Giáo án Địa lí 7 - Tuần 13
- Vị trí: Từ chí tuyến đến vòng cực ở hai nữa cầu.
- Đặc điểm khí hậu: Trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.
- Tình hình phát triển kinh tế: Công nghiệp và nông nghiệp đạt trình độ cao, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học kĩ thuật.
TUẦN: 13 Môn: Địa Lí 7 Tiết : 25,26 Ngày soạn: BÀI. ÔN TẬP CHƯƠNG II, III, IV, V Mục tiêu Kiến thức Nhằm hệ thống hóa kiến thức về các môi trường địa lí ( đới ôn hòa, hoang mạc, đới lạnh và vùng núi). 2. Kĩ năng Hệ thống lại các kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy Thái độ Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập Chuẩn bị - GV: tranh ảnh sgk . - HS: Sưu tầm tư liệu, sách giáo khoa. Tiến trình lên lớp Ổn định tổ chức Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh Kiểm tra bài cũ Câu 1: Trình bày đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi? Dạy bài mới: Giới thiệu tóm tắt nội dung và phương pháp ôn tập. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1. Hệ thống kiến thức chương , II, III, IV, V Gv cho hs tìm hiểu và xem lại thông tin sgk và tập ghi của 4 chương II, III,IV,V Hoạt động cả lớp 5-7 phút xem lại nội dung dã học của các chương II, III, IV, V Hoạt động 2. Trình bày tóm tắt nội dung Gv cho hs chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm chia thành các nhóm nhỏ 4 hs Gv giao nhiệm vụ cho từng nhóm: Nhóm 1: Môi trường đới ôn hòa: Vị trí Đặc điểm khí hậu Tình hình phát triển kinh tế Vấn đề đáng quan tâm Nhóm 2. Môi trường hoang mạc Vị trí Đặc điểm khí hậu Tình hình phát triển kinh tế Vấn đề đáng quan tâm Nhóm 3. Môi trường đới lạnh Vị trí Đặc điểm khí hậu Tình hình phát triển kinh tế Vấn đề đáng quan tâm Nhóm 4. Môi trường vùng núi Vị trí Đặc điểm khí hậu Tình hình phát triển kinh tế Vấn đề đáng quan tâm Gv chuẩn xác, kết luận tóm tắt, nhận xét và đánh giá Hs chia nhóm, thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung - Vị trí: Từ chí tuyến đến vòng cực ở hai nữa cầu. Đặc điểm khí hậu: Trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Tình hình phát triển kinh tế: Công nghiệp và nông nghiệp đạt trình độ cao, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học kĩ thuật. Vấn đề đáng quan tâm: ô nhiễm môi trường nhất là không khí và nguồn nước. - Vị trí: ven chí tuyến và sâu trong nội địa. Đặc điểm khí hậu: Khô, nóng Tình hình phát triển kinh tế: Kt cổ truyền như chăn nuôi du mục, trồng trọt trong ốc đảo; KT hiện đại như khai thác nước ngầm, dầu mỏ. Vấn đề đáng quan tâm: Hoang mạc ngày càng mở rộng. - Vị trí: Từ vòng cực đến cực ở hai nữa cầu Đặc điểm khí hậu: lạnh giá quanh năm Tình hình phát triển kinh tế: KT cổ truyền săn bát, chăn nuôi; KT hiện đại: khai thác dầu mỏ, du lịch… Vấn đề đáng quan tâm: tuyệt chủng các loài thú quý hiếm, tan băng hai cực… -Vị trí: vùng núi trên thế giới Đặc điểm khí hậu: thay đổi theo chiều cao và sườn núi. Chương II. Môi trường đới ôn hòa - Vị trí: Từ chí tuyến đến vòng cực ở hai nữa cầu. - Đặc điểm khí hậu: Trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. - Tình hình phát triển kinh tế: Công nghiệp và nông nghiệp đạt trình độ cao, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học kĩ thuật. - Vấn đề đáng quan tâm: ô nhiễm môi trường nhất là không khí và nguồn nước. Chương III. MT Hoang mạc - Vị trí: ven chí tuyến và sâu trong nội địa. - Đặc điểm khí hậu: Khô, nóng - Tình hình phát triển kinh tế: Kt cổ truyền như chăn nuôi du mục, trồng trọt trong ốc đảo; KT hiện đại như khai thác nước ngầm, dầu mỏ. - Vấn đề đáng quan tâm: Hoang mạc ngày càng mở rộng. Chương IV. MT đới lạnh - Vị trí: Từ vòng cực đến cực ở hai nữa cầu - Đặc điểm khí hậu: lạnh giá quanh năm - Tình hình phát triển kinh tế: KT cổ truyền săn bát, chăn nuôi; KT hiện đại: khai thác dầu mỏ, du lịch… - Vấn đề đáng quan tâm: tuyệt chủng các loài thú quý hiếm, tan băng hai cực… Chương V. MT vùng núi - Vị trí: vùng núi trên thế giới - Đặc điểm khí hậu: thay đổi theo chiều cao và sườn núi. 4. Củng cố Gv củng cố chung 5. Hướng dẫn về nhà Hướng dẫn hs học bài Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet… Hướng dẫn chuẩn bị bài 25 Nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN: 14 Môn: Địa Lí 7 Tiết : 27 Ngày soạn: PHẦN BA. THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC BÀI 25. THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG Mục tiêu 1. Kiến thức - Phân biệt được lục địa và châu lục. - Biết tên 6 lục địa và 6 châu lục trên thế giới. - Biết được một số tiêu chí ( chỉ số phát triển con người) để phân loại các nước trên thế giới thành các nhóm nước phát triển và đang phát triển. 2. Kĩ năng - Đọc bản đồ, lược đồ về thu nhập bình quân đầu người của các nước trên thế giới. - Nhận xét bảng số liệu về chỉ số phát triển con người HDI của một số quốc gia trên thế giới để thấy sự khác nhau về HDI giữa nước phát triển và nước đang phát triển. 3. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập Chuẩn bị - GV: Bản đồ tự nhiên và bản đồ các nước trên thế giới. - HS: Sưu tầm tư liệu, sách giáo khoa. Tiến trình lên lớp Ổn định tổ chức Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị và ghi chép của học sinh Dạy bài mới: Giới thiệu bài theo SGK Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1. Tìm hiểu các lục địa và các châu lục Gv cho hs tìm hiều kênh chữ sgk và bản đồ treo tường ? Xác định và nêu tên 6 lục địa?? Gv chuẩn xác và kết luận. ? Thế nào là lục địa? Gv chuẩn xác và kết luận. ? Gv tiếp tục cho hs xác định và đọc tên 6 châu lục trên thế giới ? Gv chuẩn xác và kết luận. ? Thế nào là châu lục ? Gv chuẩn xác và kết luận. Hoạt động cả lớp Tl: Trên thế giới có 6 lục địa là: Á-Âu; Phi; Bắc Mĩ; Nam Mĩ; Ô- x trây-li-a; Nam cực. Tl: Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu km vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính. Tl: Trên thế giới có 6 châu lục là: Châu Á, Âu, Phi, Mĩ, Đại dương và châu Nam Cực. Tl: Châu lục bao gồm phần lục địavà các đảo và quần đảo bao quanh. Sự phân chia châu lục chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị. 1. Các lục địa và các châu lục - Trên thế giới có 6 lục địa là: Á-Âu; Phi; Bắc Mĩ; Nam Mĩ; Ô- x trây-li-a; Nam cực. Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu km vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính. - Trên thế giới có 6 châu lục là: Châu Á, Âu, Phi, Mĩ, Đại dương và châu Nam Cực. Châu lục bao gồm phần lục địavà các đảo và quần đảo bao quanh. Sự phân chia châu lục chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị. Hoạt động 2. Hướng dẫn các nhóm nước trên thế giới Gv cho hs tìm hiểu kênh chữ sgk ? Chỉ số phát triển con người gồm có những tiêu chí nào ? ? Chỉ số phát triển con người và thu nhập bình quân đầu người như thế nào là nước phát triển ? như thế nào là nước đang phát triển ? Gv cho hs chia nhóm 4 hs thảo luận nội dung : bài tập 2 sgk Gv chuẩn xác và kết luận, bổ sung Hoạt động cả lớp TL : Thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ người biết chữ và được đi học, tuổi thọ trung bình... Tl : - Nước phát triển có thu nhập bình quân đầu người trên 2000 USD/ người/ năm, tỉ lệ tử vong trẻ em thấp và chỉ số phát triển con người từ 0,7 đến gần bằng 1 - Nước phát triển có thu nhập bình quân đầu người dưới 2000 USD/ người/ năm, tỉ lệ tử vong trẻ em cao và chỉ số phát triển con người dưới 0,7 Hs chia nhóm 4 hs thảo luận, thống nhất ý kiến, báo cáo, nhận xét và bổ sung. Cần đạt: - Nước phát triển: Hoa Kì, Đức - Nước đang phát triển: An-giê-ri, Ả-rập-xê-ut, Bra xin 2. Các nhóm nước trên thế giới Gv gọi 1-2 Hs đọc phần ghi nhớ. 1-2 Hs đọc rõ, to phần ghi nhớ Củng cố: Câu 1. Chứng minh thế giới chúng ta sống thật rộng lớn và đa dạng ? Hướng dẫn về nhà - Hướng dẫn hs học bài - Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet… - Hướng dẫn làm bài tập 1, 2 sgk - Hướng dẫn chuẩn bị bài 26 - Nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Duyệt Vũ Thị Ánh Hồng
File đính kèm:
- Đia 7 T13.doc