Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 27: Ôn tập Chương II, III, IV, V - Lê Hoàng Phương

Bước 1 ( 17 phút )

Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên các môi trường

- GV: Nêu vị trí và giới hạn của môi trường đới ôn hòa?

- GV: Đặc điểm khí hậu?

- GV: Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết thể hiện như thế nào?

- HS:

 * Tính chất trung gian:

 + Không quá nóng và mưa nhiều như đới nóng, không quá lạnh và ít mưa như đới lạnh

 + Chịu tác động của các khối khí nóng lẫn khối khí lạnh

 * Tính chất thất thường:

 + Thời tiết có thể nóng lên hoặc lạnh đi đột ngột

 + Thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng từ nắng sang mưa hay tuyết và ngược lại

- GV: Gọi HS xác định trên bản đồ các môi trường địa lí

- GV: Các hoang mạc thường phân bố ở đâu?

- GV: Đặc điểm khí hậu và sinh vật ở đây?

- GV: Vị trí và giới hạn đới lạnh?

- GV: Đặc điểm khí hậu và sinh vật ở đây?

- GV:

 + Nam cực đóng băng quanh năm, Bắc cực đóng băng vào mùa đông

 + Đới lạnh ở BBC là đại dương, NBC là lục địa.

- GV: Khí hậu và thực vật vùng núi như thế nào ?

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 27: Ôn tập Chương II, III, IV, V - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài ôn tập - Tiết: 27
Tuần 14
 ÔN TẬP
CHƯƠNG II. III. IV. V
1. MỤC TIÊU
 1.1 Kiến thức:
 	- HS biết: Vị trí, giời hạn và đặc điểm khí hậu các môi trường ôn hòa, lạnh, hoang mạn và vùng núi. Đặc điểm kinh tế và xã hội của các môi trường.
- HS hiểu: Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết thể hiện ở đới ôn hòa. Các vấn đề cần phải giải quyết ở ôn hòa và lạnh, sự khác nhau giữa đô thị đới nóng và ôn hòa	
 1.2 Kỹ năng:
- HS thực hiện được: Đọc và phân tích tranh, ảnh địa lí. Đọc và phân tích tranh, ảnh địa lí các vấn đề KTXH ở các môi trường
- HS thực hiện thành thạo: Xác định được vị trí, giới hạn của các môi trường trên bản đồ các môi trường địa lí. Phân tích tranh, ảnh địa lí về sự thích nghi của động, thực vật ở môi trường hoang mạc và lạnh
 1.3 Thái độ: 
- Thói quen: Chăm sóc bồn hoa cây cảnh và không xã rác trong trường lớp
- Tính cách: Yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
 - Đặc điểm 5 môi trường đã học và hoạt động kinh tế của con người trong các môi trường cụ thể.
3. CHUẨN BỊ
	- GV: Bảng đồ các môi trường địa lí + tranh ảnh
 - HS: SGK, vở, viết, thước
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng: Không có
 4.3. Tiến trình bài học 
Hoạt động 1 : Các môi trường địa lí
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Vị trí, giời hạn và đặc điểm khí hậu các môi trường ôn hòa, lạnh, hoang mạn và vùng núi. Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết thể hiện ở đới ôn hòa
- Kĩ năng : Quan sát và khai thác kiến thức từ Tranh Hệ Mặt Trời
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: Tranh Hệ Mặt Trời
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 1 phút )
Giới thiệu bài : GV nêu mục đích của ôn tập là hệ thống hóa kiến thức trong 4 chương
Bước 1 ( 17 phút )
Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên các môi trường
- GV: Nêu vị trí và giới hạn của môi trường đới ôn hòa? 
- GV: Đặc điểm khí hậu?
- GV: Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết thể hiện như thế nào?
- HS:
 * Tính chất trung gian:
 + Không quá nóng và mưa nhiều như đới nóng, không quá lạnh và ít mưa như đới lạnh
 + Chịu tác động của các khối khí nóng lẫn khối khí lạnh
 * Tính chất thất thường:
 + Thời tiết có thể nóng lên hoặc lạnh đi đột ngột 
 + Thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng từ nắng sang mưa hay tuyết và ngược lại
- GV: Gọi HS xác định trên bản đồ các môi trường địa lí
- GV: Các hoang mạc thường phân bố ở đâu?
- GV: Đặc điểm khí hậu và sinh vật ở đây?
- GV: Vị trí và giới hạn đới lạnh?
- GV: Đặc điểm khí hậu và sinh vật ở đây?
- GV: 
 + Nam cực đóng băng quanh năm, Bắc cực đóng băng vào mùa đông
 + Đới lạnh ở BBC là đại dương, NBC là lục địa. 
- GV: Khí hậu và thực vật vùng núi như thế nào ?
1. Các môi trường địa lí
 a. Môi trường đới ôn hòa
- Vị trí giới hạn: Từ 2 chí tuyến đến 2 vòng cực ở 2 bán cầu
- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường 
 b. Môi trường hoang mạc:
- Phân bố: dọc 2 bên chí tuyến, giữa đại lục Á – Âu và dọc bờ biển nơi có dòng biển lạnh chảy qua
- Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, động, thực vật nghèo nàn và thưa thớt
- Động, thực vật phải tìm cách thích nghi với môi trường nếu muốn tồn tại
 c. Môi trường đới lạnh
- Vị trí: từ 2 đường vòng cực đến 2 cực
- Đặc điểm: khí hậu vô cùng khắc nghiệt: rất lạnh lẽo, mưa ít, chủ yếu là dưới dạng tuyết rơi, mùa hạ ngắn ngủi.
- Thực vật thấp, lùn và chỉ phát triển vào mùa hạ. Động vật có lớp mỡ dày, có lông dày không thấm nước, di cư hoặc ngủ đông
 d. Môi trường vùng núi
- Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn
- Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao. Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như khi đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
- Nguyên nhân: càng lên cao nhiệt độ càng giảm
- Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi: Sườn đón gió cây cối tốt tươi hơn sườn khuất gió
- Nguyên nhân: có mưa nhiều hơn 
Hoạt động 2 : Đặc điểm kinh tế xã hội ở các môi trường
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Đặc điểm kinh tế và XH của các môi trường. Các vấn đề cần phải giải quyết ở ôn hòa và lạnh, sự khác nhau giữa đô thị đới nóng và ôn hòa
- Kĩ năng : Quan sát và khai thác kiến thức từ Tranh Hệ Mặt Trời
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: Tranh Hệ Mặt Trời
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 17 phút )
Tìm hiểu đặc điểm KTXH các môi trường
- GV: Nền kinh tế của các nước đới ôn hòa như thế nào ?
- HS: Tập trung nhiều nước phát triển nhất của TG như: Hoa Kỳ, NB, Anh, Pháp
- GV: Tình hình đô thị ở đây ra sao? Những vấn đề nào cần giải quyết?
- HS: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước 
- GV: Quan sát H15.3 SGK/51 nhận xét sự phân bố các TT công nghiệp ở đới ôn hòa?
- HS: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở ven biển
- GV: Ở hoang mạc con người có những hoạt động kinh tế nào nổi bật?
- GV: Ở đời lạnh con người có những hoạt động kinh tế nào nổi bật?
- GV: Những vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh là gì?
- HS:
 + Thiếu nhân lực để phát triển kinh tế
 + Nguy cơ tuyệt chủng của 1 số loài động vật quý hiếm
2. Đặc điểm kinh tế xã hội ở các môi trường
- Nền nông nghiệp tiên tiến, nền công nghiệp hiện đại, có cơ cấu đa dạng
- Tỉ lệ dân đô thị cao ( trên 75 % dân cư sinh sống trong các đô thị )
- Đới ôn hòa là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế giới. Các đô thị phát triển theo quy hoạch
- Hoạt động kinh tế cổ truyền: chăn nuôi du mục ( dê, cừu, lạc đà ), trồng trọt trong các ốc đảo ( chà là ), vận chuyển hàng hóa và buôn bán qua hoang mạc. Nguyên nhân: do thiếu nước
- Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác dầu khí, nước ngầmNguyên nhân: do tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Hoạt động kinh tế cổ truyền: chủ yếu là chăn nuôi tuần lộc, săn bắn động vật để lấy lông, mỡ, thịt, da
- Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác tài nguyên thiên nhiên, chăn nuôi thú có lông quý. Nguyên nhân: khoa học kỹ thuật phát triển
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
- Câu 1: Tại sao môi trường đới lạnh có điều kiện khí hậu như vậy
- Đáp án câu 1: Do ở vĩ độ cao
- Câu 2: Nêu các đặc điểm của môi trường vùng núi? 
- Đáp án câu 2:
+ Lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60c
 	+ Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít
 	+ Thực vật thay đổi theo độ cao
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
- Đối với bài học ở tiết này
 	+ Học bài, ôn lại các kiến thức trọng tâm của các chương
+ Hoàn chỉnh lại các bài tập trong sách tập bản đồ 
 	- Đối với bài học ở tiết tiếp theo
 	+ Chuẩn bị bài 25 THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG 
 	+ Trên thế giới có bao nhiêu lục địa và châu lục
 	+ Người ta đánh giá sự phát triển các nước dựa vào yếu tố nào?
 	+ Lục địa và châu lục khác nhau như thế nào ?
6./ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT27 - BAI ON TAP CHUONG II,III,IV,V.docx