Giáo án Địa lý 6 - Chủ đề: sông và hồ, biển và đại dương
Dựa vào bản đồ các dòng biển và đại dương thế giới, hãy:
- Cho biết vị trí và hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh ở NCB, trong Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
- Cho biết vị trí và hướng chảy của các dòng biển ở NCN.
- So sánh vị trí và hướng chảy của các dòng biển nói trên ở NCB và NCN, từ đó rút ra nhận xét chung về hướng chay của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh trong đại dương thế giới.
Ngày soạn: Ngày giảng : CHỦ ĐỀ: SÔNG VÀ HỒ, BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG Thời lượng: 3 tiết I. Mục tiêu của chủ đề 1. Kiến thức: - Trình bày được các khái niệm : Sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước sông; nêu được mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và chế độ sông. - Trình bày được các khái niệm về hồ; phân loại hồ dựa vào nguồn gốc và tính chất của nước. - Hiểu vai trò của sông, hồ đối với đời sống và sản xuất của con người trên trái đất. - Hiểu nguyên nhân làm ô nhiễm nước sông và hậu quả, sự cần thiết phải bảo vệ nước sông, hồ. - Nhận biết được độ muối của biển và đại dương, nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau. - Trình bày được các hình thức vận động của nước biển và đại dương: sóng, thuỷ triều, dòng biển; nguyên nhân hình thành của chúng. - Hiểu vai trò của biển và đại dương đối với đời sống của con người trên trái đất. - Các nguyên nhân làm ô nhiễm và sự cần thiết phải bảo vệ biển và đại dương trên thế giới. - Xác định được vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh. - Rút ra nhận xét về hướng chảy của dòng biển nóng, lạnh trên đại dương thế giới. - Nêu được ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với chúng. 2. Kĩ năng: - Mô tả được hệ thống sông, các loại hồ qua mô hình tranh, hình vẽ. - Mô tả, xác định vị trí một số dòng biển trên bản đồ. - Kể tên các dòng biển nóng, lạnh trên đại dương thế giới. - Phân tích, giải thích hiện tương địa lý xảy ra. 3. Thái độ: - HS có ý thức bảo vệ nguồn nước sông, hồ, phản đối các hành vi làm ô nhiễm nguồn nước sông, hồ. - GD cho HS có ý thức bảo vệ các môi trường, không làm ô nhiễm nước biển và đại dương. Phản đối các hành vi làm ô nhiễm nước biển và đại dương. - Nghiêm túc tích cực học tập, hợp tác hoạt động nhóm. 4. Các năng lực được hình thành: - Năng lực chung: + Tư duy + Giải quyết vấn đề + Sử dụng ngôn ngữ + Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp , Sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ tranh ảnh. II. Bảng mô tả: BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CHO CHỦ ĐỀ Nội dung theo chuẩn KT-KN Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Kiến thức: Kĩ năng : - Trình bày được các khái niệm : Sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước sông; nêu được mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và chế độ sông. - Trình bày được các khái niệm về hồ; phân loại hồ dựa vào nguồn gốc và tính chất của nước. - Nhận biết được độ muối của biển và đại dương, nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau. - Trình bày được các hình thức vận động của nước biển và đại dương: sóng, thuỷ triều, dòng biển; nguyên nhân hình thành của chúng. - Sử dụng mô hình để mô tả hệ thống sông: sông chính, phụ lưu, chi lưu. - Nhận biết một số loại hồ qua tranh ảnh - Nhận biết thủy triều, sóng biển qua tranh ảnh - Hiểu vai trò của sông, hồ đối với đời sống và sản xuất của con người trên trái đất. - Hiểu nguyên nhân làm ô nhiễm nước sông và hậu quả, sự cần thiết phải bảo vệ nước sông, hồ. - Hiểu vai trò của biển và đại dương đối với đời sống của con người trên trái đất. - Các nguyên nhân làm ô nhiễm và sự cần thiết phải bảo vệ biển và đại dương trên thế giới. - Xác định được vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh. - Rút ra nhận xét về hướng chảy của dòng biển nóng, lạnh trên đại dương thế giới. - Nêu được ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với chúng. - Sử dụng bản đồ: “ Các dòng biển và đại dương trên thế giới” để kể tên các dòng biển lớn và hướng chảy của chúng. III. Hệ thống câu hỏi và bài tập của chủ đề Nhận biết 1 Sông là gì? Nguồn cung cấp nước cho sông? 2 Lưu vực sông là gì? Hệ thống sông là gì? 3 Thủy chế sông là gì? 4 Hồ là gì? Nguyên nhân hình thành hồ? 5 Độ muối của biển và đại dương? 6 Có mấy hình thức vận động của nước biển và đại dương? Cho biết khái niệm sóng, thủy triều, dòng biển? Thông hiểu 7 Vai trò của sông đối với sản xuất và đời sống nhân dân? 8 Tác dụng của hồ? 9 Nguyên nhân độ muối của biển và đại dương không giống nhau? 10 Nguyên nhân sinh ra sóng, thủy triều, dòng biển 11 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển và đại dương? Vận dụng 12 Ảnh hưởng của sóng, thủy triều, dòng biển đối với sản xuất và đời sống 13 Dựa vào bản đồ các dòng biển và đại dương thế giới, hãy: - Cho biết vị trí và hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh ở NCB, trong Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. - Cho biết vị trí và hướng chảy của các dòng biển ở NCN. - So sánh vị trí và hướng chảy của các dòng biển nói trên ở NCB và NCN, từ đó rút ra nhận xét chung về hướng chay của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh trong đại dương thế giới. 14 Ảnh hưởng của dòng biển đến khí hậu? ĐÁP ÁN: 1 - Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. - Nguồn cung cấp nước sông từ mưa, nước ngầm, băng tuyết tan. 2 - Lưu vực sông là diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông. - Hệ thống sông : Là sự hợp thành của phụ lưu, chi lưu với sông chính 3 - Thuỷ chế sông : là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của 1 con sông trong 1 năm. 4 - Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. - Nguồn gốc hình thành: + Miệng núi lửa ( H60). + Nhân tạo. + Khúc uốn sông. + Kiến tạo ( đoạn tầng). 5 - Độ muối TB của nước biển và dại dương là 35 /, biển Việt Nam là 33 /. 6 Có ba hình thức vận động của biển và đại dương: Sóng, thủy triều, dòng biển. - Sóng: Là sự chuyển động tại chỗ của các hạt nước biển - Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kì. - Dòng biển là những dòng nước chảy trên biển và đại dương giống như những dòng sông trên đất liền. 7 Vai trò của sông: Là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, giao thông 8 Tác dụng của hồ: Điều hoà dòng chảy, giao thông, tưới tiêu, phát điện, thuỷ sản, tạo cảnh đẹp, điều hoà khí hậu. 9 Độ muối trong nước biển và đại dương không giống nhau tùy thuộc vào nguồn cung cấp nước và độ bốc hơi. 10 - Sóng: Chủ yếu do gió. Do động đất, núi lửa ở đáy biển và đại dương => sóng thần. - Thủy triều: Chủ yếu do sức hút của mặt trăng và 1 phần của mặt trời. - Dòng biển: Chủ yếu do các loại gió thổi thường xuyên trên trái đất: gió Tín phong và gió Tây Ôn đới. 11 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển, đại dương: Do sự cố tràn dầu trên biển, do rác thải từ các hoạt động sản xuất của con người, của các ngành công nghiệp 12 Ảnh hưởng của sóng, thủy triều, dòng biển đối với đời sống: - Sãng to -> b·o thiÖt h¹i lín vÒ ngêi vµ cña. - Thủy triều ảnh hưởng đến ngành hàng hải, đánh cá, sản xuất muối. - Dòng biển ảnh hưởng đến khí hậu nơi chúng đi qua. Giao thông, đánh cá 13 Đại dương Hải lưu Bắc bán cầu Nam b¸n cầu Tên hải lưu Vị trí – Hướng chảy Tên hải lưu Vị trí – Hướng chảy Thái Bình Dương Nóng Cư rô xi ô A laxca X.Đạo -> Vùng cực 400 Bắc -> Vùng cực Đông Úc XĐạo -> 300 N Lạnh Ca li foocnia Ôi a si vô 400 Bắc -> X Đạo BBD -> Ôn đới Pê ru 600N-> XĐạo Đại Tây Dương Nóng Guy An Gơnxtim Bắc XĐ -> 300 Bắc Từ CTB -> Bắc Âu Bra xin XĐạo -> 300N Lạnh LaBrađo Ca na ri 600 B -> 400 Bắc 400B -> 300 Bắc Ben ghê la 600N -> XĐạo * KL: Hầu hết các dòng biển nóng ở 2 bán cầu đều xuất phát từ vùng biển vĩ độ thấp chảy lên vùng biển vĩ độ cao. - Các dòng biển lạnh ở 2 bán cầu xuất phát từ vùng biển vĩ độ cao về vùng biển vĩ độ thấp. 14 Ảnh hưởng của dòng biển -> khí hậu: - Dòng biển nóng làm nhiệt độ các vùng ven biển cao hơn. - Dòng biển lạnh làm nhiệt độ các vùng ven biển thấp hơn các vùng cùng vĩ độ. IV. Đồ dùng dạy - học - Mô hình hệ thống sông , lưu vực sông. - Bản đồ tự nhiên Việt Nam + B. đồ tự nhiên châu Á. - Bản đồ sự phân bố lượng mưa trên thế giới. V. Phương pháp dạy và học Đàm thoại, phát vấn, nhóm, trao đổi – thảo luận, thực hành VI.Tổ chức dạy học theo chủ đề:
File đính kèm:
- Bai_23_Song_va_ho_20150726_023439.doc