Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 1

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa A

- Viết tên riêng : Vừ A Dính bằng chữ cỡ nhỏ.

- Viết câu ứng dụng : Anh em như thể chân tay / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần bằng chữ cỡ nhỏ.

2. Kĩ năng :

- Viết đúng chữ viết hoa A, viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.

3. Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt

II/ Chuẩn bị :

- GV : chữ mẫu A, tên riêng : Vừ A Dính và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li.

- HS : Vở tập viết, bảng con, phấn

 

doc40 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc lại
Bước 2 : thực hành
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh.
Phiếu học tập
Thực hành hoạt động thở.
Chọn từ thích hợp ( xẹp xuống, phồng lên, liên tục và đều đặn, hít vào ) để điền vào chỗ trống trong các nhận xét sau :
Khi hít vào lồng ngực  khi thở ra lồng ngực 
Sự phồng lên và  khi  và thở ra của lồng ngực diễn ra 
Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp đứng lên, quan sát sự thay đổi của lồng ngực khi ta thở sâu, thở bình thường theo các bước.
+ Tự đặt tay lên ngực mình sau đó thực hành 2 động tác thở sâu và thở bình thường
+ Đặt tay lên ngực bạn bên cạnh, nhận biết sự thay đổi lồng ngực của bạn khi thực hiện các động tác trên.
Giáo viên yêu cầu 2 học sinh thảo luận nhóm đôi thực hiện phiếu học tập. 
Giáo viên thu kết quả thảo luận.
Giáo viên hỏi :
+ Khi ta hít vào thở ra bình thường thì lồng ngực như thế nào ?
+ Khi ta hít vào thật sâu thì lồng ngực như thế nào?
+ Khi ta thở ra hết sức thì lồng ngực có gì thay đổi?
Giáo viên minh hoạ hoạt động hô hấp bằng quả bong bóng.
Giáo viên kết luận : 
+ Khi hít vào lồng ngực phồng lên để nhận không khí. Khi thở ra lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí ra ngoài.
+ Sự phồng lên và xẹp xuống của lồng ngực khi hít vào và thở ra diễn ra liên tục và đều đặn.
+ Hoạt động hít vào, thở ra liên tục và đều đặn chính là hoạt động hô hấp.
Hoạt động 2: làm việc với SGK ( 15’)
 Mục tiêu :
Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người
 Cách tiến hành :
Bước 1 : làm việc theo nhóm đôi
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 2 trang 5 SGK
Gọi học sinh đọc phần yêu cầu của kí hiệu kính lúp
Giáo viên gợi ý cho học sinh nêu câu hỏi lẫn nhau
+ Hãy chỉ và nói rõ tên các bộ phận của cơ quan hô hấp
+ Mũi dùng để làm gì ?
+ Khí quản, phế quản có chức năng gì ?
+ Phổi có chức năng gì ?
+ Chỉ trên hình 3 đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
Giáo viên cho học sinh trả lời.
Nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm.
Giáo viên nêu câu hỏi : 
+ Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào?
+ Khi ta hít vào, không khí đi qua những bộ phận nào ?
+ Khi ta thở ra, không khí đi qua những bộ phận nào ?
+ Vậy ta phải làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp?
 Kết Luận: 
Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
Cơ quan hô hấp gồm : mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi.
Mũi, khí quản và phế quản là đường dẫn khí.
Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí.
GV cho học sinh liên hệ thực tế từ cuộc sống hằng ngày : tránh không để dị vật như thức ăn, thức uống, vật nhỏ,  rơi vào đường thở. Khi chúng ta bịt mũi, nín thở, quá trình hô hấp không thực hiện được, làm cho cơ thể của chúng ta bị thiếu ôxi dẫn đến khó chịu. Nếu nín thở lâu từ 3 đến 4 phút, người ta có thể bị chết, vì vậy cần phải giữ gìn cho cơ quan hô hấp luôn hoạt động liên tục và đều đặn. Khi có dị vật làm tắc đường thở, chúng ta cần phải cấp cứu để lấy dị vật ra ngay lập tức. 
Hát
Thở nhanh, 
HS tham gia
Học sinh nêu theo cảm nhận của mình.
Hoạt động thở giúp con người duy trì sự sống.
3 – 4 học sinh nhắc lại.
HS thực hành thở sâu, thở bình thường để quan sát sự thay đổi của lồng ngực
Học sinh thảo luận nhóm đôi thực hiện phiếu học tập. 
Học sinh khác lắng nghe, bổ sung 
Lớp nhận xét 
Khi ta hít vào thở ra bình thường thì lồng ngực phồng lên xẹp xuống đều đặn.
Khi ta hít vào thật sâu thì lồng ngực phồng lên, bụng hóp lại.
Khi ta thở ra hết sức thì lồng ngực xẹp xuống bụng phình to.
Học sinh theo dõi.
HS quan sát 
Cá nhân 
Học sinh làm việc theo nhóm đôi
Học sinh trả lời. Học sinh khác lắng nghe, bổ sung 
Lớp nhận xét 
Cơ quan hô hấp gồm : mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi.
Khi ta hít vào, không khí đi qua mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi.
Khi ta thở ra, không khí đi qua hai lá phổi, phế quản, khí quản, mũi
Để bảo vệ cơ quan hô hấp không nhét vật lạ vào mũi, vào miệng 
Trò chơi thực hành
Quan sát
Đàm thoại
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Thực hiện tốt điều vừa học.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài : Nên thở như thế nào ? 
Ï Ð
Tập đọc
I/ Mục tiêu : 
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : chỉ huy, có ích, xin hứa, ..., các từ mới : điều lệ, danh dự, 
Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa ở sau bài đọc.
Hiểu nội dung bài.
Bước đầu có hiểu biết về đơn từ và cách viết đơn.
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc, một lá đơn xin vào Đội của học sinh . 
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phương Pháp
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Hai bàn tay em ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh Học thuộc lòng bài : “Hai bàn tay em”.
Giáo viên kết hợp hỏi học sinh :
+ Hai bàn tay của bé được so sánh với gì ?
+ Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào ?
+ Em thích nhất khổ thơ nào ? Vì sao ?
+ Bài thơ này nói lên điều gì ?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên : các em đã là học sinh lớp 3. Sang HK2, các em đủ 9 tuổi, sẽ được xét vào Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Để chuẩn bị trở thành đội viên, hôm nay các em sẽ đọc một lá đơn xin vào đội của một bạn học sinh qua bài : “Đơn xin vào Đội”, bài này giúp các em biết cách đọc và viết một lá đơn .
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 14’ )
GV đọc mẫu bài thơ
Giáo viên đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng câu, mỗi bạn đọc tiếp nối từng câu.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ ngữ khó.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn.
Đoạn 1 : từ đầu đến Đơn xin vào Đội
Đoạn 2 : từ Kính gửi đến Học sinh lớp 3C, Trường tiểu học Kim Đồng.
Đoạn 3 : từ sau khi được học đến có ích cho đất nước.
Đoạn 4 : còn lại 
Giáo viên viết vào cột luyện đọc đoạn 3 : 
Kính gửi : // Ban phụ trách Đội / Trường Tiểu học Kim Đồng //
Ban chỉ huy Liên đội //
Em tên là Lưu Tường Vân //
Sinh ngày / 22 / tháng 6 / năm 1995 //
Học sinh lớp 3C / Trường Tiểu học Kim Đồng. //
Giáo viên kết hợp hướng dẫn học sinh ngắt, nghỉ hơi đúng.
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ : điều lệ, danh dự 
Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm đôi
Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 đoạn
Cho học sinh đọc bài.
Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài ( 7’ )
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài và hỏi :
+ Đơn này là của ai gửi cho ai ?
+ Nhờ đâu em biết điều đó ?
+ Bạn học sinh viết đơn để làm gì ?
+ Những câu nào trong đơn cho biết điều đó ?
+ Nêu nhận xét về cách trình bày đơn :
Phần đầu đơn ( từ đầu đến Ban chỉ huy Liên đội ) viết những gì ?
Ba dòng cuối đơn viết những gì ?
Giáo viên giới thiệu cho học sinh đơn xin vào Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của học sinh trong trường cho cả lớp xem.
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 7’ )
Giáo viên gọi học sinh đọc lại toàn bộ đơn
Giáo viên cho học sinh thi đọc đơn. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi đúng.
Cho cả lớp nhận xét.
Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng.
Hát
Cá nhân 
Học sinh trả lời
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1– 2 lượt bài.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài 
Học sinh đọc phần chú giải.
2 học sinh đọc
Mỗi tổ đọc tiếp nối
3 học sinh đọc.
Học sinh đọc thầm.
Đơn của bạn Lưu Tường vân gửi Ban phụ trách đội và Ban chỉ huy Liên đội Trường Tiểu học Kim Đồng.
Nhờ người viết đơn tự giới thiệu rất rõ họ, tên, ngày tháng năm sinh, tên lớp học của mình
Bạn học sinh viết đơn để xin vào Đội
Những câu trong đơn cho biết điều đó là : em làm đơn này xin được vào Đội và xin hứa 
Phần đầu đơn ghi rõ :
+ Tên Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ( ở góc trái )
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn ( ở góc trái )
+ Tên đơn ở chính giữa.
+ Địa chỉ gửi đơn đến.
Ba dòng cuối đơn viết : tên và chữ kí của người viết đơn.
Học sinh quan sát.
Cá nhân 
Cá nhân 
Lớp nhận xét.
Thực hành
Thảo luận nhóm, vấn đáp
Thực hành thi đua.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
-Về nhà tự tìm hiểu về tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh qua bạn bè, người thân.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Ai có lỗi ?
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh :
Củng cố kĩ năng tính cộng trừ ( không nhớ ) các số có ba chữ số.
Củng cố, ôn tập bài toán về “tìm x”, giải bài toán ( có lời văn ) và xếp ghép hình
Kĩ năng: học sinh tính nhanh, chính xác
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi, bìa hình tam giác vuông cân ở bài tập 4
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phương Pháp
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : cộng, trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ ) ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : luyện tập ( 1’ )
Luyện tập : ( 28’ )
 Bài 1 : đặt tính rồi tính
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV cho HS tự đặt tính rồi tính kết quả 
GV cho 3 dãy cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
GV yêu cầu HS nêu cách tính
 Bài 2 : Tìm x
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Yêu cầu HS làm bài.
GV cho HS cử đại diện 2 dãy lên thi đua sửa bài 
GV hỏi :
+ Trong phép trừ x – 322 = 415, x là số gì ?
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào ?
+ Trong phép cộng 204 + x = 355, x là số gì ?
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?
 Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
 Bài 4 : 
Cho HS đọc yêu cầu bài 
GV cho HS thi ghép hình qua trò chơi “Ai nhanh, ai khéo” : chia lớp làm 3 dãy, mỗi dãy cử ra 3 bạn. GV phát cho mỗi dãy 4 hình tam giác, yêu cầu HS trong 3 phút bạn nào ghép đúng, nhanh và khéo là dãy đó thắng . 
GV Nhận xét, tuyên dương
Hát
HS đọc.
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét về cách đặt tính và kết quả phép tính 
HS nêu
HS đọc.
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
Trong phép trừ x – 322 = 415, x là số bị trừ.
Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ
Trong phép cộng 204 + x = 355, x là số hạng đã biết
Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
HS đọc 
Khối lớp Một và khối lớp Hai có tất cả 468 HS, trong đó khối lớp Một có 260 HS.
Hỏi khối lớp Hai có bao nhiêu HS ?
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét 
HS đọc : Xếp 4 hình tam giác thành hình con cá
HS 3 dãy thi ghép hình 
Lớp nhận xét
Thi đua, trò chơi
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 4 : cộng các số có 3 chữ số ( có nhớ một lần ) 
@ ?
Tập viết
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa A
Viết tên riêng : Vừ A Dính bằng chữ cỡ nhỏ.
Viết câu ứng dụng : Anh em như thể chân tay / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần bằng chữ cỡ nhỏ.
Kĩ năng : 
Viết đúng chữ viết hoa A, viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.
Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : chữ mẫu A, tên riêng : Vừ A Dính và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phương Pháp
Ổn định: ( 1’ )
Mở đầu : ( 2’ )
GV nêu yêu cầu : nội dung tập viết ở lớp 3 là tiếp tục rèn cách viết các chữ viết hoa. Khác với lớp 2 : không viết rời từng chữ hoa mà viết từ và câu có chứa chữ hoa.
Để học tốt tiết tập viết, các em cần có bảng con, phấn, khăn lau, bút chì, bút mực, vở tập viết.
Tập viết đòi hỏi các đức tính cẩn thận, kiên nhẫn. 
Bài mới:
Giới thiệu bài : ( 1’ )
GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết và nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa A, củng cố cách viết một số chữ viết hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng : V, D
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 16’ )
Luyện viết chữ hoa
GV cho HS quan sát tên riêng : Vừ A Dính và hỏi:
+ Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng ?
GV gắn chữ A trên bảng cho học sinh quan sát và nhận xét.
+ Chữ A được viết mấy nét ?
Giáo viên viết chữ A hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát, vừa viết vừa nhắc học sinh lưu ý : chữ A hoa cỡ nhỏ có độ cao là hai li rưỡi.
Giáo viên : trong bài tập viết hôm nay, các em sẽ luyện viết củng cố thêm chữ hoa V, D. Hãy theo dõi cô viết trên bảng và nhớ lại cách viết.
Giáo viên lần lượt viết từng chữ hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, kết hợp lưu ý về cách viết :
Chữ hoa D : từ điểm đặt bút thấp hơn đường kẻ ngang trên một chút, lượn cong viết nét thẳng nghiêng, lượn vòng qua thân nét nghiêng viết nét cong phải kéo từ dưới lên, độ rộng một đơn vị chữ, lượn dài qua đầu nét thẳng, hơi lượn vào trong. Điểm dừng bút ở dưới đường kẻ ngang trên một chút.
Chữ hoa V : từ điểm đặt bút ở dưới đường kẻ ngang trên một chút lượn cong nét móc chạm đường kẻ ngang rồi viết thẳng xuống gần đường kẻ ngang dưới, lượn cong về bên trái. Rê bút lên đường kẻ ngang trên độ rộng một đơn vị chữ gần đường kẻ ngang trên viết nét móc trái, lượn cong về bên trái chạm vào chân của nét móc trước.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con từng chữ hoa :
Chữ A hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ D hoa cỡ nhỏ : 1 lần
Chữ V hoa cỡ nhỏ : 1 lần
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng : Vừ A Dính
Giáo viên giới thiệu : Vừ A Dính là một thiếu niên người dân tộc Hmông, anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ cán bộ cách mạng.
Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn tên riêng cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Những chữ nào viết hai li rưỡi ?
+ Chữ nào viết một li ?
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
GV cho học sinh đọc câu ứng dụng : 
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Giáo viên : câu tục ngữ nói về anh em thân thiết, gắn bó với nhau như chân với tay, lúc nào cũng phải yêu thương, đùm bọc nhau.
Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn câu tục ngữ cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Câu ca dao có những chữ nào được viết hoa?
Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 10’ )
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ A : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết các chữ V, D : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Vừ A Dính : 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu tục ngữ : 2 lần
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
Cho học sinh viết vào vở.
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Hoạt động 3 : Chấm, chữa bài (4’)
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
Hát
Các chữ hoa là : A, V, D
HS quan sát và nhận xét.
3 nét.
Học sinh quan sát
Học sinh quan sát.
Viết bảng con
Cá nhân
Học sinh quan sát và nhận xét.
V, A, D, h
ư, i, n
Cá nhân 
Học sinh theo dõi
Học sinh viết bảng con
Cá nhân 
Học sinh quan sát và nhận xét.
Câu ca dao có những chữ được viết hoa là A, R
Học sinh viết bảng con
Học sinh nhắc
HS viết vở
Vấn đáp, thực hành
Thực hành
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
Khuyến khích học sinh Học thuộc lòng câu tục ngữ.
Chuẩn bị : bài : ôn chữ hoa Ă, Â 
Đạo đức 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS hiểu : 
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
Kĩ năng : Học sinh hiểu, ghi nhớ và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Thái độ : HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : vở bài tập đạo đức, các bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi, Năm điều Bác Hồ dạy.
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phương Pháp
Khởi động : ( 1’ ) Giáo viên cho học sinh hát bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng”, nhạc và lời của Phong Nhã. 
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên giới thiệu : các em vừa hát một bài hát về Bác Hồ Chí Minh. Vậy Bác Hồ là ai ? Vì sao thiếu niên, nhi đồng lại yêu quý Bác như vậy ? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài : “ Kính yêu Bác Hồ” 
Ghi bảng.
Hoạt động 1: thảo luận nhóm (13’)
 Mục tiêu : học sinh biết được :
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
 Cách tiến hành :
GV chia lớp thành 4 nhóm, cho học sinh quan sát tranh trang 2 trong vở bài tập đạo đức tìm hiểu no

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_1.doc
Giáo án liên quan