chứa tệ nạn xã hội. Là nơi giải quyết chổ ở cho những người nghèo, bần hàn có thu nhập thấp nhất, người lao động, người nhập cư, vô gia cư,..
? Nêu các giải pháp được áp dụng phổ biến ở các nước đới nóng hiện nay?
GV: khu nhà ổ chuột nổi tiếng nhất trên thế giới là khu nhà ổ chuột Drahavi (Mumbai - Ấn Độ) dân số 1 triệu người/ 2,6km2.
Chính bức tranh về cuộc sống của người thuộc tầng lớp dưới của xã hội Ấn Độ đang giành giật từng miếng cơm manh áo trong điều kiện khắc nghiệt đã được viết thành 1 bộ phim nổi tiếng đó là phim Triệu phú khu ổ chuột, sản xuất năm 2008, đạt 8 giải Oscar và nhiều giải thưởng khác.
1. Sự di dân
- Đới nóng là nơi có làn sóng di dân cao. 
+ Di dân tự do: do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói, thiếu việc làm
 + Di dân có kế hoạch: nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, ven biển
- Di dân ở đới nóng đa dạng và phức tạp, có nhiều nguyên nhân và hình thức khác nhau 
- Cần sử dụng biện pháp di dân có tổ chức, có kế hoạch mới giải quyết được sức ép dân số, nâng cao đời sống, phát triển kinh tế - xã hội.
2. Đô thị hoá
-Số siêu đô thị ngày càng nhiều.
- Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh.
- Trong những năm gần đây, đới nóng có tốc độ đô thị hoá cao nhất trên thế giới.
- Quá trình đô thị hóa tự phát để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, kinh tế và những vẫn đề xã hội ...
-Cần tiến hành đô thị hóa gắn liền với phát triển kinh tế và phân bố lại dân cư hợp lý.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố (Slide 25)
Câu 1: Nguyên nhân di dân tự do ở đới nóng?
Do thiên tai, do chiến tranh.
Kinh tế chậm phát triển.
Nghèo đói và thiếu việc làm,
Tất cả các nguyên nhân trên.
Đáp án: D
Câu 2: Quan sát lược hình 3.3, hãy xác định các siêu đô thị ở đới nóng?
HS xác định
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trang 38 sách giáo khoa.
- Làm bài tập 1, 2 trang 9 - Tập bản đồ Địa lí 7.
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo: chuẩn bị bài 14: Địa lí lâm nghiệp, ngư nghiệp Tây Ninh 
+ Tình trạng rừng ở Tây Ninh hiện nay
+ Định hướng phát triển lâm nghiệp trong những năm tới
5. RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung:
Phương pháp
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học
TP Tây Ninnh, ngày 16 tháng 9 năm 2017 
 Tổ phó
 Dương Ánh Ly

File đính kèm:

  • docxBai 11 Di dan va su bung no dan so_12800128.docx