Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chương trình cả năm

BÀI KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT

A: Phạm vi kiểm tra.

 Từ bài 1 – 6.

B: Mục đích yêu cầu kiểm tra.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả và nắm vững kiến thức từ bài 1 đến bài 6.

- Kỹ năng đọc, vẽ, xác định phương hướng trên bản đồ.

C: Hoạt động trên lớp.

1- Ổn định .

2- Phát đề kiểm tra.

I-Đề bài

I.Trắc nghiệm (3điểm)

 Khoan tròn câu đúng nhất.

Câu 1:Tong hệ Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời ?

a.thứ 3 b.thứ 4

c. Thứ 5 d.thứ 6

Câu 2: Đường nói liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên quả Địa cầu là

a.đường xích đạo b. Đường vĩ tuyến

c. Đường kinh tuyến. d. đường kinh tuyến dài nhất.

Câu 3: Bản đồ có tỉ lệ 1:2000000, thì 1cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa.

a.2km b.20km

c.200km d.2000km

Câu 4: Tọa độ địa lí là

a. kinh độ của một điểm.

b. vĩ độ của một điểm.

c. kinh độ của một điểm và vĩ độ của một điểm.

d. kinh tuyến đi qua điểm đó.

Câu 5:các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng

a.dốc b. càng thoải

c.bằng phẳng d. trung bình

câu 6: đường vĩ tuyến dài nhất là

a.vĩ tuyến 300 b vĩ tuyến 600

c.vĩ tuyến 900 d.vĩ tuyến 00

 II.Tự luận

Câu 1: Các đối tượng địa lí thường được thể hiện trên bản đồ bằng những loại kí hiệu, những dạng kí hiệu nào ? ( 3 điểm)

Câu 2: Trên bản đồ có tỉ lệ 1:700000 bạn Nam đo được khoảng cách giữa hai thành phố A và B là 5 cm. Hỏi trên thực tế hai thành phố này cách nhau bao nhiêu km ? ( 1 điểm)

 Câu 3: Em hãy vẽ các hướng chính trên bản đồ. ( 2 điểm)

Câu 4: Muốn thể hiện địa hình trên bản đồ người ta dùng những cách nào ? ( 1 điểm)

 

doc80 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chương trình cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am
2.Tranh ảnh các loại địa hình thể hiện tác động của nội lực và ngoại lực 
3.Mô hình núi lửa 
III:Hoạt động trên lớp:
	1. Ổn định lớp.
2. Kiển tra bài cũ:
Tại sao trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ? 
3. Bài mới:
Hoạt đông của Thầy 
Hoạt đông của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: 
GV cho HS quan sát mô hình:
- Vỏ traí đất có độ dày như thế nào ? điều đó chứng tỏ bề mặt Trái Đất bằng phẳng hay gồ ghề ?
- Dựa vào nội dug SGK em hãy cho biết tại sao bề mặt Trái Đất lại gồ ghề không bằng phẳng ?
GV: yêu cầu HS:
 -Yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ nội lực và ngoại lực.
- Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau ?
Hoạt động 2: 
GV: Cho HS quan sát tranh ảnh về hoạt động của núi lửa. 
- Núi lửa là gì ?
- Khi núi lửa hoạt động gây lên những tác hại gì đồi với đời sống và sản xuất ? 
 - Khi mắc ma nguội đi phân hoá thành đất. Đất những nơi đó thường như thế nào ? 
- Cả hại hoạt động núi lửa và động đất là kết quả của nội lực hay ngoại lực. 
-Động đất là gì? 
- Động đất xảy ra ở những nơi đông dân gây lên những hậu quả gì ?
 GV: Nêu một số vụ động đất và núi lửa gây hậu quả nghiêm trọng.
Hoạt động 1
- Không đều nhau.Gồ ghề.
-Do tác động của nội lực.
- Đọc.
- HS suy nghĩ trả lời.
Hoạt động 2.
- Núi lửa là hiện tượng phun trào mắc ma dưới sâu lên trên bề mặt đất. 
- Núi lửa hoạt đọng gây tác hại nghiêm trọng. 
 Những núi lửa tắt đất đai phì nhiêu dân tập chung đông. 
- Động đất là hiện tượng các lớp đất đá bị dung chuyển.
-HS suy nghĩ trả lời.
1. Tác động của nội lực và ngoại lực.
- Nội lực là những lưc sinh ra ở bên trong Trái Đất. Làm cho đất đá bị uốn nếp thành núi đứt gãy hạ thấp địa hình.
- Ngoại lực là những lực sinh ra từ bên ngoài như nhiệt độ gió mưa, nước chảy làm cho địa hình bị bào mòn hay bồi tụ.
2. Núi lửa và động đất.
- Núi lửa là hiện tượng phun trào mắc ma dưới sâu lên trên bề mặt đất. 
+ Núi lửa hoạt đọng gây tác hại nghiêm trọng. 
+ Những núi lửa tắt đất đai phì nhiêu dân tập chung đông. 
- Động đất là hiện tượng các lớp đất đá bị dung chuyển.
4.Củng cố:
GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Nội lực là gì, Ngoại lực là gì ? Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau ?
5.Dặn dò:
Về nhà làm tiếp bài tập SGK.
Học bài cũ, nghiên cứu bài mới.
IV. Rút kinh nghiệm .
Ngày soạn: Tuần: 15
Ngày dạy: Tiết: 15
Bài 13: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I : Mục tiêu bài học:	
Sau bài học, HS cần:
1.kiến thức.
 - Phân biệt được độ cao tuyêt đối và độ cao tương đối của địa hình. 
 - Biết khái niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao tương đối của địa hình sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ.
 - Hiểu thế nào là địa hình Cacxtơ.
 - Chỉ được trên bản đồ thế giới một số vùng núi gìa và một số dãy núi trẻ. 
2.kĩ năng.
Nhận biết các dạng địa hình qua tranh ảnh mô hình.
Đọc bản đồ, lược đồ tỉ lệ lớn.
II: Chuẩn bị.
- Sơ đồ thể hiện độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối của núi. 
- Bảng phân loại núi theo độ cao. 
- Tranh ảnh về các loại núi già và núi trẻ ,núi đá vôi và hang động. 
- Bản đồ tự nhiên thế giới. 
III: Hoạt động trên lớp:
Ổn đ ịnh lớp. ờp
Kiển tra bài cũ:
 Tại sao người ta nói rằng nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau ?
Bài mới:
Hoạt đông của Thầy 
Hoạt đông của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: 
GV: Treo tranh về núi: 
- Dựa vào tranh hoặc hình 35;36 (SGK ) em hãy cho biết núi là địa hình nhô lên hay trũng xuống của vỏ Trái Đất 
- Núi là gì ?
- Độ cao của núi được tính bằng cách nào ? 
- Yêu cầu HS đọc thuật ngữ độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối ( SGK-Tr 85 )
- Dựa vào độ cao tuyệt đối người ta phân núi thành 3 loại. Dựa vào bảng thống kê em hãy cho biết đó là những loại nào ? Có độ cao từ bao nhiêu đến bao nhiêu mét ? 
GV: Treo bản đồ tự nhiên thế giới và Việt Nam 
- Dựa vào bản đồ ttự nhiên Việt Nam và thế giới em hãy cho biết tên của các dãy núi cao trên thế giới ?
- Việt nam chủ yếu núi có độ cao như thế nào ?
GV: Cho HS quan sát bản đồ lên bảng chỉ và đọc tên các dãy núi cao trên thế giới và đưa ra kết luận về núi ở Việt Nam. 
Hoạt động 2: 
GV: Dựa vào nội dung SGK ngoài chia theo độ cao người ta còn dựa vào đâu để chia núi thành núi già và núi trẻ ?
- Núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào ?
GV: Dùng bản đồ thế giới chỉ cho HS thấy các dãy núi già và núi trẻ trên thế giới.
- Việt Nam chúng ta có rát nhiều đó là loại địa hình nào ?
Hoạt động 3: 
Bước 1: 
GV: Dựa vào nội dung SGK em hãy:
- Cho biết địa hình caxtơ là gì ?
-Hãy kể tên một số hang động đẹp mà em biết.
Hoạt động 1.
- Núi là địa hình nhô cao trên 500 mét so với mực nước biển có đỉnh có sườn. 
- Đo từ chân núi đến đỉnh núi (tương đối), từ đỉnh đến mực nước biển (tuyệt đối).
-Đọc.
- Dựa vào độ cao tuyệt đối người ta chia núi thành 3 loại: 
+ Núi thấp < 1000 m
+ Núi trung bình từ 1000 m đến 2000 m
+ Núi cao trên 2000 m
-Hs dựa vào tập bản đồ nêu.
-Hs quan sát suy nghĩ trả lời.
-Xác định trên lược đồ.
Hoạt động 2: 
- Căn cứ vào thời gian hình thành và hình thái núi người ta chia thành núi già núi trẻ.
-Núi già: đỉnh tròn, sườn thoải, rộng.
+ Núi trẻ: đỉnh nhọn, sườn dốc, hẹp
-Quan sát.
-Suy nghĩ trả lời.
Hoạt động 3: 
- Núi đá vôi: Nhiều hình dạng khác nhau sườn dốc, đứng.
-HS suy nghĩ trả lời.
1.Núi độ cao của núi.
- Núi là địa hình nhô cao trên 500 mét so với mực nước biển có đỉnh có sườn. 
- Dựa vào độ cao tuyệt đối người ta chia núi thành 3 loại: 
+ Núi thấp < 1000 m
+ Núi trung bình từ 1000 m đến 2000 m
+ Núi cao trên 2000 m
2. Núi già và núi trẻ.
 Căn cứ vào thời gian hình thành và hình thái núi người ta chia thành núi già núi trẻ.
+ Núi già: đỉnh tròn, sườn thoải, rộng.
+ Núi trẻ: đỉnh nhọn, sườn dốc, hẹp.
3. Địa hình caxtơ và các hang động. 
- Núi đá vôi: Nhiều hình dạng khác nhau sườn dốc, đứng.
- Trong núi có các hang động đẹp. 
4. Củng cố:
GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Em hãy cho biết sự khác nhau giữa hai độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối ?
 Núi già và núi trẻ khác nhau ở điểm nào ?
5. Dặn dò:
Về nhà làm tiếp bài tập SGK.
Học bài cũ, nghiên cứu bài mới.
IV.Rút kinh nghiệm .
Ngày soạn: Tuần: 16
Ngày dạy: Tiết: 16
Bài 14: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
(tiếp)
I: Mục tiêu bài học:	
Sau bài học, HS cần:
	-Nắm được đặc điẻm hình thái của 3 dạng địa hình :Đồng bằng ,Cao nguyên và đồi trên cơ sở quan sát tranh ảnh hình vẽ ...
-Chỉ được trên bản đồ một số đồng bằng cao nguyên lớn trên thế giới và ở Việt Nam 
II: Chuẩn bị:
-Bản Đồ tự nhiên thế giới và Việt Nam 
	-Tranh ảnh mô hình về lát cắt đồng bằng và cao nguyên
III: Hoạt động trên lớp:
	1.Ổn định lớp.
 2.Kiển tra bài cũ:
-Hãy nêu rõ sự khác biệt giữa độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối 
-Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào ?
3.Bài mới:
 Mở bài: Địa hình bề mặt Trái Đất có những nơi bằng phẳng giống nhau nhưng lại không được gọi như nhau đó là những loại địa hình nào chúng ta tìm hiểu bài học ngày hôm nay. 
Hoạt đông của Thầy 
Hoạt đông của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: 
GV: Giới thiệu H39.
- Dựa vào hình 39 em hãy cho biết có đặc điểm gì về diện ích hình thái bề mặt bằng phẳng hay không bằng phẳng ? 
 -Dựa vào nội dung SGK em hãy cho biết địa hình đồng bằng là gì ?
- Giải thích nguyên nhân hình thành lên đồng Bằng ?
-Treo bản đồ tự nhiên thế giới và treo bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Hãy tìm trên bản đồ tự nhiên thế giới đồng bằng của sông Nin (Châu Phi, sông Hoàng Hà (Trung quốc ) và sông cửu Long (Việt Nam ).
- Trong hai loại đồng bằng đồng bằng. Đồng bằng nào có đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp ? Tại sao ?
Hoạt động 2: 
GV: Cho HS quan sát mô hình địa hình cao nguyên và bình nguyên Hoặc H40 phóng to.
- Quan sát H40, Tìm những điểm giống nhau giữa hai dạng bình nguyên và cao nguyên ?
-Giá trị kinh tế của cao nguyên ?
Hoạt động 3.
-Đồi là dạng địa hình như thế nào?
-Hình dạng đồi như thế nào?
-Dộ cao tương đối của vùng? 
-Giá trị kinh tế của vùng đồi? 
Hoạt động 1: 
-Tương đối bằng phẳng.
-Bình nguyên là dạng địa hình thấp có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gơn sóng có độ cao tuyệ đối dưới 200m
-Gồn hai dạng 
+Bình nguyên bóc mòn 
+Bình nguyên bồi tụ
- Các đồng bằng trên thế giới được hình thành do hai nguyên nhân chính là do băng hà bóc mòn địa hình và do phù sa các sông ngòi bồi đắp lên.Trong đó đồng bằng do sông ngòi bồi đắp còn được gọi là đồng bằng châu thổ
-Hs: Xác định trên bản đồ.
-Đồng bằng bồi tụ.
Hoạt động 2: 
-Hs:Quan sát.
- Cao nguyên là dạng địa hình tương đối bằng phẳng độ cao từ 500m trở lên và có sườn.
- Trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc.
Hoạt động 3.
- Dạng địa hình chuyển tiếp bình nguên và núi.
- Dạng bát úp đỉnh tròn, sườn thoải.
- < = 200m.
- Trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc.
1.Bình nguyên (Đồng bằng)
-Bình nguyên là dạng địa hình thấp có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gơn sóng có độ cao tuyệ đối dưới 200m
-Gồn hai dạng 
+Bình nguyên bóc mòn 
+Bình nguyên bồi tụ
2.Cao nguyên.
Cao nguyên là dạng địa hình tương đối bằng phẳng độ cao từ 500m trở lên và có sườn.
3.Đồi.
- Dạng địa hình chuyển tiếp bình nguên và núi.
- Dạng bát úp đỉnh tròn, sườn thoải.
- Độ cao < = 200m.
4.Củng cố:
GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
	- Bình nguyên là gì ? có độ cao tuyệt đối nh thế nào ?
	- Cao nguyên có đặc điểm giống đồng bằng như thế nào ? có đặc điểm giống với miền núi như thế nào ? 
5.Dặn dò:
Về nhà làm tiếp bài tập SGK.
Học bài cũ, xen lại các bài củ chuẩn bị cho tiết ôn tập.
IIV:Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn: Tuần: 17
Ngày dạy: Tiết: 17
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I: Mục tiêu bài học:	
Sau bài học, HS cần:
- Củng cố lại kiến thức của HS.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích.
II: Chuẩn bị:
- Quả địa cầu
- Tranh chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và quanh trục, các hình 24, 25, 29, 34, 40 (SGK).
III:Hoạt động trên lớp:
	1.Ổn định lớp.
 2. Kiển tra bài cũ:
	Hãy nêu rõ sự khác biệt của độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối ?
3.Bài mới.
Nội dung 1: TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI. HÌNH DẠNG TRÁI ĐẤT 
 VÀ CÁCH THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT TRÊN BẢN ĐỒ
1. Kiến thức
1.1. Biết được vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của Trái Đất
- Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời (vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời).
- Hình dạng và kích thước của Trái Đất: hình dạng cầu và kích thước rất lớn.
1.2. Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam
- Kinh tuyến: đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu. 
- Vĩ tuyến: vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến. 
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grin- uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh)
- Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 00 (Xích đạo)
- Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
- Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.
- Nửa cầu Đông : nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có các châu: Âu, Á, Phi và Đại Dương.
- Nửa cầu Tây : nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ.
- Nửa cầu Bắc: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Nửa cầu Nam: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam.
1.3. Định nghĩa đơn giản về bản đồ, biết phương hướng trên bản đồ và một số yếu tố cơ bản của bản đồ: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, lưới kinh, vĩ tuyến
- Định nghĩa bản đồ: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
- Phương hướng trên bản đồ:
+ Phương hướng chính trên bản đồ (8 hướng chính)
+ Cách xác định phương hướng trên bản đồ:
Với bản đồ có kinh tuyến,vĩ tuyến: phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng.
Với các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.
- Tỉ lệ bản đồ:
+ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.
+ Hai dạng tỉ lệ bản đồ: tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
Nội dung 2: CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QỦA 
1. Kiến thức
1.1. Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời của Trái Đất: hướng, thời gian, quỹ đạo và tình chất của chuyển động
- Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:
+ Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’trên mặt phẳng quỹ đạo.
+ Hướng tự quay: từ Tây sang Đông.
+ Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm). Vì vậy bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ.
- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
+ Trái đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một qũy đạo có hình elip gần tròn.
+ Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông.
+ Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ.
+ Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033’ trên mặt phẳng vĩ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.
1.2. Trình bày được các hệ quả chuyển động của Trái Đất
- Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:
+ Hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.
+ Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể ở nửa cầu bắc và nửa cầu nam trên bề mặt Trái Đất.
- Hệ quả chuyển động của Trái Đấtquanh Mặt Trời:
+ Hiện tượng các mùa trên Trái Đất.
+ Hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
Nội dung 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT
1. Kiến thức
1.1. Nêu được tên các lớp cấu tạo của trái đất và đặc điểm của từng lớp
- Các lớp cấu tạo Trái Đất: lớp vỏ, lớp trung gian và lớp lõi Trái Đất.
- Đặc điểm: độ dày, trạng thái, nhiệt độ của từng lớp.
1.2.Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất
- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của trái đất, được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. - Vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất, nhưng có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
4. Củng cố:
GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
GV yêu cầu HS đọc các phần ghi nhớ SGK.
5. Dặn dò:
Về nhà làm tiếp bài tập SGK.
Về nhà các em học bài trả lời các hỏi ở mỗi bài làm thành đề cương học kĩ tiết sau làm bài kiểm tra học kì .
IV: Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: Tuần: 18
Ngày dạy: Tiết: 18
KIỂM TRA HỌC KÌ I
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 	Thông qua bài kiểm tra góp phần:
	+ Đánh giá kết quả học tập của mỗi HS.	
	+ Rút kinh nghiệm và cải tiến cách học của HS cách dạy của GV và rút kinh nghiệm về nội dung, chương trình môn học.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 	1. Ổn định tổ chức lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3- Bài mới.
KIỂM TRA HỌC KÌ I
ĐỀ BÀI VÀ ĐÁP ÁN
(Do phòng (sở) giáo dục ra)
IV. Tổng kết thu bài
	- GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
	- Về nhà xem lại bài kiểm tra, đối chiếu với bài làm của mình.
HỌC KÌ II
Ngày soạn: Tuần: 20
Ngày dạy: Tiết: 20
Bài 15:CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
I: Mục tiêu bài học:	
Sau bài học, HS cần:
 - Hiểu được các khái niệm: Khóang vật Đá, Khoáng sản, mỏ khoáng sản. 
 - Biết phân loại khoáng sản theo công dụng. 
 - Hiểu khoáng sản không phải là tài nguyên vô tận, vì vậy con người phải biết khai thác chúng một cánh tiết kiệm và hợp lí. 
II: Chuẩn bị:
	- Bản đồ khoáng sản Việt Nam. 
	- Một số mẫu đá khoáng vật.
III.Hoạt động trên lớp:
	1.Ổn định lớp.
2.Kiển tra bài cũ:
	- Hãy nêu rõ sự khác biệt giữa độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối ?
	- Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào ?
3.Bài mới:
Hoạt đông của Thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: 
GV: Chia lớp thành 3 nhóm. phát cho mỗi nhóm một hộp khoáng sản và phiếu học tập. 
Phiếu học tập
 Quan sát các mẫu khoáng sản và đá hãy cho biết:
- Khoáng sản có ở đâu ?
- Khoáng sản là gì ? khi nào gọi là mỏ khoáng sản ? 
- Dựa vào bảng số liệu trên em hãy kể tên một số khoáng sản và công dụng của chúng ?
- Em hãy kể tên một số khoáng sản ở địa phương em ?
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: 
- Dựa vào nội dung SGK em hãy cho biết mỏ nội sinh hình thành như thế nào ?
- Tại sao gọi là mỏ ngoại sinh ?
- GV: Mở rộng các mỏ khoáng sản thường là những tài nguyên không vô tạn cho lên chúng ta phải sử dụng tiết kiệm tránh lãng phí nếu không đến một lúc nào đó khoáng sản trên Trái Đất trở nên khan hiếm và cạn kiệt .
GV: Cho HS xem một số mẫu đá khoáng sản.
Hoạt động 1: 
-HS thảo luận nhóm Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- Nhóm khác bổ xung ý kiến.
Hoạt động 2: 
- Những mỏ nội sinh hình thành cùng với quá trình phun trào mắc ma dưới sâu lên bề mặt đất. Các mỏ khoáng sản nội sinh thường là các mỏ khoáng sản kim loại
- Các mỏ khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh thường là những mỏ phi kim loại .
-Quan sát.
1. Khoáng sản, mỏ khoáng sản . 
* - Khoáng sản, mỏ khoáng sản.
*- KN: Khoáng vật và đá có ích được con người sử dụng gọi là khoáng sản. 
- Mỏ khoáng sản: Là nơi tập chung nhiều một loại khoáng sản. 
*- Phân loại khoáng sản 
 Theo công dụng có:
+ Khoáng sản năng lượng.
+ Khoáng sản Kim Loại.
+ Khoáng sản phi kim loại.
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh. 
- Theo nguồn hình thành có: 
+ Mỏ nội sinh: Được hình thành do quá trình tích tụ vật chất.
+ Mỏ nội sinh: Được hình thành do hoạt động phun trào mắc ma.
4.Củng cố:
GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
	- Khoáng sản là gì khi nào gọi là mỏ khoáng sản ?
	- Hãy trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng ? 
5.Dặn dò:
Về nhà làm tiếp bài tập SGK.
Học bài cũ, nghiên cứu bài mới.
IV:Rút kinh nghiệm sau :
Tuần:
Tiết: 
Bài: 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Lớp:
THỤC HÀNH
 ĐỌC LƯỢC ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN
A: Mục tiêu bài học:	Sau bài học, HS cần:
 - Biết được khái niệm đường đồng mức. 
 - Biết được kĩ năng đo tính độ cao và các khoảng cách trên thực địa dựa vào bản đồ. 
 - Biết đọc và sử dụng các bản đồ tỉ lệ lớn có các đường đồng mức. 
B: Các thiết bị dạy học:
 - Lược đồ địa hình (H44 SGK phóng to treo tường).
 - Bản đồ hoặc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn có các đường dồng mức (Nếu có).
C: Các hoạt động trên lớp:
Kiển tra bài cũ:
Khoáng sản là gì ? Sự phân loại khoáng sản theo công dụng như thế nào? 
Bài mới:
 Mở bài: Địa hình có trên bản đồ có nhiều cách thể hiện hôm nay chúng ta tìm hiểu về cách biểu hiện địa hình trên bản đồ. 
THỤC HÀNH
 ĐỌC LƯỢC ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN
Hoạt đông của Thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: 
Bước 1:
GV: Giới thiệu về nội dung của các hình trong SGK. Chia học sinh thành hai nhóm. Yêu cầu: HS: Các nhóm trả lời các câu hỏí SGK
HS: Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm đọc kết quả thảo luận. Nhóm khác bổ xung ý Kiến.
Bước 2: 
 - Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm đọc kết quả thảo luận. Nhóm khác bổ xung ý Kiến. 
 - GV: Chuẩn xác kiến thức.
Chuyển ý : dựa vào các đường đồng mức người ta có thể biết được địa hình như thế nào. vậy cách xác định cụ thể ra sao chúng ta chuyển sang phần 2 sau đây.
Hoạt động 2: 
Bước 1:
GV: Duy trì các nhóm yêu cầu các nhóm tiếp tục làm thảo luận xác định khoảng cách của các điẻm và xác định phương hướng của các điểm. Và ghi kết quả vào phiếu học tập.
1. Đường đồng mức tác dụng của đường đồng mức. 
- Đường đồng mức là đường nối liền các điểm có cùng độ cao. 
- Dựa vào các đường đồng mức ta có thể biết độ cao tuyệt đối của các điểm trên bẳ đồ và đặc điểm hình dạng của địa hình. 
+ Các đường đồng mức càng gần nhau địa hình càng dốc. 
+ Các đường đồng mức càng xa nhau địa hình càng thoải.
2. Xác định đặc điểm địa hình.
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
Hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2 ?
Tây-Đông
Hai đường đồng mức c

File đính kèm:

  • docDIA LI 6.doc