Giáo án Địa lí 6 - Tiết 22, Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí - Năm học 2015-2016

GV Giảng giải quy trình hấp thu nhiệt của mặt đất, của không khí: Vào mùa nóng hay mùa lạnh Mặt trời chính là nguồn chính cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất. Khi các tia bức xạ Mặt Trời đi qua khí quyển, chúng chưa trự tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, rồi bức xạ lại vào không khí. Lúc đó, không khí mới nóng lên. Độ nóng lạnh đó, gọi là nhiệt độ không khí.

? Muốn biết nhiệt độ của không khí người ta phải làm gì?

HS Phải đo bằng nhiệt kế

GV Cho HS đọc đoạn “Ở các trạm khí tượng, cách mặt đất 2 mét” Tại sao phải để nhiệt kế trong bóng râm?

HS Nếu để nhiệt kế dưới ánh nắng Mặt Trời thì nhiệt độ đo được không phải là nhiệt độ của không khí

HS Làm bài tập tính nhiệt độ trung bình ngày của Hà Nội (Tr 55 - SGK).

? Vậy để tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm ta làm thế nào?

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 6 - Tiết 22, Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Tiết 22
 Ngày soạn: 25/1/2016
 Ngày dạy: 27/1/2016
Bài 18. THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức.
- Phân biệt được sự giống và khác nhau của thời tiết và khí hậu.
- Biết được khái niệm nhiệt độ không khí, các nguồn cung cấp nhiệt cho không khí, cách đo và tính nhiệt độ trung bình ngày tháng năm.
- Trình bày sự thay đổi nhiệt độ không khí theo vĩ độ, độ cao, lục địa và đại dương.
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết quan sát, ghi chép về 1 số yếu tố của thời tiết, khí hậu. Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhiệt độ.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Bảng thống kê về thời tiết, khí hậu.
- Các hình vẽ trong SGK phóng to.
2. Học sinh
	- Sách giáo khoa, vở ghi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3-4p)
? Nêu thành phần của không khí? Vai trò của hơi nước?
? Khối khí nóng và lạnh hình thành ở đâu? Nêu tính chất mỗi loại?
? Khối khí lục địa và đại dương hình thành ở đâu? Nêu tính chất mỗi loại?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài (1p) Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng lớn tới đời sống hằng ngày củ con người, từ ăn, mặc, ở cho đến các hoạt động sản xuất. Vì vậy, việc nghiên cứu thời tiết và khí hậu là một vấn đề hết sức cần thiết. Để nghiên cứu thời tiết và khí hậu, chúng ta cần nắm được các yếu tố chính là nhiệt độ, gió và mưa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1 (10p)
GV: Thông báo bản tin dự báo thời tiết của TP Hà Nội.
? Thời tiết gồm những yếu tố nào? Có giống nhau ở mọi thời gian, mọi nơi không?
? Vậy thời tiết là gì?
HS dựa vào SGK trả lời
GV cho HS đọc SGK đoạn: “Khí hậu của một nơi, . có gió mùa Đông Bắc thổi”
? Nêu khái niệm về khí hậu?
? Khí hậu khác thời tiết như thế nào? 
HS: dựa vào SGK trả lời
GV lưu ý học sinh phân biệt đến tính ngắn hạn, thay đổi của thời tiết và tính lâu dài, có quy luật của khí hậu.
1. Thời tiết và khí hậu
a) Thời tiết
- Là hiện tượng khí tượng xảy ra ở 1 địa phương trong thời gian ngắn.
- Thời tiết luôn thay đổi.
b) Khí hậu
- Là sự lặp đi lặp lại của thời tiết ở 1 địa phương trong thời gian dài (nhiều năm)
- Khí hậu có tính qui luật.
Hoạt động 2
GV Giảng giải quy trình hấp thu nhiệt của mặt đất, của không khí: Vào mùa nóng hay mùa lạnh Mặt trời chính là nguồn chính cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất. Khi các tia bức xạ Mặt Trời đi qua khí quyển, chúng chưa trự tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, rồi bức xạ lại vào không khí. Lúc đó, không khí mới nóng lên. Độ nóng lạnh đó, gọi là nhiệt độ không khí.
? Muốn biết nhiệt độ của không khí người ta phải làm gì?
HS Phải đo bằng nhiệt kế
GV Cho HS đọc đoạn “Ở các trạm khí tượng, cách mặt đất 2 mét” Tại sao phải để nhiệt kế trong bóng râm?
HS Nếu để nhiệt kế dưới ánh nắng Mặt Trời thì nhiệt độ đo được không phải là nhiệt độ của không khí
HS Làm bài tập tính nhiệt độ trung bình ngày của Hà Nội (Tr 55 - SGK).
? Vậy để tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm ta làm thế nào?
HS Để tính nhiệt độ trung bình ngày, người ta thường đo nhiệt độ không khí mỗi ngày ít nhất ba lần vào lúc 5 giờ, 13 giờ và 21 giờ, rồi tính nhiệt độ trung bình ngày và ghi vào sổ nhật kí
? Tại sao không khí nóng nhất không phải la lúc 12 giờ mà là 13 giờ?
GV Khắc sâu: Không khí chỉ nóng nhất sau khi đã hấp thu được bức xạ của mặt đất, mà mặt đất chỉ bức xạ sau khi đã hấp thu được bức xạ của Mặt Trời. Như vậy nhiệt độ cao nhất của không khí phải là vào lúc 13 giờ, chậm hơn so với mặt đất 1 giờ
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí 
- Nhiệt độ không khí là độ nóng lạnh của không khí.
- Cách đo nhiệt độ (SGK)
Hoạt động 3
GV Phân tích và chứng minh sự thay đổi nhiệt độ tùy theo gần hay xa biển. Các loại đất đá mau nóng nhưng cũng mau nguội, còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguôi hơn. Do đặc tính hấp thu nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.
? Tạo sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
HS Nước biển có tác dụng điều hòa nhiệt độ, nước biển chậm nóng nhưng cũng lâu nguội. Mặt đất mau nóng nhưng cũng mau nguội làm cho khí hậu về màu hạ bớt nóng và về mùa đông bớt lạnh. Mức độ chênh nhau về nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa không đáng kể
GV Từ đó dẫn đến sự khác biệt giữa hai kiểu khí hậu lục địa và đại dương.
? Vì sao mùa hè, nhiều người thích đi Sầm Sơn (để nghỉ mát).
HS quan sát H48 (SGK)
? Nhận xét nhiệt độ 2 địa điểm, giải thích.
HS: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm
GV: Khi Mặt Trời chiếu sáng, lớp không khí dày đặc ở sát mặt đất nở ra, bốc lên cao, giảm nhiệt độ. Mặt khác, lớp không khí ở dưới thấp chứa nhiều bụi và hơi nước nên hấp thụ được nhiều nhiệt hơn lớp không khí loãng ở trên cao. Chính vì thế càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm
HS quan sát H49.
? Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ xích đạo lên 2 cực, giải thích. 
HS: Càng lên cao, không khí càng cao hơn so với những vùng vĩ độ thấp
3. Sự thay đổi của nhiệt độ không khí
a) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vị trí xa hay gần biển. Càng gần biển càng mát mẻ.
b) Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
c) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ. Càng xa xích đạo về 2 cực nhiệt độ càng giảm dần.

File đính kèm:

  • docBai_18_Thoi_tiet_khi_hau_va_nhiet_do_khong_khi.doc