Giáo án Địa lý 10 - Bài 20: Lớp vỏ địa lý, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh lớp vỏ địa lý
- Bước 1: GV cho HS đọc khái niệm trong SGK giải thích các thuật ngữ:
+ Thế nào là mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của lớp vỏ địa lí? (Thành phần này thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các thành phần khác và ngược lại)
+ Giải thích nguyên nhân hình thành quy luật? (Do tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực Chúng không tồn tại và phát triển cô lập)
- B¬ước 2: GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, phân tích các ví dụ trong SGK để rút ra biểu hiện của quy luật.
+ Nhóm 1,2: Tìm ví dụ khi có sự thay đổi của thực vật thì các thành phần tự nhiên khác sẽ thay đổi như thế nào?
+ Nhóm 3,4: Tìm ví dụ khi nguồn nước thay đổi. Khi con người đắp đập xây dựng nhà máy thuỷ điện.
Chương IV: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ Bài 20: LỚP VỎ ĐỊA LÝ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH LỚP VỎ ĐỊA LÝ Tuần 12 Tiết 23 Ngày soạn : 29/10/201 Ngày dạy : 04/11/2014 I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1/ Kiến thức - Hiểu khái niệm lớp vỏ địa lí, biết được cấu trúc của lớp vỏ địa lí - Hiểu và trình bày được một số biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh lớp vỏ địa lí - Phân tích để thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa các thành phần tự nhên trong lớp vỏ địa lí, nhất là khí hậu: Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Nếu KH thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. 2/ Kĩ năng - Sử dụng hình vẽ, lát cắt để trình bày về lớp vỏ địa lý và các quy luật của lớp vỏ địa lí: Khái niệm lớp vỏ địa lý - Phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần của tự nhiên địa lí. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để đưa ra những ví dụ về các hiện tượng nhằm minh họa quy luật. 3/ Thái độ - Thận trọng khi tác động vào các thành phần tự nhiên - Quan tâm tới sự thay đổi của môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường. - Có ý thức và hành động hợp lí bảo vệ tự nhiên, phù hợp với quy luật của nó. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1/ Giáo viên : - Các tranh ảnh về rừng bị tàn phá, lũ lụt. - Bản đồ Hình thể Việt Nam. - Hình 20.1 phóng to 2/ Học sinh: - Các tranh ảnh về rừng bị tàn phá, lũ lụt. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1/ Ổn định tổ chức lớp : kiểm tra sĩ số, trang phục, vệ sinh 2/ Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ? Câu 2. Nêu sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao? 3/ Bài mới a) Mở bài: Các em đã được học tất cả các quyển của lớp vỏ Trái Đất, mỗi quyển có quy luật phát triển riêng nhưng tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo một quy luật nhất định. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số quy luật quan trọng của lớp vỏ địa lí b) Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VÀ GIỚI HẠN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ 1/Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/ Cặp đôi 2/ Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, PTTQ - Bước 1: GV yêu cầu HS đọc mục I trang 74, 75 - SGK kết hợp quan sát hình 20.1, cho biết : + Lớp vỏ địa lí gồm những quyển nào? + Giới hạn, đặc điểm của lớp vỏ địa lí. + So sánh lớp vỏ địa lí ở lục địa với lớp vỏ địa lí ở đại dương? à Đại dương : từ đáy vực thẳm đại dương lên 22km (dày 35km) ; lục địa : từ giới hạn dưới vỏ phong hóa đến 22km (dày 25km) + Phân biệt lớp vỏ địa lí và lớp vỏ TĐ (Vị trí, chiều dày, giới hạn, thành phần vật chất) + Giới hạn của lớp vỏ địa lí giống với giới hạn của quyển nào đã học ? (Sinh quyển) àHS phát biểu. GV chuẩn kiến thức với hinh vẽ trên bảng. - Bước 2: GV hướng dẫn HS dựa vào bản đồ Hình thể Việt Nam và vốn hiểu biết, hãy nêu những biểu hiện chứng tỏ địa hình, khí hậu, sông ngòi có sự tác động lẫn nhau? àĐịa hình núi cao làm khí hậu phân hoá theo độ cao : càng lên cao nhiệt độ càng giảm, lượng mưa có sự khác nhau giữa sườn đón gió và sườn khuất gió. Sông ngòi ở vùng núi cao nước chảy xiết, nhiều thác ghềnh... àHS trình bày, GV có kết luận và dẫn dắt HS đi tìm hiểu nội dung mới. Hoạt động 2 : TÌM HIỂU QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐL 1/Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm 2/ Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, PTTQ, thảo luận - Bước 1: GV cho HS đọc khái niệm trong SGK giải thích các thuật ngữ: + Thế nào là mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của lớp vỏ địa lí? (Thành phần này thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các thành phần khác và ngược lại) + Giải thích nguyên nhân hình thành quy luật? (Do tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực àChúng không tồn tại và phát triển cô lập) - Bước 2: GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, phân tích các ví dụ trong SGK để rút ra biểu hiện của quy luật. + Nhóm 1,2: Tìm ví dụ khi có sự thay đổi của thực vật thì các thành phần tự nhiên khác sẽ thay đổi như thế nào? + Nhóm 3,4: Tìm ví dụ khi nguồn nước thay đổi. Khi con người đắp đập xây dựng nhà máy thuỷ điện. + Nhóm 5,6: Tìm ví dụ khi có sự thay đổi của nhiệt độ. - Bước 3: HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau. Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức. à Từ các ví dụ của HS, GV sẽ rút ra kết luận để đi đến biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh thông qua sơ đồ mối quan hệ giữa các quyển - Bước 4: GV yêu cầu HS hãy nêu: + Các ví dụ về tác động tiêu cực của con người vào tự nhiên gây ảnh hưởng đến cảnh quan? + Tại sao lại phải nắm vững quy luật thống nhất và hoàn chỉnh? + Suy nghĩ của bản thân về hình 20.2 - SGK - Bước 5: HS phát biểu, GV nhận xét, chuẩn kiến thức. à Từ đó GV đưa ra thông điệp gửi tới con người nhằm giáo dục HS (Cần khai thác, sử dụng tự nhiên hợp lí nhằm phát triển bền vững, đảm bảo cân đối về KT – XH, môi trường) I. Lớp vỏ địa lí - Khái niệm: Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ bộ phận như: Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau - Độ dày của lớp vỏ địa lí khoảng 25 đến 35km. II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí 1/ Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí. 2/ Biểu hiện của quy luật: - Các thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau - Nếu một thành phần của lớp vỏ địa lí bị thay đổi thì các thành phần khác sẽ bị biến đổi theo. 3/ Ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh Có thể dự báo trước về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khi chúng ta sử dụng chúng. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1/ Tổng kết: - GV phát phiếu thăm dò ý kiến HS: Em có dự định gì để góp phần nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương em? - Trả lời câu hỏi 2, 3 SGK - Vẽ sơ đồ nêu rõ hậu quả khi con người đốt rừng làm nương rẫy. 2/ Hướng dẫn học tập : Soạn bài mới theo hướng dẫn : Khái niệm, biểu hiện quy luật địa đới, quy luật phi địa đới 3/ Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Bai 20 Lop vo dia li Quy luat thong nhat va hoan chinh cua lop vo dia li.doc