Giáo án Địa lí 9 - Nguyễn Thị Lợi - Tiết 24, Bài 22: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực bình quân lương thực theo đầu người

Bước 1:

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài sau đó xác định yêu cầu của bài tập.

- Giáo vên hướng dẫn HS vẽ biểu đồ: Vẽ từng đường trong ba đường, tương ứng với sự biến đổi dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người.

Bước 2:

- GV gọi học sinh lên bảng hướng dẫn trực tiếp cách vẽ, yêu cầu cả lớp chú ý theo dõi vẽ theo.

- Tiến hành:

+ Kẻ trục tọa độ vuông góc. trục đứng ( trục tung) thể hiện độ lớn của các đối tượng ( dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực theo đầu người). Trục nằm ngang ( trục hoành) thể hiện thời gian (năm).

+ Xác định tỷ lệ thích hợp ở hai trục, chú ý tương quan độ cao của trục đứng và độ dài của trục nằm ngang để biểu đồ có tính mỹ thuật và tính trực quan.

+ Căn cứ số liệu của đề bài (bảng 22.1) và tỉ lệ đã xác định tính toán và đánh dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang hết sức lưu ý đến tỉ lệ ( khoảng cách của các năm). Thời điểm đầu tiên (1995) diểm mốc nằm trên trục đứng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7811 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 9 - Nguyễn Thị Lợi - Tiết 24, Bài 22: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực bình quân lương thực theo đầu người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn: 5/11/2014
Tiết 24 Ngày dạy: 8/11/2014
BÀI 22.THỰC HÀNH
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ MỖI QUAN HỆ GIỮA
DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC BÌNH
QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI
I .MỤC TIÊU BÀI HỌC:Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng .
- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực bình quân lương thực đầu người.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng về biểu đồ trên cơ sở xử lí bảng số liệu.
3. Thái độ: 
- HS biết giữ gìn, bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán…
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên
 Bản đồ kinh tế ĐBSH.
2. Chuẩn bị của học sinh: Vở thực hành, thước kẻ, chì, máy tính bỏ túi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định:(1 phút) Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1...................................., 9A2...................................., 9A3.............................................., 9A4............................................................, 9A5..................................., 
2. Kiểm tra 15 phút:
Đề bài: 
Câu 1. ĐBSH có những điều kiện thuận lợi, khó khăn gì phát triển sản xuất lương thực? ( 6đ)
Câu 2. Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ? (4đ)
Đáp án:
Câu 1. ( 6 điểm)
Thuận lợi: (3 đ)
- Đất nông nghiệp chủ yếu là đất phù sa màu mỡ do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho sản xuất cây lúa nước.
- Hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nước và phù sa cho đồng ruộng.
- Dân cư và nguồn lao động dồi dào , có kinh nghiệm sản xuất.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật khá hoàn thiện, tiến bộ KHKT được áp dụng rộng rãi vào sản xuất.
Khó khăn: (3 đ)
- Dân số đông nên bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp, gây sức ép về sản xuất lương thực thực phẩm, nhiều nơi đất đã bạc màu
- Thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai,..
Câu 2.( 4 điểm)
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 7 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng ninh, Bắc ninh, Vĩnh Phúc (2đ đ)
- Vai trò: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.( 2đ)
3.Tiến trình bài học: 
	 Khởi động: Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế có nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp, nhờ vào sự bồi đắp phù sa của sông Hồng, đất đai màu mỡ nên vùng có sản lượng lương thực cao, để thấy rõ hơn điều này chúng ta cùng đi vào bài thực hành hôm nay.
Hoạt động 1: Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ đường ( 15 phút) 
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; 
*Phương pháp dạy học : Giải quyết vấn đề, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, tự học,…
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, …
Bước 1:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài sau đó xác định yêu cầu của bài tập.
- Giáo vên hướng dẫn HS vẽ biểu đồ: Vẽ từng đường trong ba đường, tương ứng với sự biến đổi dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người.
Bước 2: 
- GV gọi học sinh lên bảng hướng dẫn trực tiếp cách vẽ, yêu cầu cả lớp chú ý theo dõi vẽ theo.
- Tiến hành:
+ Kẻ trục tọa độ vuông góc. trục đứng ( trục tung) thể hiện độ lớn của các đối tượng ( dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực theo đầu người). Trục nằm ngang ( trục hoành) thể hiện thời gian (năm).
+ Xác định tỷ lệ thích hợp ở hai trục, chú ý tương quan độ cao của trục đứng và độ dài của trục nằm ngang để biểu đồ có tính mỹ thuật và tính trực quan.
+ Căn cứ số liệu của đề bài (bảng 22.1) và tỉ lệ đã xác định tính toán và đánh dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang hết sức lưu ý đến tỉ lệ ( khoảng cách của các năm). Thời điểm đầu tiên (1995) diểm mốc nằm trên trục đứng.
+ Xác định các điểm mốc và nối các điểm mốc bằng các đoạn thẳng để hình thành đường biểu diễn.
+ Hoàn thành biểu đồ:
Ghi số liệu vào biểu đồ.
Chú giải.
Ghi tên biểu đồ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa dân số và sản xuất lương thực ở ĐBSH ( 10 phút) 
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; 
*Phương pháp dạy học : Giải quyết vấn đề, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, tự học,…
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, …
Bước 1:	
 GV phân học sinh thành 6 nhóm thảo luận ba yêu cầu trong sgk
Bước 2: 
-Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm trình bày, nhận xét
-GV chuẩn xác kiến thức:
a) - Điều kiện thuận lợi: Đất đai, dân cư, trình độ thâm canh…
- Khó khăn: Khí hậu, ứng dụng tiến bộ…
- Giải pháp phát triển lương thực 
b) Vai trò vụ đông trong sản xuất lương thực: Ngô chịu rét,hạn có năng suất cao, ổn định, diện tích mở rộng, nguồn thức ăn gia súc quan trọng.
c) Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số.
- Triển khai chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình có hiệu quả cao.
- Nông nghiệp phát triển , bình quân lương thực đầu người tăng ,đời sống được nâng lên, kinh tế xã hội phát triển.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết (3 phút)
 - GV gọi học sinh nhắc lại tiến trình vẽ biểu đồ.
 - Gv nhận xét giờ học thực hành ( ưu điểm, nhược điểm)
2. Hướng dẫn học tập(1 phút):
 - Dặn dò học sinh hoàn thành bài thực hành , chuẩn bị bài tiếp theo: Vùng Bắc Trung Bộ
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docDia 9 tuan 12 tiet 24.doc