Giáo án Địa lý 7 bài 57: Khu vực tây và trung âu

Kinh tế:

Có nền kinh tế phát triển nhất:

- Công nghiệp

+ Có nhiều cường quốc công nghiệp: Anh, Pháp, Đức, .

- Nông nghiệp: Đạt trình độ thâm canh cao.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4801 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 bài 57: Khu vực tây và trung âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Ngày soạn: 07/04/2015
Tiết 64 Ngày dạy: 10/04/2015
BÀI 57: KHU VỰC TÂY VÀ TRUNG ÂU
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây và Trung Âu.
- Tình hình phát triển kinh tế khu vực.
2. Kĩ năng: 
 Phân tích tổng hợp lược đồ tự nhiên.
3. Thái độ: 
 Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ...
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
 Bản đồ tự nhiên, kinh tế châu Âu.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học, 1 phút.
7A1................................., 7A2..........................., 7A3..........................
7A4................................., 7A5..........................., 7A6..........................
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
 Câu hỏi: Nêu đặc điểm chính về mặt tự nhiên của Bắc Âu?
3. Tiến trình bài học: 37 phút.
 Khởi động: Các em đã tìm hiểu về khu vực Bắc Âu, trong tiết học này chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu khu vực khác của châu Âu, đó là khu vực Tây và Trung Âu.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Trình bày và giải thích được những đặc điểm nổi bậc về tự nhiên của khu vực Tây và Trung Âu (cá nhân/nhóm) 22’.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Bước 1:
- Xác định phạm vi khu vực Tây và Trung Âu? 
- Hãy kể tên các nước trong khu vực?
- Hs xác định trên bản đồ.
* Bước 2: 
- Quan sát H57.1 hãy cho biết địa hình khu vực có những dạng nào? Phân bố? Đặc điểm và thế mạnh của vùng?
- Gv chia lớp 6 nhóm (2 nhóm cùng 1 nội dung)
HS báo cáo kết quả.
(GV gọi HS yếu dựa vào nội dung TLN trả lời)
- nhóm khác nhận xét bổ sung. 
- GV chuẩn xác lại kiến thức (phụ lục)
* Bước 3: 
- Dựa vào bản đồ tự nhiên nhận xét sự thay đổi khí hậu từ Tây sang Đông? Vì sao?
- Thực vật ở Tây và Trung Âu có sự thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó?
- Khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến sông ngòi của khu vực?
- Hs trả lời, gv chuẩn xác kiến thức
Hoạt động 2: Trình bày và giải thích được những đặc điểm nổi bậc về dân cư và kinh tế của khu vực Tây và Trung Âu (cả lớp) 22’.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Bước 1:
- Quan sát lược đồ H 54.3 nhận xét về dân cư khu vực Tây và Trung Âu?
* Bước 2:
- Quan sát bản đồ kinh tế châu Âu cho biết công nghiệp khu vực Tây và Trung Âu có đặc điểm gì nổi bật?
(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) 
* Bước 3: 
- Với điều kiện tự nhiên của khu vực nông nghiệp có đặc điểm gì?
GV: Chăn nuôi chiếm ưu thế hơn trồng trọt, sản phẩm chăn nuôi có giá trị xuất khẩu cao, đặc biệt có nền NN đa dạng, vùng núi phát triển CN
* Bước 4:
- Dịch vụ khu vực có những thế mạnh gì?
(Nhiều phong cảnh, hệ thống giao thông hiện đại, hoàn chỉnh, mạng lưới khách sạn đầy đủ, tiện nghi, hiện đại. Có hệ thống trường đại học, trung cấp chuyên đào tạo đội ngũ phục vụ lành nghề. Điểm du lịch hấp dẫn).
1. Khái quát tự nhiên.
a. Vị trí:
- Trải dài từ quần đảo Anh - Ailen đến dãy Các - pat.
b. Địa hình:
- có 3 miền địa hình:
+ đồng bằng ở phía Bắc.
+ miền núi già ở giữa.
+ miền núi trẻ ở phía Nam.
c. Khí hậu, thực vật:
- Thay đổi từ Tây sang Đông (khí hậu ôn đới hải dương, khí hậu ôn đới lục địa)
2. Dân cư, kinh tế.
a. Dân cư: 
 Đây là khu vực tập trung đông dân nhất.
b. Kinh tế: 
Có nền kinh tế phát triển nhất:
- Công nghiệp
+ Có nhiều cường quốc công nghiệp: Anh, Pháp, Đức, ... 
- Nông nghiệp: Đạt trình độ thâm canh cao.
- Dịch vụ.
+ Rất phát triển, chiếm 2/3 tổng thu nhập quốc dân.
+ Có các trung tâm tài chính lớn.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút.
1. Tổng kết:
- Giáo dục học sinh chấp hành an toàn giao thông (hướng dẫn cách đội mũ bảo hiểm và chọn mũ bảo hiểm đúng quy định).
- Nêu đặc điểm 3 miền địa hình của khu vực Tây và Trung Âu?
- Công nghiệp Tây và Trung Âu có đặc điểm gì nổi bật?
- Hướng dẫn làm bài tập 2. 
2. Hướng dẫn học tập: 
 Ôn bài, xem trước bài 58: Khu vực Nam Âu
V. PHỤ LỤC:
Miền địa hình
Đặc điểm chính
Thế mạnh kinh tế
1. Đồng bằng phía Bắc
- Nhiều đầm lầy, hồ, đất xấu, ven biển Bắc đang sụt lún
- Phía Nam đất màu mỡ
Phát triển nông nghiệp
2. Núi già ở trung tâm
Các khối núi ngăn cách nhau bởi các đồng bằng nhỏ hẹp và bồn địa
- Tài nguyên khoáng sản
- Đồng cỏ
3. Núi trẻ phía Nam
Dãy An - pơ, Các - pát nhiều đỉnh núi cao
Rừng, mỏ muối, khí đốt, dầu, sắt, kim loại màu, chăn nuôi, du lịch núi
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet_64_tuan_32_dia_li_7_20150726_043116.doc