Giáo án Địa lí Lớp 4 - Học kì I - Năm học 2016-2017 - Bùi Sinh Huy

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

+ Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Chỉ vị trí các cao nguyên đó trên bản đồ địa lí tự nhiên.

+ Nêu đặc điểm về khí hậu ở Tây Nguyên?

-GV nhận xét, cho điểm.

-GV giới thiệu bài.

-Yêu cầu HS quan sát H1, đọc mục 1 SGK và TLCH:

+ Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên?

+ trong các dân tộc đó thì dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? Dân tộc nào mới đến?

+ Mỗi dân tộc có những đặc điểm gì riêng biệt?

+ Để Tây Nguyên giàu đẹp nhà nước cùng các dân tộc đã và đang làm gì?

-> GV kết luận: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta.

-Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, mô hình nhà rông, thảo luận các câu hỏi:

+ Người dân Tây Nguyên sống ở đâu?

+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt?

+ Nhà rông được dùng để làm gì? Mô tả?

+ Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện điều gì?

-GV nhận xét, hoàn thiện câu trả lời.

-Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh về trang phục, lễ hội và thảo luận:

+ Nhận xét về trang phục của họ?

+ Lễ hội tổ chức khi nào?

+Kể tên một số lễ hội ở Tây Nguyên? Họ làm gì trong lễ hội?

+ ở TN, người dân thường sử dụng nhạc cụ nào?

-GV hoàn thiện các câu trả lời.

+ Trình bày tóm tắt những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.

-Cho HS đọc ghi nhớ.

-GV nhận xét tiết học

 

doc34 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 4 - Học kì I - Năm học 2016-2017 - Bùi Sinh Huy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khá bằng phẳng, nhiều sông suối và đồng cỏ, là nơi đông dân nhất ở Tây Nguyên.
+ Cao nguyên Kon Tum chủ yếu là các loại cỏ.
+ Cao nguyên Di Linh được phủ một lớp bazan dày.
+ Cao nguyên Lâm Viên có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, thung lũng sâu, sông suối có nhiều thác ghềnh.
-Yêu cầu HS dựa vào mục 2 SGK, trả lời
+ Buôn Ma Thuột mùa mưa vào tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào ?
+ Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là mùa nào ?
+ Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở TN ?
-Gv nhận xét và kết luận: Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên miên. Vào mùa khô, trời nắng gay gắt, đất khô vụn bở.
+ Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Chỉ vị trí các cao nguyên đó trên bản đồ địa lí tự nhiên.
+ Nêu đặc điểm về khí hậu ở Tây Nguyên?
-Cho HS đọc ghi nhớ.
-GV nhận xét tiết học.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-HS theo dõi
-HS chỉ trên lược đồ theo cặp -> đọc tên các cao nguyên.
-1 vài HS chỉ
+ Đăk Lăk, Kon tum, Di Linh, Lâm Viên
-thảo luận nhóm 6 -> phát biểu
-HS nghe.
-HS đọc SGK để trả lời.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Tây Nguyên có hai mùa: Mùa mưa và mùa khô.
-HS mô tả.
-2,3 HS trả lời.
-HS đọc.
-HS nghe.
Địa lí
Bài: Một số dân tộc ở Tây Nguyên
I/ Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
Một số dân tộc ở Tây Nguyên .
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên.
Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên. 
Dựa vào lược đồ, bản đồ, tranh, ảnh để tìm kiến thức.
Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy- học
Bản đồ địa lí tự nhiên việt Nam.
Tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các laọi nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên.
Mô hình nhà rông.
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Tây Nguyên- nơi có nhiều dân tộc chung sống.
3.Nhà rông ở Tây Nguyên 
4.Trang phục, lễ hội
5.Củng cố, dặn dò
+ Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Chỉ vị trí các cao nguyên đó trên bản đồ địa lí tự nhiên.
+ Nêu đặc điểm về khí hậu ở Tây Nguyên?
-GV nhận xét, cho điểm.
-GV giới thiệu bài. 
-Yêu cầu HS quan sát H1, đọc mục 1 SGK và TLCH:
+ Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên?
+ trong các dân tộc đó thì dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? Dân tộc nào mới đến?
+ Mỗi dân tộc có những đặc điểm gì riêng biệt?
+ Để Tây Nguyên giàu đẹp nhà nước cùng các dân tộc đã và đang làm gì?
-> GV kết luận: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
-Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, mô hình nhà rông, thảo luận các câu hỏi:
+ Người dân Tây Nguyên sống ở đâu?
+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt?
+ Nhà rông được dùng để làm gì? Mô tả?
+ Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện điều gì?
-GV nhận xét, hoàn thiện câu trả lời.
-Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh về trang phục, lễ hội và thảo luận:
+ Nhận xét về trang phục của họ?
+ Lễ hội tổ chức khi nào? 
+Kể tên một số lễ hội ở Tây Nguyên? Họ làm gì trong lễ hội?
+ ở TN, người dân thường sử dụng nhạc cụ nào?
-GV hoàn thiện các câu trả lời.
+ Trình bày tóm tắt những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.
-Cho HS đọc ghi nhớ.
-GV nhận xét tiết học
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-HS quan sát và trả lời: 
+ Gia- rai, Ê- đê, Ba- na, Tày, Nùng, Kinh...
+ Dân tộc Gia- rai, Ê- đê, Ba- na, Sơ- đăng (sống lâu đời).Dân tộc Tày, Nùng, Mông, Kinh( từ nơi khác đến).
+ Mỗi dân tộc có tiếng nói tập quán sinh hoạt riêng. Họ đều chung sức xây dựng Tây Nguyên giàu đẹp
-HS nghe. 
-HS quan sát, thảo luận. 
-> phát biểu
+ tập trung thành buôn.
- Mỗi buôn thường có một nhà rông.
+ Nhà rông là nơi để sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách. 
-Hs mô tả nhà rông.
+ Nhà rông to đẹp chứng tỏ buôn càng giàu có thịnh vượng
-HS quan sát, thảo luận nhóm 4
+ Nam thường đóng khố, nữ quấn váy. Trang phục ngày hội trang trí hoa văn nhiều màu sắc.
+ vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch.
+ Lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân,..Họ nhảy múa, uống rượu cần.
+ đàn tơ-rưng, đàn krông-pút, cồng, chiêng..
 -2,3 HS trả lời.
-HS đọc.
-HS nghe.
Địa lí
Bài 7: Hoạt động sản xuất của người dân 
ở Tây Nguyên
I/ Mục tiêu
 Học xong bài này, HS biết:
Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
Dựa vào lược đồ, bản đồ, tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức.
Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
II/ Đồ dùng dạy- học
 - Tranh ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột .
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
3. Chăn nuôi trên đồng cỏ
4.Củng cố, dặn dò
+ Trình bày tóm tắt những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.
-GV nhận xét, cho điểm.
-GV giới thiệu bài. 
-Yêu cầu HS quan sát H1, đọc mục 1 SGK và thảo luận câu hỏi:
+ Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên? Chúng thuộc loại cây gì?
+ Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất?
+ Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?
-GV giải thích cho HS về sự hình thành đất đỏ ba dan ( SGV trang 72).
-> GV kết luận: Đất đỏ ba dan tơi xốp rất thích hợp để Tây Nguyên trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, mang lại nhiều giá trị kinh tế cao hơn.
-GV cho HS quan sát tranh ảnh vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột (H2)
-Gọi HS lên chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lí tự nhiên
-GV giới thiệu về cà phê Buôn Ma Thuột.
+ Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì?
+ Người dân ở TN đã làm gì để khắc phục khó khăn này?
-Yêu cầu HS quan sát H1, bảng số liệu, TLCH:
+ Hãy kể tên những vật nuôi chính ở TN?
+ Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên
+ Tây Nguyên có thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu bò?
+ ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
-GV hoàn thiện các câu trả lời.
+ Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn ở Tây Nguyên?
-Cho HS đọc ghi nhớ.
-GV nhận xét tiết học
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-HS quan sát và thảo luận -> phát biểu. 
+ Tây Nguyên trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, chè...Đó là cây công nghiệp
 - Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu.
+ Đất thích hợp trồng cây công nghiệp: Tơi xốp, phì nhiêu...
-HS nghe.
-HS nghe.
-HS quan sát tranh ảnh
-Vài học sinh lên chỉ 
-HS xem
+ tình trạng thiếu nước vào mùa khô.
+ dùng máy bơm hút nước ngầm lên tưới cây
-HS quan sát, đọc bảng số liệu, trả lời.
+ Tây Nguyên chăn nuôi trâu, bò, voi
+ Trâu, bò 
+ Tây Nguyên có những đồng cỏ xanh tốt.
+ vận chuyển hàng
-2,3 HS nêu.
-HS đọc.
-HS nghe.
Địa lí
Bài 8: Hoạt động sản xuất của người dân 
ở Tây Nguyên
(tiếp theo)
I/ Mục tiêu
 Học xong bài này, HS biết:
Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: khai thác sức nước, khai thác rừng.
Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ.
Dựa vào lược đồ, bản đồ, tranh, ảnh, để tìm kiến thức.
Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II/ Đồ dùng dạy- học
Tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện và rừng ở Tây Nguyên.
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Khai thác sức nước
4.Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên
4.Củng cố, dặn dò
+ Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn ở Tây Nguyên?
-GV nhận xét, cho điểm.
-GV giới thiệu bài. 
-Yêu cầu HS quan sát lược đồ H4, đọc mục 3 và thảo luận câu hỏi:
+ Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên?
+ Tại sao sông ở TN lắm thác ghềnh?
+ Người dân TN khai thác sức nước để làm gì?
+ Hồ chứa nước được xây dựng có tác dụng gì?
-Cho HS chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện Yali trên lược đồ H4?
-GV gọi HS lên chỉ 3 con sông: Xê Xan, Ba, Đồng Nai và nhà máy thuỷ điện Y-a-li trên bản đồ địa lí tự nhiên.
 -> GV kết luận: TN là nơi bắt nguồn của nhiều con sông. Địa hình với nhiều cao nguyên xếp tầng đã khiến cho các lòng sông lắm thác ghềnh, là điều kiện để khai thác nguồn nước, sức nước của các nhà máy thuỷ điện.
-Yêu cầu HS quan sát H6,7 , tranh ảnh về rừng ,đọc mục 4 SGK, TLCH:
+ Tây Nguyên có những loại rừng nào?
+ Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau?
+ Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp?
-GV hoàn thiện câu trả lời.
-Yêu cầu HS đọc mục 4, quan sát H8,9,10, TLCH:
+ Rừng Tây Nguyên có giá trị gì?
+ Gỗ được dùng làm gì? 
+ Nêu quy trình sản xuất các sản phẩm đồ gỗ?
+ Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên?
+ Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
-GV hoàn thiện các câu trả lời. 
+ Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động về khai thác sức nước và khai thác rừng ở Tây Nguyên?
-Cho HS đọc ghi nhớ.
-GV nhận xét tiết học.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-HS quan sát lược đồ và thảo luận -> phát biểu. 
+ sông Xê Xan, sông Ba, sông Đồng Nai.
+ Sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau.
+ để chạy tua bin sản xuất ra điện.
+ để giữ nước hạn chế những cơn lũ bất thường
-HS chỉ trên lược đồ. 
-Vài HSlên chỉ trên bản đồ 
-HS nghe.
-HS quan sát, đọc mục 4, trả lời.
+ rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp
+ Do khí hậu có hai mùa rõ rệt: Mưa và khô
-Vài HS mô tả. 
-HS quan sát hình, trả lời. 
+ Rừng cho nhiều sản vật nhất là gỗ
+ Gỗ để sản xuất đồ dùng gia đình và xuất khẩu
-Vài HS nêu quy trình.
+ Khai thác rừng bừa bãi, dốt phá rừng làm nương rẫy làm cho đất bị sói mòn, hạn hán lũ lụt tăng
 - Cần tích cực bảo vệ và trồng thêm rừng
-2,3 HS nêu.
-HS đọc.
-HS nghe.
Địa lí
Bài9: Thành phố Đà Lạt
I/ Mục tiêu
 Học xong bài này, HS biết:
Vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt.
Dựa vào lược đồ, bản đồ, tranh, ảnh, để tìm kiến thức.
Xác lập mối quan hệ địa lí giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
II/ Đồ dùng dạy- học
Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt.
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước.
3.Đà Lạt - thành phố du lịch và nghỉ mát
4. Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt
5.Củng cố, dặn dò
+ Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động khai thác rừng và khai thác sức nước ở Tây Nguyên?
-GV nhận xét, cho điểm.
-GV giới thiệu bài. 
-
Yêu cầu HS quan sát H1 ở bài 5, đọc mục 1 và TLCH:
+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
-Gọi HS lên chỉ vị trí của Đà Lạt trên bản đồ địa lí tự nhiên.
+ Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu m?
+ Với độ cao đó, Đà Lạt có khí hậu như thế nào? 
+ Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt
-GV hoàn thiện các câu trả lời.
-> GV giải thích thêm cho HS về khí hậu của Đà Lạt (SGV 77).
-yêu cầu HS quan sát hình 3, đọc mục 2 SGK, thảo luận câu hỏi.
+ Tại sao Đà Lạt được chọn là nơi du lịch, nghỉ mát?
+ Đà Lạt có công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát du lịch?
-GVnhận xét và hoàn thiện câu trả lời, cho HS xem tranh, ảnh các cảnh đẹp ở Đà Lạt.
-Yêu cầu HS quan sát hình 4 và thảo luận các câu hỏi:
+ Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh?
+ Kể tên một số loại hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt?
 + Tại sao Đà Lạt trồng được rau quả xứ lạnh?
+ Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào?
-GV nhận xét và kết luận.: Ngoài thế mạnh về du lịch, Đà Lạt còn là một vùng nổi tiếng với nhiều hoa, rau xanh có giá trị cao. 
+ Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát?
+ Tại sao Đà Lạt có nhiều rau, hoa quả xứ lạnh?
-Cho HS đọc ghi nhớ.
-GV nhận xét tiết học.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-HS quan sát hình, đọc SGK, trả lời.
+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
-Vài HS chỉ
+ Độ cao khoảng 1500m
+ Đà Lạt có khí hậu mát mẻ
-Vài HS mô tả
-HS nghe.
-HS thảo luận nhóm 4, trả lời.-> phát biểu.
+ Nhờ thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành mát mẻ.
+ Đà Lạt có Hồ Xuân Hương, thác Cam Li, rừng thông, xe ngựa kiểu cổ và nhiều công trình du lịch
-HS xem tranh, ảnh. 
 - HS thảo luận nhóm 4
-> phát biểu.
+ vì ở đó có rất nhiều hoa quả, rau nổi tiếng.
+ Bắp cải, súp lơ, cà chua, dâu tây,...
+ Nhờ có khí hậu quanh năm mát mẻ 
+ Hoa và rau... được tiêu thụ khắp nơi và xuất khẩu ra nước ngoài.
-HS nghe.
-2,3 HS nêu.
-HS đọc.
-HS nghe.
Địa lí
Bài 10: Ôn tập
I/ Mục tiêu
 Học xong bài này, HS biết:
Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên.
Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. 
II/ Đồ dùng dạy- học
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Phiếu khổ to kẻ sẵn bảng như BT2.
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Câu 1
3.Câu 2
4.Câu 3
5.Củng cố, dặn dò
+ Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát?
+ Tại sao Đà Lạt có nhiều rau, hoa quả xứ lạnh?
-GV nhận xét, cho điểm.
-GV giới thiệu bài. 
-GV treo bản dồ địa lí tự nhiên, gọi 1 vài HS lên bảng chỉ dãy núi HLS, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt .
-GV nhận xét HS chỉ.
-GV phát phiếu khổ to kẻ bảng như BT2, yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng: Nêu đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con người ở HLS và Tây Nguyên.
-GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
+ Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ?
+ Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc?
-> GV kết luận: Rừng ở trung du Bắc Bộ cũng như rừng ở trên cả nước cần phải được bảo vệ, không khai thác bừa bãi, tích cực trồng rừng.
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS sưu tầm tranh, ảnh vùng đồng bằng Bắc Bộ.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-1 vài HS chỉ. 
-HS hoàn thành phiếu theo nhóm 6.
-> dán kết quả lên bảng.
+ vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.
-HS nghe.
-HS nghe.
Địa lí
Bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ
I/ Mục tiêu
 Học xong bài này, HS biết:
Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ (hình dạng, sự hình thành, địa hình, sông ngòi), vai trò của hệ thống đê ven sông.
Dựa vào bản đồ, tranh, ảnh, để tìm kiến thức.
Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
II/ Đồ dùng dạy- học
Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông.
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Đồng bằng lớn ở miền Bắc
3. Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ
4.Củng cố, dặn dò
-GV ổn định lớp.
-GV giới thiệu bài. 
-GV treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, chỉ vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
-Yêu cầu HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí ĐBBB ở lược đồ trong SGK.
-Gọi HS lên bảng chỉ ĐBBB trên bản đồ và nói hình dạng
-Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời
+ ĐBBB do phù sa sông nào bù đắp?
+ Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các ĐB của nước ta?
+ Địa hình đồng bằng có đặc điểm gì?
-Gọi HS lên chỉ trên bản đồ và mô tả tổng hợp về ĐBBB
-GV nhận xét, hoàn thiện câu trả lời.
-Yêu cầu HS quan sát hình 1, sau đó lên chỉ một số sông của ĐBBB
và trả lời
+ Tại sao sông có tên gọi là sông Hồng?
-GV mô tả về sông Hồng (SGV 81)
+ Khi mưa nhiều, nước sông ngòi, hồ, ao thường như thế nào?
+ Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm?
+ Mùa mưa, nước các sông ở đây ntn? 
-> GV nói về hiện tượng lũ lụt khi chưa có đê: Nước các sông lên rất nhanh, cuồn cuộn tràn về làm ngập lụt cả đồng ruộng, cuốn trôi nhà cửa, phá hoại mùa màng, gây thiệt hại cho tính mạng và tài sản của người dân.
+ Người dân ĐBBB làm gì để ngăn lũ lụt?
+ Hệ thống đê có đặc điểm gì?
+ Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất?
-GV kết luận: Hàng năm, nhân dân ĐBBB đều kiểm tra đê điều, gia cố cho đê vững chắc. 
+ Chỉ ĐBBB trên bản đồ Địa lí TN.
+ Trình bày đặc điểm địa hình, sông ngòi của ĐBBB.
-Cho HS đọc ghi nhớ.
-GV nhận xét tiết học.
-HS ổn định.
-HS nghe.
-HS theo dõi 
-HS tìm, chỉ theo nhóm 2.
-Một vài em lên chỉ và trình bày: Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, đáy là đường bờ biển.
-HS đọc SGK, trả lời.
+ ĐBBB do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bối đắp.
+ lớn thứ 2 sau đồng bằng Nam Bộ
+ ĐBBB địa hình thấp, bằng phẳng. Sông uốn lượn quanh co
-2,3 HS thực hành chỉ bản đồ và mô tả
-1 vài HS lên chỉ trên bản đồ.
+ Sông có nhiều phù sa nước quanh năm màu đỏ
-HS nghe.
+ dâng cao
+ Mùa mưa trùng với mùa hạ 
+ nước các sông dâng cao thường gây ngập lụt
+ Người dân đắp đê để ngăn lũ lụt.
+ Đê đắp dọc 2 bên bờ sông cao, vững chắc
+ Người dân còn đào kênh, mương để tưới tiêu cho đồng ruộng
-HS nghe.
-2,3 HS nêu.
-HS đọc.
-HS nghe.
Địa lí
Bài: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
I/ Mục tiêu
 Học xong bài này, HS biết:
Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
Dựa vào tranh, ảnh để tìm kiến thức.
+ Trình bày một số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người Kinh ở ĐBBB.
+ Sự thích ứng của con người với thiên nhiên thông qua cách xây dựng nhà ở của người dân ĐBBB.
Tôn trọng các thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hoá của dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy- học
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Tranh, ảnh về nhà ở, trang phục, lễ hội của người dân ĐBBB.
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Chủ nhân của đồng bằng
3. Trang phục và lễ hội
4.Củng cố, dặn dò
+ Chỉ ĐBBB trên bản đồ Địa lí TN.
+ Trình bày đặc điểm địa hình, sông ngòi của ĐBBB.
-GV nhận xét, cho điểm.
-GV giới thiệu bài. 
-Cho HS dựa vào SGK và trả lời câu hỏi:
+ ĐBBB là nơi đông hay thưa dân?
+ Người dân sống ở ĐB Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào?
-Yêu cầu Hs quan sát tranh ảnh nhà ở vùng ĐBBB để thảo luận
+ Làng của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì?
+ Nêu đặc điểm về nhà ở của người Kinh? Vì sao có những đặc điểm đó?
+ Làng người Việt cổ có đặc điểm gì?
+ Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân ĐB Bắc Bộ có thay đổi như thế nào?
-Gv nhận xét, hoàn thiện câu trả lời 
-Yêu cầu các nhóm quan sát tranh, ảnh về trang phục, lễ hội, thảo luận theo câu hỏi
+ Mô tả về trang phục truyền thống của người Kinh ở ĐBBB?
+ Họ tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì? 
+ Trong lễ hội có hoạt động gì ?
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ?
-> GV: Trang phục truyền thống của người dân ĐBBB là: Nữ mặc váy đen, áo dài tứ thân, bên trong mặc yếm đỏ, đầu vấn tóc, chít khăn mỏ quạ, thắt lng ruột tượng. Nam mặc quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp màu đen.
+ Nêu những đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người dân ĐBBB.
-Cho HS đọc ghi nhớ.
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS sưu tầm tranh, ảnh về hoạt động sản xuất vùng đồng bằng Bắc Bộ.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-HS trả lời 
+ ĐBBB là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất. 
+ Chủ yếu là người Kinh.
-HS thảo luận nhóm 4
-> phát biểu
+ Làng có nhiều ngôi nhà quây qu

File đính kèm:

  • docKỲ 1.doc
Giáo án liên quan