Giáo án Địa lí 6 - Tiết 14, Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất - Năm học 2015-2016

? Tác động của nội lực tạo ra hiện tượng gì?

? Tác động của nội lực làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất như thế nào?

GV: Tác động của nội lực thường có qui mô lớn như hình thành các dãy núi lớn, hạ thấp một vùng đất rộng lớn, làm đứt gãy và di chuyển các khối nham thạch, tạo ra các hiện tượng động đất, phun trào mác ma.

 Các hiện tượng do nội lực sinh ra thường xảy ra rất chậm chạp và lâu dài, nhưng đôi khi cũng có những hiện tượng xảy ra rất đột ngột, chỉ trong chớp mắt.

 Trong suốt cả đời người, chúng ta khó có thể nhận thấy sự thay đổi độ cao của những ngọn núi trên bề mặt Trái Đất nhưng ngược lại, chỉ trong chốc lát chúng ta có thể chúng kiến những trận động đất dữ dội, phá hủy hàng trăm ngôi nhà, vùi lấp hàng nghìn người trong đống hoang tàn. Tất cả đều do tác động của nội lực

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 6 - Tiết 14, Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuõ̀n 14
Tiờ́t 14
Ngày soạn: 16/11/2015
 Ngày dạy: 18/11/2015
	Chương II: Các thành phần tự nhiên của trái đất
bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực
trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất.
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
 - HS hiểu nguyên nhân của việc hình thành địa hình trên bề mặt Trái Đất là do tác động của nội lực và ngoại lực.
 - Hai lực này có luôn có tác động đối lập nhau.
 - Hiểu được nguyên nhân sinh ra và tác hại của hiện tượng núi lửa và động đất.
 - Cấu tạo của ngọn núi lửa.
2. Kĩ năng:
 - Quan sát tranh ảnh.
3. Thái độ : 
 - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế,
 - Giáo dục ý thức bảo vệ các dạng địa hình trên Trái Đất.
II. chuẩn bị
1. Giáo viên:
 - Tranh núi lửa, bản đồ tự nhiên Bắc bán cầu.
2. Học sinh:
 - SGK và tập bản đồ.
III. Tiến trình dạy học
1.ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3. Bài mới:
	Giáo viên giới thiệu bài mới: Địa hình trên bền mặt Trái Đất cũng rất đa dạng. Có nơi là núi cao, có nơi là đồi bát úp, có nơi là đồng bằng bằng phẳng... Sở dĩ có những sự khắc biệt đó là do tác động của nội lực và ngoại lực. Vậy nội lực là gì? Ngoại lực là gì? Chúng ảnh hưởng đến sự hình thành địa hình trên mặt đất như thế nào, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 1p
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: cá nhân
GV: Treo bản đồ tự nhiên thế giới lên bảng cho HS quan sát và chỉ một vài dãy núi cao, đồng bằng lớn, bồn địa, vực thẳm đại dương.
? Em có nhận xét gì về địa hình bề mặt Trái Đất?
? Vì sao địa hình bề mặt Trái Đất lại đa dạng, có nơi cao, nơi thấp, nơi bằng phẳng như vậy?
HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
GV: Trong nội lực và ngoại lực, lực nào sẽ làm địa hình cao và lực nào sẽ làm thấp hay bằng phẳng địa hình chúng ta tìm hiểu
? Dựa vào SGK em hãy cho biết nội lực là gì? 
? Tác động của nội lực tạo ra hiện tượng gì?
? Tác động của nội lực làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất như thế nào?
GV: Tác động của nội lực thường có qui mô lớn như hình thành các dãy núi lớn, hạ thấp một vùng đất rộng lớn, làm đứt gãy và di chuyển các khối nham thạch, tạo ra các hiện tượng động đất, phun trào mác ma...
 Các hiện tượng do nội lực sinh ra thường xảy ra rất chậm chạp và lâu dài, nhưng đôi khi cũng có những hiện tượng xảy ra rất đột ngột, chỉ trong chớp mắt. 
 Trong suốt cả đời người, chúng ta khó có thể nhận thấy sự thay đổi độ cao của những ngọn núi trên bề mặt Trái Đất nhưng ngược lại, chỉ trong chốc lát chúng ta có thể chúng kiến những trận động đất dữ dội, phá hủy hàng trăm ngôi nhà, vùi lấp hàng nghìn người trong đống hoang tàn. Tất cả đều do tác động của nội lực
? Ngoại lực là gì?
? Tác động của ngoại lực thể hiện thông qua quá trình nào?
? Tác động của ngoại lực làm thay đổi địa hình bề mặt Trái đất như thế nào?
GV: 
 - Nhiệt độ là tác nhân phá hủy đá quan trọng. 
 + ở những vùng khí hậu khô khan, trong các hoang mạc, ban ngày đất đá trên bề mặt đất bị đốt nóng, nhiệt độ có thể lên tới +600C, +700C, ban đêm nhiệt độ lại hạ xuống 00C hoặc thấp hơn. 
 + Sự chênh lệch quá lớn về nhiệt độ làm cho đá nứt nẻ, vỡ vụn. Cũng có khi nước trong các khe nứt của đá, khi nhiệt độ hạ thấp đông lại, tăng thể tích. Sức ép vào vách đá làm cho đá bị vỡ vụn. Kết quả là địa hình bị biến dạng
 - Nước chảy cũng là tác nhân xâm thực bề mặt Tái Đất. Dòng nước chảy tạm thời có thể cắt xẻ địa hình, đào các khe rãnh. Sông, suối còn vận chuyển và bồi tụ phù sa, tạo nên các thung lũng sâu và các dồng bằng châu thổ
 - Các sông băng di chuyển cũng tạo nên các dạng địa hình băng tích. Đó là những địa hình đồi hoặc đồng bằng bị băng hà tràn qua, bào mòn, để lại các tảng đá nằm ngổn ngang trên mặt đất gọi là đôi thạch hoặc hồ nhỏ
 - Nước biển và sóng tạo nên nhiều dạng địa hình bờ biển gặm mòn, bồi tụ,...
 - Nước ngầm cũng tạo nên các dạng địa hình độc đáo như các hang động ở vùng núi đá vôi...
 - Con người vừa là tác nhân tích cực và tiêu cực trong việc thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất
? Hãy so sánh, nhận xét về tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất?
? Vì sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?
HS: nội lực làm tăng tính gồ ghề còn ngoại lực san bằng những gồ ghề của địa hình.
? Theo em khi tác động của nội lực mạnh hơn ngoại lực thì sao?
HS: Địa hình phát triển theo hướng làm cho địa hình bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề, các vùng núi nổi lên cao hơn, các vùng trũng sụt xuống sâu hơn...
? Khi tác động của nội lực yếu hơn ngoại lực thì sao?
HS: Địa hình ngày càng bị san bằng, mặt đất bị hạ thấp, trở nên bằng phẳng hơn.
? Khi tác động của hai lực bằng nhau thì sao?
HS: Địa hình hầu như không thay đổi
GV: Cho HS quan sát tranh SGK và trên máy.
? Hãy nêu một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất?
GV: Gợi ý
? Theo em con người có tác động trong việc hình thành địa hình địa hình bề mặt Trái Đất không? Lấy ví dụ liên hệ?
GV: Tác động tích cực và tiêu cực.
GV: Để thấy rõ hơn về tác động của nội lực chúng ta đi tìm hiểu sang 2.
1. Tác động của nội lực và ngoại lực. 18-20p
a. Nội lực: 
- Khái niệm: Là lực sinh ra bên trong Trái Đất.
- Tác động: có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc gây nên hiện tượng động đất, núi lửa.
b. Ngoại lực:
- Khái niệm: Là những lực được sinh ra ở bên ngoài, ngay trên bề mặt lớp vỏ Trái Đất hoặc gần mặt đất.
- Tác động: Thông qua 2 quá trình là phong hoá làm vỡ vụn các loại đá và quá trình xâm thực, xói mòn các loại đá.
=> Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau xảy ra song song và đồng thời, tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất. 

File đính kèm:

  • docBai_10_Cau_tao_ben_trong_cua_Trai_Dat.doc