Giáo án Địa lý 6 - Tiết 2, Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất - Năm học 2015-2016

? Hãy quan sát và kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời?

HS: Dựa vào hình kể

GV mở rộng:

 Mặt Trời (Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm và nổi bật nhất trong Thái Dương Hệ tự phát ra ánh sáng. Khối lượng khổng lồ của nó (332.900 lần khối lượng Trái Đất)

 Sao Thủy: (cách Mặt Trời khoảng 0,4 AU là hành tinh gần Mặt Trời nhất và là hành tinh nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời)

 Sao Kim: (cách Mặt Trời khoảng 0,7 AU có kích cỡ khá gần với kích thước Trái Đất và đặc điểm cấu tạo giống Trái Đất, nó có một lớp phủ silicat dày bao quanh một lõi sắt, có một bầu khí quyển dày. Nó là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời với nhiệt độ của bầu khí quyển trên 400 °C)

 Trái Đất: (cách Mặt Trời 1 AU) là hành tinh lớn nhất và cũng là hành tinh duy nhất mà chúng ta biết còn có các hoạt động địa chất gần đây, và là hành tinh duy nhất trong vũ trụ được biết đến là nơi có sự sống tồn tại. Trái Đất cũng là hành tinh đá duy nhất có thủy quyển lỏng, và cũng là hành tinh duy nhất nơi quá trình kiến tạo mảng đã được quan sát. Bầu khí quyển của Trái Đất cũng khác căn bản so với các hành tinh khác với thành phần phân tử ôxy tự do thiết yếu cho sự sống chiếm tới 21% trong bầu khí quyển. Trái Đất có một vệ tinh tự nhiên là Mặt Trăng, nó là vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong số các vệ tinh của các hành tinh đá trong hệ Mặt Trời.

 Sao Hỏa: (cách Mặt Trời khoảng 1,5 AU có kích thước nhỏ hơn Trái Đất và Sao Kim)

 Sao Mộc: (khoảng cách đến Mặt Trời 5,2 AU, với khối lượng bằng 318 lần khối lượng Trái Đất)

 Sao Thổ: (khoảng cách đến Mặt Trời 9,5 AU),

 Sao Thiên Vương (khoảng cách đến Mặt Trời 19,6 AU), là hành tinh bên ngoài nhẹ nhất.

? Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh?

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 - Tiết 2, Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Tiết 2
 Ngày soạn: 25 /8/2015 
 Ngày dạy: 26 /8/2015 
CHƯƠNG I: TRÁI ĐẤT
BÀI 1
VỊ TRÍ , HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
	- Nắm được tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Biết vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất.
	- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết qui ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây; nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
2. Kỹ năng.
- Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ.
	- Xác định được: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây; vĩ tuyến gốc, các vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên quả Địa Cầu và trên bản đồ.
3. Thái độ.
	- Học sinh yêu quý Trái Đất, có ý thức bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên:
- Giáo án.
	- Quả địa cầu.
- Bản đồ có các đường kinh, vĩ tuyến
- Tranh vẽ về Trái Đất và các hành tinh.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi, đọc kỹ bài trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp (1p)
- Kiểm tra sĩ số. 
2. Kiểm tra bài cũ (3p)
 Câu 1: Nội dung của môn Địa lý lớp 6 giúp các em hiểu biết về những vấn đề gì?
 Câu 2: Các em cần học môn Địa lý như thế nào cho hiệu quả?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu 
 Trong vũ trụ bao la, Trái Đất của chúng ta rất nhỏ nhưng nó lại là thiên thể duy nhất chứa đựng sự sống trong hệ Mặt Trời. Từ xưa đến nay con người luôn tìm cách khám phá bí ẩn của Trái Đất như vị trí, hình dạng, kích thước. Chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề này qua bài học hôm nay (1p)
b. Nội dung
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI
Hoạt động 1
GV: Treo tranh vẽ Trái Đất và các hành tinh trong hệ Mặt Trời và giới thiệu khái quát hệ Mặt Trời (hình 1)
 Hệ Mặt Trời (Thái Dương Hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm. Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo
 Người đầu tiên tìm ra hệ Mặt Trời là Nicôlai Côpécnic (1473-1543)
GV lưu ý học sinh phân tích hình 1: Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tách Diêm Vương ra khỏi hệ Mặt Trời, vì vậy hệ Mặt Trời chỉ còn 8 hành tinh.
? Hãy quan sát và kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời?
HS: Dựa vào hình kể
GV mở rộng:
Mặt Trời (Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm và nổi bật nhất trong Thái Dương Hệ tự phát ra ánh sáng. Khối lượng khổng lồ của nó (332.900 lần khối lượng Trái Đất)
Sao Thủy: (cách Mặt Trời khoảng 0,4 AU là hành tinh gần Mặt Trời nhất và là hành tinh nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời)
Sao Kim: (cách Mặt Trời khoảng 0,7 AU có kích cỡ khá gần với kích thước Trái Đất và đặc điểm cấu tạo giống Trái Đất, nó có một lớp phủ silicat dày bao quanh một lõi sắt, có một bầu khí quyển dày. Nó là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời với nhiệt độ của bầu khí quyển trên 400 °C)
Trái Đất: (cách Mặt Trời 1 AU) là hành tinh lớn nhất và cũng là hành tinh duy nhất mà chúng ta biết còn có các hoạt động địa chất gần đây, và là hành tinh duy nhất trong vũ trụ được biết đến là nơi có sự sống tồn tại. Trái Đất cũng là hành tinh đá duy nhất có thủy quyển lỏng, và cũng là hành tinh duy nhất nơi quá trình kiến tạo mảng đã được quan sát. Bầu khí quyển của Trái Đất cũng khác căn bản so với các hành tinh khác với thành phần phân tử ôxy tự do thiết yếu cho sự sống chiếm tới 21% trong bầu khí quyển. Trái Đất có một vệ tinh tự nhiên là Mặt Trăng, nó là vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong số các vệ tinh của các hành tinh đá trong hệ Mặt Trời.
Sao Hỏa: (cách Mặt Trời khoảng 1,5 AU có kích thước nhỏ hơn Trái Đất và Sao Kim)
Sao Mộc: (khoảng cách đến Mặt Trời 5,2 AU, với khối lượng bằng 318 lần khối lượng Trái Đất)
Sao Thổ: (khoảng cách đến Mặt Trời 9,5 AU), 
Sao Thiên Vương (khoảng cách đến Mặt Trời 19,6 AU), là hành tinh bên ngoài nhẹ nhất.
? Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh?
HS: Trái Đất nằm ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
GV mở rộng: Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh:
 + Thời cổ đại: 5 hành tinh được quan sát bằng mắt thường: thủy, kim, hỏa, mộc, thổ.
 + 1781: Nhờ có kính thiên văn phát hiện sao Thiên Vương.
 + 1846: Phát hiện sao Hải Vương.
 + 1930: Phát hiện Diêm Vương, đến nay sau nhiều tranh cãi thì Diêm Vương là tiểu hành tinh không thuộc hệ Mặt Trời
GV: Ý nghĩa của vị trí thứ ba: Đây là một trong những điều kiện rất quan trọng để góp phần tạo nên Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời. Khoảng cách từ Trái đất đến hệ Mặt Trời là 150 triệu km khoảng cách này vừa đủ để nước tồn tại ở thể lỏng rất cần cho sự sống
Hoạt động 2 (10p)
GV: Cho HS quan sát quả Địa cầu và nhận xét:
? Trái Đất có dạng hình gì?
HS: Hình cầu
GV Phân biệt cho HS: Hình cầu và hình tròn
Hình cầu:Trái Đất là 1 khối hình cầu
Hình tròn: là 1 hình trên mặt phẳng
? Quan sát hình 2 trong sách giáo khoa cho biết độ dài của bán kính và đường xích đạo là bao nhiêu?
HS: - Bán kính : 6.370 Km
- Xích đạo : 40.076 Km
? Em có nhận xét gì về kích thước của Trái Đất?
HS: rất lớn. 
Hoạt động 3 (18 phút)
GV lưu ý cho HS các khái niệm cực Bắc và cực Nam, đây là các điểm cố định trên Trái Đất. Chúng là chỗ tiếp xúc của các đầu trục tưởng tượng của Trái Đất với bề mặt của nó. Từ 2 điểm cố định này, người ta vẽ được các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên Trái Đất. 
GV: Dùng quả địa cầu (bản đồ) chỉ cho HS xác định cực Bắc, cực Nam
HS: Lên bảng thực hành
GV: Cho HS quan sát quả Địa cầu và bản đồ, rồi chia lớp thành 2 nhóm thảo luận trong vòng 5 phút với các nội dung sau:
* Nhóm 1: Các đường nối từ cực Bắc xuống cực Nam là đường gì? Độ dài của chúng như thế nào? (lên xác định trên bản đồ, quả địa cầu)
* Nhóm 2: Các vòng tròn cắt ngang quả Địa cầu là đường gì? Độ dài của chúng như thế nào? (lên xác định trên bản đồ, quả địa cầu)
HS: Các nhóm thảo luận, báo cáo. 
GV: nhận xét, chuẩn kiến thức.
GV mở rộng: Người ta có thể vẽ vô vàn kinh tuyến, vĩ tuyến trên Trái Đất nhưng thường chỉ vẽ một số đường để làm mốc. Trên quả địa cầu hoặc bản đồ người ta thường vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau: 200, 300, 400
GV: Khi vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến người ta phải chọn 1 kinh tuyến và 1 vĩ tuyến làm gốc để căn cứ vào đó có thể tính được số trị của các kinh tuyến và vĩ tuyến khác. 
GV: Hội nghị quốc tế của các nhà thiên văn học năm 1884 đã quyết định lấy đường kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (Anh) làm kinh tuyến gốc và đánh số 00. 
 ? Những kinh tuyến bên phải kinh tuyến gốc là những kinh tuyến gì?
 HS: Kinh tuyến Đông
 ? Những kinh tuyến bên trái kinh tuyến gốc là những kinh tuyến gì?
 HS: Kinh tuyến Tây
 ? Vậy đối diện kinh tuyến 00 là kinh tuyến bao nhiêu độ?
 HS: Là đường kinh tuyến 1800. Đường kinh tuyến gốc và đường kinh tuyến 1800 chia quả địa cầu thành 2 nửa bán cầu Đông và bán cầu Tây
? Trên quả địa cầu nếu cách 10 ta vẽ 1 đường kinh tuyến thì trên quả địa cầu có bao nhiêu kinh tuyến? 
 HS: 360 kinh tuyến, 179 kinh tuyến Đông và 179 kinh tuyến Tây. Kinh tuyến 1800 là kinh tuyến chung cho cả Đông và Tây
GV: Để đánh số các đường vĩ tuyến người ta cũng qui ước lấy đường xích đạo làm vĩ tuyến gốc và đánh số 00, đây cũng là đường vĩ tuyến lớn nhất. Nó chia Trái Đất ra làm 2 nửa cầu Bắc và Nam. 
Những vĩ tuyến ở nửa cầu Bắc từ 00 đến 900B là các vĩ tuyến Bắc
Những vĩ tuyến ở nửa cầu Nam từ 00 đến 900N là các vĩ tuyến Nam
? Nếu mỗi vĩ tuyến cũng cách nhau 10 thì trên bề mặt quả địa cầu từ cực Bắc đến cực Nam có tất cả bao nhiêu vĩ tuyến?
HS: 181 vĩ tuyến: 90 vĩ tuyến Bắc, 90 vĩ tuyến Nam và một vĩ tuyến gốc là đường xích đạo
GV: Tất cả các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên Trái Đất tạo thành 1 hệ thống hay 1 mạng lưới kinh, vĩ tuyến dung để xác định vị trí của mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất. Ngoài thực tế trên bề mặt Trái Đất không có dấu vết các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. Chúng chỉ được thể hiện trên bản đồ và để phục vụ cho nhiều mục đích cuộc sống sản xuất của con người
1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. (8p)
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
2. Hình dạng, kích thước Trái Đất.
- Trái Đất có dạng hình cầu.
- Có kích thước rất lớn.
3. Hệ thống kinh, vĩ tuyến.
- Kinh tuyến: đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu, có độ dài bằng nhau.
- Vĩ tuyến: vòng tròn trên bề mặt quả Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến, chúng song song với nhau và có độ dài khác nhau, nhỏ dần về 2 cực.
- Kinh tuyến gốc: kinh tuyến số 00 đi qua đài thiên văn Grin - uyt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh)
- Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
- Vĩ Tuyến gốc: vĩ tuyến số 00 (xích đạo).
- Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc.
- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam.

File đính kèm:

  • docBai_1_Vi_tri_hinh_dang_va_kich_thuoc_cua_Trai_Dat.doc