Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 kì 2
Đề 6: Rừng quý giá vì măng lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều đó, và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng.
a.Mở bài :
Giới thiệu giá trị quý báu, kho tài nguyên của rừng đối với đời sống con người.
b. Thân bài:
Chứng minh rừng quý giá:
- Từ xa xưa rừng là môi trường sống của bầy người nguyên thuỷ:
+ Cho hoa thơm quả ngọt
+ Cho vỏ cây làm vật che thân
+ Cho củi, đốt sưởi.
+ Cung cấp các nguồn thực phẩm đa dạng: rau, củ, quả, chim thú,
- Rừng cung cấp vật dụng cần thiết
+ cho tre nứa làm nhà
+ Gỗ quý làm đồ dùng
được chỗ tốt,chỗ kém của mình mà từ đó cố gắng vươn lên & tiến bộ. Bên cạnh vai trò của thầy & bạn,sự nỗ lực của bản thân cũng là điều quyết định trong chuyện học tập & nâng cao kiến thức. Câu tục ngữ :”không thầy đố mày làm nên” quá đề cao vai trò của người thày trong chuyện trưởng thành,lập nghề của người học.Mặc dù trong công tác đào tạo con người,người thầy giữ vai trò trung tâm,quyết định nhưng cho rằng “không thầy đố mày làm nên” là điều không thỏa đáng.Chúng ta ai cũng nhìn nhận sự trưởng thành,có sự nghề của mỗi con người một phần nhờ công ơn dạy bảo của nhà trường,của thầy cô nhưng một phần cũng phải do bản thân người học phát huy nỗ lực cả nhân,tự bản thân vận động để tiếp thu những cái mới,sáng tạo những cái hay.Trong cuộc sống,môi trường hàng ngày ngoài tác dụng của thầy,người học còn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh,của yếu tố khách quan như gia đình,cha mẹ,xã hộiDo đó,tuyệt đối hóa chuyện học ở thầy,không coi trọng chuyện học tập ở nơi khác,người khác thì sẽ hạn chế kết quả của công việc. Tuy nhiên,khẳng định :”Học thầy không tày học bạn” cũng có nhiều chỗ chưa đúng vì câu tục ngữ này vừa hạ thấp vai trò & tác dụng của người thầy,đề cao quá mức vai trò của bạn bè trong học tập.Học hỏi,tìm hiểu nơi bạn bè là một trong những yếu tố lũy phần vào sự thành đạt của mỗi cá nhân nhưng trong gia đình,người thầy đóng vai trò quyết định,bạn bè đóng vai trò hỗ trợ.Nếu nói rằng bạn bè có trò giúp đỡ,hỗ trợ,bảo ban để cùng nhau học tập tốt hơn thì chúng ta dễ chấp nhận nhưng nói “không tày” thì khó nghe vì ông cha ta vừa từng nói: “Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” Muốn học tốt,bên cạnh chuyện học ở thầy,ở bạn còn phải có sự nỗ lực,học tập của bản thân.Chúng ta phải khẳng định chuyện học ở thầy là chủ yếu & còn phải kết hợp với sự nỗ lực của cá nhân người học.Chúng ta không chấp nhận cách học thụ động,nhồi nhét,máy móc. Ngoài ra,muốn giúp đỡ nhau trong học tập sao cho có kết quả,bạn bè cùng chung chí hướng,chung mục đích học tập,phấn đấu rèn luyện theo nội dung mà người thầy hướng dẫn.Một phần do thầy dạy dỗ bảo ban còn phải mở rộng lớn sự học hỏi,học ở bạn,học trong thực tế. Chính Hồ Chủ tịch cũng vừa khẳng định “phải học ở trường,học ở sách vở,học lẫn nhau,học ở nhân dân, không học nhân dân là thiếu sót lớn” "Một tai nghe thầy, một tai nghe bạn/ Về nhà mẹ giảng, thế là thành... mười tai". Như vậy,trong hoạt động ở nhà trường hiện nay,hai câu tục ngữ không hề mâu thuẫn nhau,như vậy đều có ý nhấn mạnh đối tượng đối với người biết vận dụng thì hai câu tục ngữ có ý nghĩa tích cực,bổ sung cho nhau,chỉ cho chúng ta hai nơi học tốt nhất: học ở thầy và học ở bạn. Hai câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn”,”không thầy đố mày làm nên” tách rời nhau,có khía cạnh đúng & hạn chế,nhìn bề ngoài như mâu thuẫn với nhau nhưng phối hợp nội dung hai câu tục ngữ sẽ có lời khuyên học hỏi tốt nhất:chúng ta phải coi trọng chuyện học ở thầy, đồng thời (gian) phải biết học ở bạn. Bản thân mỗi người học sinh phải biết kính trọng,biết ơn thầy cô giáo,những người vừa giúp đỡ,truyền thụ cho chúng ta,dạy dỗ những điều hay lẽ phải cho chúng ta.Và chúng ta cũng vẫn phải khiêm tốn học hỏi nơi bạn bè,đoàn kết chân thành giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ. TUẦN 30 Ngày soạn: Ngày giảng Tiết 2 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 GIỮA HỌC KÌ II PHẦN A : NỘI DUNG ÔN TẬP I. Văn bản: Biết được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và ý nghĩa các văn bản sau: 1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 2. Tục ngữ về con người và xã hội 3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh ) 4. Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng ) 5. Ý nghĩa của văn chương ( Hoài Thanh ) 6. Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn ) I. Tiếng Việt: 1. Thế nào là câu rút gọn? Việc rút gọn câu nhằm mục đích gì? Khi rút gọn câu cần lưu ý điều gì? BT SGK / 16, 17 2. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt: BT SGK/ 29 3. Trạng ngữ. Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định về gì? Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngứ thường có ranh giới gì?BT SGK/ 40,45 4. Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị động và ngược lại? Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động? BT SGK/58,64,65 5. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? BT SGK/69,96 III.Tập làm văn 1. Thế nào là văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? Bố cục và phương pháp lâp luận trong văn nghị luận? 2. Đặc điểm của lập luận chứng minh? Các bước làm bài văn lập luận chứng minh và bố cục? Một số đề tập làm văn: Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý :’’ ăn quả nhớ kẻ trồng cây “ ; “Uống nước nhớ nguồn “ SGK/51 Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK/59 Đề 4: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người Đề 5 : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : “Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Đề 6: Rừng quý giá vì măng lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều đó, và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng. Đề 7: Ca dao Việt Nam có những câu quen thuộc: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Em hãy chứng minh vấn đề trên trong câu ca dao ấy. Đề 8. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy? Đề 9: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi” Đề 10: Em hiểu gì về nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”. Đề 11: Tục ngữ ta có câu Không thầy đố mày làm nên nhưng lại có câu Học thầy không tày học bạn. Em hiểu gì về lời dạy qua hai câu ca dao trên PHẦN B : ĐÁP ÁN I. Văn bản. 1. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất a. Nghệ thuật: - Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc. - Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết. - Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. b. Ý nghĩa văn bản: Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta. 2. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Tục ngữ về con người và xã hội. a. Nghệ thuật. - Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc. - Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ,... - Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. b. Ý nghĩa văn bản: Không ít câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân xử thế. 3. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta a. Nghệ thuật: - Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện: + Lứa tuổi. + Nghề nghiệp. + Vùng miền... - Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm..), câu văn nghị luận hiệu quả (câu có quan hệ từ...đến...) - Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu tên các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta. b. Ý nghĩa văn bản. Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. 4. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ. a. Nghệ thuật: - Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục. - Lập luận theo trình tự hợp lí. b. Ý nghĩa văn bản. - Ca ngợi phẩm chất cao đẹp , đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Bài tập về việc học tập, rèn luyện nói theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh. 5. Nghệ thuật và ý nghĩa văn Ý nghĩa của văn chương. a. Nghệ thuật : - Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục, Cóa cách dẫn chứng đa dạng : Khi trước khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu truyện ngắn. - Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh cảm xúc. b. Ý nghĩa văn bản : Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.. 6. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Sống chết mặc bay a. Nghệ thuật: + Xây dựng tình huống tương phản- tăng cấp và kêt thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, rất sinh động. + Lựa chọn ngôi kể khách quan. + Lựa chọn ngôi kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động. b Ý nghĩa văn bản: Phê phán thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu- đại diện cho nhà cầm quyền Pháp thuộc ; đồng cảm xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. 8. Giải thích ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay. - Nhan đề"sống chết mặc bay"là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một ông quan hộ đê trước tính mạng của hàng vạn người dân nghèo. Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đã phê phán xã hội Việt nam những năm trước CM Tháng tám 1945 với cuộc sống tăm tối, cực khổ nheo nhóc của muôn dân và lối sống thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến. - “ Sống chết mặc bay” nhan đề truyện ngắn mà Phạm Duy Tốn đặt tên cho tác phẩm của mình là để nói bọn quan lại làm tay sai cho Pháp là những kẻ vô lương tâm , vô trách nhiệm , vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi đàng điếm, bài bạc II. Tiếng Việt. 1. Thế nào là câu rút gọn? Việc rút gọn câu nhằm mục đích gì? Khi rút gọn câu cần lưu ý điều gì? SGK / 15, 16 2. Thế nào là câu đặc biệt ? Tác dụng của câu đặc biệt: SGK/ 28, 29 3. Trạng ngữ. SGK/39 Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định về gì? Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngứ thường có ranh giới gì? 4. Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị động và ngược lại? Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động? SGK/57,58,64. 5. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? SGK/68,69 6. Thế nào là phép liệt kê? Tac dụng của phép liệt kê? Các kiểu liệt kê? SGK/105 7. Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy? SGK/122 8. Công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối? SGK / 129 III. Tập làm văn. 1. Thế nào là văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? Bố cục và phương pháp lâp luận trong văn nghị luận?SGK/9,18,31 2. Đặc điểm của lập luận chứng minh? Các bước làm bài văn lập luận chứng minh và bố cục?SGK/42,50 Dàn ý một số đề Tập làm văn. * Văn chứng minh: Đề 1 : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim” GV hướng dẫn theo dàn bài a. Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lòng kiên trì nhân nại. Dẫn câu tục ngữ: “ Có công kim” b. Thân bài: - Xét về thực tế câu tục ngữ có nghĩa là có công sức, lòng kiên trì mãi mãi 1 thanh sắt to lớn sẽ trở thành 1 cây kim nhỏ bé .. - Vai trò lòng kiên trì nhẫn nại trong đời sống trong học tập và trong mọi lĩnh vực - Sự kiên trì, nhẫn nại giúp chúng ta thành công trong mọi lĩnh vực - Tìm dẫn chứng trong đời sống xung quanh, các gương sáng trong XH, trong các tác phẩm văn học và trong ca dao tục ngữ : Bác Hồ học ngoại ngữ, thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, Trương Hán Siêu luyện chữ. c. Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ ấy Đề bài tương tự: Lập dàn ý cho đề bài: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có chí thì nên” a. Mở bài: Đi từ chung đến riêng hoặc đi từ khái quát đến cụ thể. b. Thân bài: * Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: - "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại. - "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc. - "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công. *Giải thích cơ sở của chân lí: Tại sao người có ý chí nghị lực thì dẫn đến thành công? - Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí, nghị lực,lòng kiên trì mới là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào. - Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí thì khó đạt được mục đích. - Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân và đã tốt nghiệp trường đại học và đã trở thành một nhà giáo mẫu mực được mọi người kính trọng. - Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng. c. Kết bài: - Khẳng định giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá trị bền vững của câu tục ngữ đối với mọi người. Top of ForBài văn tham khảo Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống. Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công-có ngày ; mài sắt - nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được. Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang... với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta. Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng. Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó. Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập tẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình. Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà văn nổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt. Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới. Bên cạnh đó ta phải kể đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí liệt cả hai tay mà kiên trì học tập viết bằng chân trở thành một thầy giáo Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, bao hàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trở ngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước nhé!!! Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý :’’ ăn quả nhớ kẻ trồng cây “ ; “Uống nước nhớ nguồn “ SGK/51 a. Mở bài: + Lòng biết ơn là 1 t/thống đạo đức cao đẹp. + Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả ...”. b. Thân bài: - Luận điểm giải thích: Ẩn dụ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn đã gây nhận thức và truyền cảm về chân lí đó như thế nào? - Luận điểm chứng minh.. + Luận cứ 1: Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lí đó: con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ. . Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá. . Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ... con”, “Đói lòng ăn hột chà là...răng”. + Luận cứ 2: Một số ngày lễ tiêu biểu: Ngày 20/11 Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo. Ngày 27/7Thương binh liệt sĩ. + Luận cứ 3: Một số phong trào tiêu biểu: Lòng biết ơn các anh hùng có công với nước. . Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông. . Giúp đỡ gđ có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi... c. Kết bài: + Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc. + Biết ơn là 1 t/c thiêng liêng, rất tự nhiên. + Bài học: Cần học tập, rèn luyện... Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK/59 a. Mở bài: - Nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn về môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có tác dụng quan trọng đối với nhân cách của con người. - Kết luận ấy đã đúc kết lại thành câu tục ngữ: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. b. Thân bài: - Lập luận giải thích. Mực có màu đen thường tượng trưng cho cái xấu, những điều không tốt. Một khi đã bị mực dây vào là dơ và khó tẩy vô cùng. (Nói rỡ mực ở đây là mục Tàu bằng thỏi mà người Việt ngày xưa thường dùng, khi viết phải mài nên dễ bị dây vào). Khi đã sống trong hoặc kết bạn với những người thuộc dạng “mực” thì con người ta khó mà tốt được. Đèn tỏa ánh sáng đến mọi nơi, ánh sáng của nó xua đi những điều tăm tối. Do đó đèn tượng trưng môi trường tốt, người bạn tốt mà khi tiếp xúc ta sẽ noi theo những tấm gương đó để cố gắng - Luận điểm chứng minh. + Luận cứ 1: Nếu ta sinh ra trong gia đình có ông bà, cha mẹ là những người không đạo đức, không biết làm gương cho con cháu thì ta ảnh hưởng ngay. + Luận cứ 2: Khi đến trường, đi học, tiếp xúc với các bạn mà chưa chắc tốt. rủ rê chơi bời. + Luận cứ 3: Ra ngòai xã hội, những trò ăn chơi, những cạm bẫy khiến ta sa đà. Thử hỏi như thế thì làm sao ta có thể tốt được. Khi đã dính vào nó thì khó từ bỏ và xóa đi được. Ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử đã từng chuyển nhà 3 lần để dạy con, bà nhận thấy rõ: “sống trong môi trường xấu sẽ làm ta trở thành người xấu-là gánh nặng của xã hội” - Ngược lại với “mực” là “đèn”-ngừoi bạn tốt, môi trường tốt. Khi sống trong môi trường tốt, chơi với những người bạn tốt thì đương nhiên, ta sẽ có đạo đức và là người có ích cho xã hội. Bởi vậy ông cha ta có câu: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn” - Liên hệ một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự. - Có những lúc gần mực chưa chắc đen, gần đèn chưa chắc rạng. Tất cả chỉ là do ta quyết định. c. Kết bài: - Chúng ta cần phải mang ngọn đèn chân lý để soi sáng cho những giọt mực lầm lỗi, cũng nên bắt chước các ngọn đèn tốt để con người ta hoàn thiện hơn, là công dân có ích cho xã hội
File đính kèm:
- Bai_5_Pho_gia_ve_kinh_Tung_gia_hoan_kinh_su_20150725_030905.doc