Giáo án Địa lí 7 - Tiết 21, Bài 19: Môi trường hoang mạc

* Bước 1:

Hoạt động nhóm phiếu học tập.

Nhóm 1 - 3: Phân tích chế độ nhiệt - mưa H19.2 rút ra kết luận.

Nhóm 2 - 4: Phân tích chế độ nhiệt - mưa H19.3 rút ra kết luận.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- Nhóm khác nhận xét bổ sung.

- GV chuẩn xác kiến thức.

* Bước 2:

 Nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc?

(GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)

GV: Biên độ nhiệt ở hoang mạc rất lớn. Ban ngày (giữa trưa) lên 400c, ban đêm hạ xuống 00c.

* Bước 3: Nguyên nhân?

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6817 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 7 - Tiết 21, Bài 19: Môi trường hoang mạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn: 25/10/2014
Tiết 21 Ngày dạy: 28/10/2014
CHƯƠNG III: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
BÀI 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Nắm được những đặc điểm cơ bản của hoang mạc.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa hoang mạc lạnh và hoang mạc nóng.
- Biết được sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
2. Kĩ năng: 
 Rèn kĩ năng đọc, so sánh biểu đồ khí hậu, phân tích ảnh địa lí.
3. Thái độ: 
- Thấy được những khó khăn của thiên nhiên để có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- Có ý thức chấp hành tốt pháp luật.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ...
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ cảnh quan thế giới.
2. Chuẩn bị của học sinh: sgk
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học.
7A1……................................., 7A2……..........................., 7A3……..........................
7A4……................................., 7A5……..........................., 7A6……..........................
2. Kiểm tra bài cũ: 0 phút.
3. Tiến trình bài học:
 Khởi động: Hoang mạc là môi trường chiếm 1/3 diện tích đất nổi, song rất hoang vu và khí hậu khắc nghiệt. Vậy ở đây con người đã sống và sản xuất như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu về tự nhiên và xã hội ở chương này.
 Môi trường hoang mạc không chỉ có ở đới nóng mà có ở tất cả các đới khí hậu và là nơi dân cư sinh sống ít nhất. Tại sao vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu xem nhé.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc (cá nhân) 10 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. 
* Bước 1: 
 HS quan sát H19.1 cho biết: Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu?
(GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
* Bước 2: 
Xác định một số hoang mạc nổi tiếng thế giới trên bản đồ?
Hoạt động 2: Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa (nhóm) 15 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng biểu đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Bước 1:
Hoạt động nhóm phiếu học tập.
Nhóm 1 - 3: Phân tích chế độ nhiệt - mưa H19.2 rút ra kết luận.
Nhóm 2 - 4: Phân tích chế độ nhiệt - mưa H19.3 rút ra kết luận.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung. 
- GV chuẩn xác kiến thức.
* Bước 2: 
 Nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc?
(GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
GV: Biên độ nhiệt ở hoang mạc rất lớn. Ban ngày (giữa trưa) lên 400c, ban đêm hạ xuống 00c.
* Bước 3: Nguyên nhân?
* Bước 4:
 Dựa vào kết quả thảo luận nhóm trình bày sự khác nhau giữa hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hòa?
(Giáo viên yêu cầu học sinh yếu dựa vào nội dung thảo luận nhóm trình bày)
Hoạt động 3: Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc (cá nhân) 15 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Bước 1:
- Động, thực vật như thế nào?
(Tích hợp GD pháp luật Việt Nam).
- Trong điều kiện sống thiếu nước như thế thực vật - động vật như thế nào?
(GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
- Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như vậy muốn tồn tại và phát triển thực vật - động vật phải có cấu tạo cơ thể như thế nào?
 (... Lạc đà chịu khác giỏi 9 ngày, lạc đà chủ nhân của hoang mạc ăn và uống rất nhiều, dự trữ mỡ trong bứu, người mạc áo choàng trùm kín đầu.)
1. Sự phân bố.
- Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
2. Khí hậu.
- Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt.
- Nguyên nhân: nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa, …
* Sự khác nhau giữa hoang mạc đới nóng, hoang mạc đới ôn hòa:
+ Hoang mạc đới nóng: biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
+ Hoang mạc đới ôn hòa: biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.
3. Cảnh quan hoang mạc.
- Động, thực vật nghèo nàn.
- Thực vật, động vật thích nghi bằng cách tự hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể, rút ngắn chu kì sinh trưởng (thân cây mọng nước, lá thành gai, thân cây bò sát, rễ ăn thật sâu, ĐV kiếm ăn ban đêm, thân có vẫy sừng …).
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5 phút.
1. Tổng kết: 
- Các hoang mạc thường phân bố chủ yếu ở đâu trên thế giới?
- Trình bày đặc điểm khí hậu của hoang mạc?
- Kể tên các thực vật - động vật sống chủ yếu ở HM? Giải thích tại sao nó lại sống được?
2. Hướng dẫn học tập: 	 
 Học và trả lời câu hỏi sgk. Xem trước bài 20.
V. PHỤ LỤC:
Nhiệt độ
Hoang mạc đới nóng (190 B)
Hoang mạc đới ôn hòa (430 B)
Mùa đông
Mùa hạ
Biên độ nhiệt
Mùa đông
Mùa hạ
Biên độ nhiệt
160c
400c
240c
- 280c
160c
440c
Lượng mưa
K0 mưa
Rất ít
Rất nhỏ
125 mm
Đặc điểm khác nhau của KH
- Biên độ nhiệt năm cao
- Mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng
- Lượng mưa rất ít
- Biên độ nhiệt năm rất cao
- Mùa hạ không nóng, mùa đông rất lạnh. Mưa ít, ổn định.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctiet 21 tuan 11 dia li 7.doc