Giáo án Địa lí 8 - Tuần 32
Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam.
? Sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao về sử dụng đất của ông cha ta?
- GV kết luận.
? Ngày nay Việt Nam đã có biện pháp, thành tựu gì trong cải tạo, sử dụng đất?
? Hiện trạng tài nguyên đất ở nước ta như thế nào? (50% diện tích cần cải tạo, 10 triệu ha đất bị sói mòn)
? Ở vùng đồi núi, hiện tượng làm thoái hóa đất phổ biến như thế nào?
? Ở vùng đồng bằng ven biển cần phải cải tạo loại đất nào?
Tuần 32 Ngày soạn 1/4/09 Tiết 44 Ngày dạy: Bài 36: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM I. Mục đích . 1/Kiến thức: HS cần nắm: + Sự đa dạng, phức tạp của đất Việt Nam. + Đặc điểm và sự phân bố các nhóm đất chính của Việt Nam. + Tài nguyên đất nước ta có hạn, sử dụng chưa hợp lí, còn nhiều diện tích đất trống đồi trọc, đất bị thoái hóa. 2/Kĩ năng: - Rèn kỹ năng nhận biết các loại đất dựa vào kí hiệu. - Phân tích bản đồ nhận xét và rút ra kết luận đặc điểm số lượng và sự phân bố các loại đất nước ta. 3/Thái độ: - Bảo vệ tài nguyên đất của chúng ta,sử dụng hợp lí ,cải tạo và phục hồi đất. - Đất là tài nguyên vô giá. II. Chuẩn bị: 1/Giáo viên: - Bản đồ đất Việt Nam - Lược đồ phân bố các loại đất chính ở Việt Nam. 2/Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà.Atlát III. Tiến trình dạy -học. 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ. ? Vì sao sông ngòi nước ta có 2 mùa nước khác nhau rõ rệt. ? Nêu những nguyên nhân làm nước sông bị ô nhiễm? Liên hệ địa phương em? 3. Bài mới : à Vào bài :Con người VN ,nhất là nông dân,đã bao đời nay gắn bó với đất đai,đồng ruộng.Mỗi tấc đất thực sự là tất vàng.Đất là sản phẩm của tự nhiên,đất cũnglà sản phẩm của con người VN.Con người chăm bón,cải tạo , nuôi dưỡng đất để trở thành tài sản quý giá củamình,của toàn xã hội.Do đó việc tìm hiểu đất,nắm vững các đăïc điểm tự nhiên của đất là hết sức cần thiết. * Hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung à Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của đất Việt Nam. - Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học lớp 6. - Cho biết các thành phần chính của đất (thành phần khoáng và hữu cơ). ? Các nhân tố quan trọng hình thành đất ? Quan sát hình 36.1 cho biết đi từ bờ biển lên núi cao (theo vĩ tuyến 200B) gặp các loại đất nào? Điều kiện hình thành của từng loại đất? - GV nhận xét kết luận. à Hoạt động 2: Phân nhóm - Chia lớp 3 nhóm tìm hiểu về 3 nhóm đất. - Sau khi đại diện nhóm trình bày, Gv nhận xét, chuẩn xác kiến thức theo bảng sau. - Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, tác động con người. - Trả lời - Nhóm 1: Nhóm đất Feralit ở các miền đồi núi thấp. - Nhóm 2: Nhóm đất mùn núi cao. - Nhóm 3: Còn lại. 1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam. a. Đất ở nước ta rất đa dạng thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của tự nhiên VN. - Là điều kiện tốt giúp nền nông nghiệp vừa đa dạng, vừa chuyên canh có hiệu quả. b. Nước ta có 3 nhóm đất chính. Nhóm đất Đặc tính chung Các loại đất Phân bố Giá trị sử dụng Đất Feralit (65% diện tích lãnh thổ) - Chứa ít mùn. - Nhiều sét. - Nhiều hợp chất nhôm, sắt -> màu đỏ, vàng. - Dễ bị kết vón thành đá ong. - Đá mẹ là đá vôi - Đá mẹ là đá Badan. - Vùng núi đá vôi phía Bắc. - Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. - Độ phì cao. - Rất thích hợp nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới. Đất mùn núi cao (11% diện tích lãnh thổ) - Xốp, giàu mùn, màu đen, nâu. - Mùn thô. - Mùn than bùn trên núi. - Địa hình núi cao > 2000m (Hoàng Liên Sơn, Chư Lang Sin). Phát triển lâm nghiệp để bảo vệ rừng đất nguồn. Đất bồi tụ phù sa sông và biển (24% diện tích lãnh thổ) - Tơi xốp, ít chua, giàu mùn. - Dễ canh tác, độ phì cao - Đất phù sa sông. - Đất phù sa biển. - Tập trung Châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long. - Các đồng bằng khác. - Đất nông nghiệp chính, vai trò rất quan trọng. - Thích hợp với nhiều loại cây trồng. Đặc biệt cây lúa nước. ? Đất Feralit hình thành trên địa hình nào? Tại sao lại gọi là đất Feralit? ? Muốn hạn chế hiện tượng đất bị xói mòn và đá ong hóa chúng ta cần phải làm gì? à Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam. ? Sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao về sử dụng đất của ông cha ta? - GV kết luận. ? Ngày nay Việt Nam đã có biện pháp, thành tựu gì trong cải tạo, sử dụng đất? ? Hiện trạng tài nguyên đất ở nước ta như thế nào? (50% diện tích cần cải tạo, 10 triệu ha đất bị sói mòn) ? Ở vùng đồi núi, hiện tượng làm thoái hóa đất phổ biến như thế nào? ? Ở vùng đồng bằng ven biển cần phải cải tạo loại đất nào? - Có Sắt và Nhôm. - Phủ xanh đất trống đồi trọc. - Thảo luận, trình bày. - Cơ sở nghiên cứu đất hiện đại. - Thâm canh… 2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam. - Đất là tài nguyên quý giá, nhà nước đã ban hành luật đất đai để bảo vệ, sử dụng đất có hiệu quả. - Cần sử dụng hợp lí, chống sói mòn, rửa trôi, bạc màu đất ở đồi núi. - Cải tạo các loại đất chua mặn, phèn để phát triển diệïn tích đất nông nghiệp. 4.Củng cố: ? Hãy nêu các nhân tố hình thành đất. ? Trình bày đặc điểm các loại đất chính ở nước ta. ? Xu hướng biến động trong việc sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay? 5. Dặn dò: - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về hệ sinh thái rừng, biển và các loại động vật quý hiếm của nước ta. - Học bài củ. - Chuẩn bị bài 37:ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM à Rút kinh nghiệm. Tuần 32 Ngày soạn 2/4/09 Tiết 45 Ngày dạy: Bài 37: ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM I. Mục đích . 1/Kiến thức: HS cần nắm được: + Sự đa dạng, phong phú của sinh vật nước ta. + Các nguyên nhân cơ bản của sự đa dạng sinh học. + Sự suy giảm và biến dạng của các loài và hệ sinh thái tự nhiên, sự phát triển của hệ sinh thái nhân tạo. 2/Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích bản đồ động thực vật. - Xác định sự phân bố của các loại rừng, vườn quốc gia. - Xác định mới quan hệ giữa vị trí địa lí, lãnh thổ, địa hình khí hậu với động – thực vật. 3/Thái độ: - Bảo vệ các loài và hệ sinh thái tự nhiên, sự phát triển của hệ sinh thái nhân tạo. II. Chuẩn bị: 1/Giáo viên: - Bản đồ ĐL TN Việt Nam treo tường. - Tài liệu, tranh ảnh về các hệ sinh thái, 1 số loài sinh vật quý hiếm. 2/Học sinh: - Chuẩn bị bài trước ở nhà. - Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về các hệ sinh thái, 1 số loài sinh vật quý hiếm. III. Tiến trình dạy- học. 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ. ? Trình bày đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng đất Feralit đồi núi thấp và đất phù sa của nước ta ? 3. Bài mới : à Vào bài : - Sinh vật là thành phần chỉ thị của môi trường tự nhiên. - Hệ sinh thái là sự thống nhất hữu cơ sinh vật và môi trường sống. - VN là môi trường sống thuận lợi cho sinh vật phát triển. Vì sao nước ta có nhiều loại hoa trái ,cây cỏ,động vật ? Chúng phân bố ở đâu? Chúng có đặc điểm cơ bản gì?...Đó là những câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài học hôm nay. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung à Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam ? Dựa vào kiến thức thực tế em hãy cho biết tên của các loài sinh vật sống ở những môi trường khác nhau? ? Kết luận gì về sinh vật Việt Nam? ? Dựa vào SGK cho biết sự đa dạng của sinh vật Việt Nam thể hiện như thế nào? ? Chế độ nhiệt đới ẩm, gió mùa của thiên nhiên thể hiện trong giới sinh vật như thế nào? - GV kết luận: ? Con người đã tác động đến hệ sinh thái tự nhiên như thế nào? - Chuyển ý: Tính chất phong phú và đa dạng của giới sinh vật tự nhiên Việt Nam thể hiện ở số lượng, ở bộ phận động thực vật đa dạng về kiểu, hệ sinh thái như thế nào? - GV nêu ra các số liệu. + Số loài: 30.000 loài sinh vật + Thực vật > 14.600. 9949 loài sống ở rừng nhiệt độ đới 4675 - - - - - + Động vật > 11.200 loài. 1000 loài và phân loài chim. 250 loài thú. 5000 loài côn trùng. 2000 loài cá biển. 500 loài cá nước ngọt. - GV giải thích cuốn “sách đỏ Việt Nam” (Là sách ghi lại những loaì động vật quý hiếm nhưng sắp tuyệt chủng-> cần bảo tồn.) ? Dựa vào vốn hiểu biết, hãy nêu những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật Việt Nam nước ta? - GV bổ sung thêm ở phần phụ lục. à Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng về hệ sinh thái. + GV nhắc lại khái niệm về hệ sinh thái: là một hệ thống hoàn chỉnh tương đối ổn định bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống ( sinh cảnh) của quần xã. - Chia 4 nhóm tìm hiểu 4 hệ sinh thái. - Cửû đại diện nhóm trình bày, GV nghe, nhận xét, kết luận. - Hoạt động theo cặp. - Thành phần loài, gen di truyền, kiểu, hệ, sinh thái, công dụng của các sản phẩm. - Sự hình thành đồi núi, rừng nhiệt độ đới gió mùa trên đất liền. - Sự hình thành khu vực hệ sinh thái biển nhiệt đới. - Nghe. - Khí hậu, thổ nhưỡng và các thành phần khác. - Thành phần bản địa > 50%. - Thành phần di cư < 50%. - 4 nhóm tìm hiểu 4 hệ sinh thái. 1. Đặc điểm chung. - Sinh vật Việt Nam phong phú và đa dạng. - Sinh vật phân bố khắp nơi trên lãnh thổ và phát triển quanh năm. 2. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật. - Số loài rất lớn, gần 30.000 loài sinh vật. 3. Sự đa dạng về hệ sinh thái. Tên hệ sinh thái Sự phân bố Đặc điểm nổi bật Hệ sinh thái rừng ngập mặn. - Rộng 300.000 ha dọc bờ biển, ven hải đảo. - Sống trong bùn lỏng, cây sú, vẹt đước, các hải sản, chim thú. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa - Đồi núi ¾ diện tích lãnh thổ từ biên giới Việt Trung, Lào và Tây Nguyên. - Rừng thường xanh ở Cúc Phương, Ba Bể - Rừng thưa rụng lá Tây Nguyên. - Rừng tre nứa Việt Bắc. - Rừng ôn đới cùng núi Hoàng Liên Sơn. Khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia - 11 Vườn quốc gia. + Miền Bắc: 5; Miền Trung: 3; Miền Nam: 3; - Nơi bảo tồn gen sinh vật tự nhiên. - Là chỗ nhân giống lai tạo giống mới. - Phòng thí nghiệm tự nhiên. Hệ siHệ sinh thái nông nghiệ nghiệp - Vùng nông thôn đồng bằng, trung du, miền núi. - Duy trì cung cấp lương thực thực phẩm. - Trồng cây công nghiệp. ? Rừng trồng và rừng tự nhiên có gì khác nhau ? -Học sinh:+ Rừng trồng thuần chủng theo nhu cầu con người. + Rừng tự nhiên nhiều chủng loại sống xen kẻ... 4. Củng cố: ? Điền kiến thức phù hợp để hoàn thành sơ đồ sau.(Bản phụ) ? Đánh dấu X vào đáp án em cho là đúng. Khả năng sự dụng tài sinh vật ở nước ta. a. Cần phải có nhiều công sức, tài năng mới biến được tiềm năng rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu thành hiện thực £. b. Hệ sinh thái thực vật, động vật đa dạng, phong phú của nước ta là cơ sở để phát triển cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng trong sản xuất nông nghiệp £. c. Môi trường biển ấm áp lại có nhiều cửa sông là tiềm năng to lớn để nuôi trồng và khai thác sải sản £ d. Cả 3 ý trên S 5. Dặn dò. - Sưu tầm tranh ảnh các sinh vật quý hiếm, nạn phá rừng, cháy rừng ở Việt Nam. - Học bài củ ,chuẩn bị bài 38:Bảo vệ tài nguyên sinh vật VN. à Rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- TUAN 32.doc