Giáo án dạy Khối 2 Tuần 1

Tập viết. Tiết 1: A , Anh em thuận hoà

I. Mục đích yêu cầu :

- Viết đúng chữ hoa A (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Anh (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Anh em thuận hoà (3 lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

II. Đồ dùng dạy học:

 Chữ mẫu, VTV.

 

doc23 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Khối 2 Tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết kể lại toàn bộ câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ trong SGK
III. Các hoạt động học và dạy:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
2. Mở đầu ( 2phút)
Giáo viên giới thiệu chung về yêu cầu của giờ kể chuyện lớp 2.
3. Bài mới: giới thiệu bài ( 1phút) 
-Yêu cầu học sinh nêu lại tên câu chuyện ngụ ngôn vừa học trong giờ tập đọc .
-Giáo viên chuyển sang hoạt động 2 .
a. Hoạt động 1 :Hướng dẫn kể chuyện ( 34phút)
* Kể lại từng đoạn câu chuyện .
Bước 1 : Kể trước lớp 
-Gọi học sinh khá , tiếp nối nhau lên kể trước lớp theo nội dung 4 bức tranh 
-Yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét sau mỗi lần có học sinh kể theo tiêu chí :
Bước 2 : Kể theo nhóm 
-Cho học sinh chia nhóm , dựa vào tranh minh họa và các gợi ý kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe .
-Khi học sinh thực hành kể . Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi ý cho học sinh yếu theo 4 bức tranh .
* Kể lại toàn bộ câu chuyện 
Cách 1 :Kể độc thoại 
-Gọi học sinh nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện .
-Gọi học sinh lên kể lại toàn bộ câu chuyện .
Cách 2 : Phân vai dựng lại câu chuyện .
-Chọn học sinh đóng vai : Người dẫn chuyện , bà cụ, cậu bé 
-Hướng dẫn học sinh nhận vai ( Chú ý giọng ):
-Dựng lại câu chuyện ( 2 lần ):
+Lần 1 :Giáo viên là người dẫn chuyện . Học sinh có thể nhìn vào sách .
+Lần 2 : 3 học sinh đóng vai không nhìn vào sách .
-Hướng dẫn bình chọn người đóng hay , nhóm đóng hay .
b. Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét tiết học , tuyên dương em thực hiện tốt , nhắc nhở 1 số em thực hiện chưa tốt .
Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. Chuẩn bị bài sau .
-Hát .
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-1 em nêu .
-4 em lần lượt kể.
-Một số em nhận xét bạn kể.
-Chia mỗi nhóm 4 em lần lượt từng em kể từng đoạn của truyện theo tranh .
-4 em lên kể nối tiếp nhau .
-1 em lên kể .
-3 em lên đóng 3 vai.
-Đóng vai theo yêu cầu .
-Bình chọn đủ theo 3 tiêu chí đã nêu .
...........................................................................................
Thứ tư ngày 21tháng 8 năm 2013
Toán. Tiết 3: Số hạng- Tổng.
I. Mục tiêu :
- Biết số hạng; tổng.
- Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng.
- HS làm được BT1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ, thẻ.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ (5 phút)
-Gọi học sinh lên bảng kiểm tra :
+Viết các số 42, 39, 71, 84 theo thứ tự từ bé đến lớn và trả lời : 39 gồm mấy chục mấy đơn vị ?
-Nhận xét cho điểm 
3. Bài mới: Giới thiệu bài (1 phút)
a. Hoạt động 1 :Giới thiệu các thuật ngữ “Số hạng – Tổng” (14 phút)
-Viết lên bảng 35 + 24 = 59 và yêu cầu học sinh đọc phép tính trên.
-Nêu và ghi lên bảng : Trong phép cộng 35 + 24 = 59 thì 35 được gọi là số hạng , 24 cũng được gọi là số hạng , còn 59 gọi là tổng .
* -Hướng dẫn tính theo cột dọc :
 35 Số hạng
+ 24 số hạng
 tổng
+Giáo viên nói 35 + 24 = 59 hay 59 là tổng của 35 và 24 . Hoặc 35 +24 cũng là tổng .
+yêu cầu học sinh nêu tên các thành phần ở phép tính trên
-Giáo viên nhận xét tuyên dương . 
b. Hoạt động 2 : Luyện tập – thực hành (17 phút)
Bài 1:
 -Yêu cầu học sinh quan sát mẫu và đọc phép tính cộng của mẫu .
-Yêu cầu học sinh tự làm bài .
-Gọi một số em nhận xét bài của bạn và tự đánh giá bài của mình .
-Giáo viên nhận xét , tuyên dương .
Bài 2:
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài , đọc mẫu và nhận xét về cách trình bày của phép tính mẫu.
-Hãy nêu cách viết , cách thực hiện phép tính theo cột dọc 
-Yêu cầu học sinh tự làm bài .
-Yêu cầu học sinh nhận xét bài bạn và kiểm tra bài mình .
-Gọi 1 số em nêu cách viết và cách thực hiện phép tính .
-Giáo viên chữa bài , nhận xét và đưa ra đáp án đúng 
Bài 3 :
-Gọi học sinh đọc đề bài .
-Giáo viên theo dõi và ghi tóm tắt đề bài :
-Yêu cầu học sinh tự làm bài .
-Giáo viên chữa bài và đưa ra đáp án đúng :
c. Hoạt động nối tiếp:
-Cho học sinh thi tìm kết qủa nhanh :
+Tổng của 32 và 41 là bao nhiêu ?
-Nhận xét tiết học .
Về ôn lại cách thực hiện phép cộng các số có 2 chữ số không nhớ . Ghi nhớ tên gọi các thành phần và kết qủa trong phép cộng
-Hát .
-2 em .
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Một số em đọc .
-Nghe và ghi nhớ .
-Một số em trả lời .
-Theo dõi và nêu tên các thành phần .
-Nghe và ghi nhớ .
-Một vài em nêu .
-Quan sát và nêu 
-1 em lên bảng làm , dưới lớp nhẩm và điền kết qủa vào vở bài tập.
-Một số em đọc .
-Một số em lần lượt nêu cách viết , cách thực hiện cộng theo cột dọc .
-2 em lên bảng làm , lớp làm vào bảng con .
-3 em .
-Đổi vở sửa bài.
-2 em đọc .
-1 em đọc đề và nêu câu hỏi mời bạn trả lời .
-Làm vào vở bài tập .
-Đổi vở sửa bài .
-Học sinh thi tìm theo yêu cầu .
...........................................................................................
Tập đọc. Tiết 3: Tự thuật.
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc đúng và rõ ràng toàn bài; biết nghit hơi sau các dấu câu, giữa các dòng, giữa các phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng.
- Nắm được những thông tin chính về bạn HS trong bài. Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật. (trả lời được các CH trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ (5 phút)
-Kiểm tra bài có công mài sắt , có ngày nên kim:
+Đọc đoạn 1,2 và tìm những từ ngữ cho thấy cậu bé rất lười biếng .
+Đọc đoạn 2 và 3 và nêu bài học rút ra từ câu chuyện 
-Giáo viên nhận xét cho điểm .
3. Bài mới: Giới thiệu bài (1 phút)
Giáo viên giới thiệu bài học 
a. Hoạt động 1 : Luyện đọc (15 phút)
* Đọc mẫu 
-Giáo viên đọc mẫu lần 1.
-Yêu cầu học sinh đọc mẫu lần 2 . 
* Hướng dẫn phát âm từ khó.
-Giới thiệu các từ cần luyện phát âm và yêu cầu học sinh đọc : : huyện Chương Mĩ , Hàn Thuyên , trường , nam , nữ , nơi sinh , Hà Nội , xã , tỉnh , tiểu học ,
-Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc từng câu .
* Hướng dẫn ngắt giọng .
-Treo bảng phụ , hướng dẫn học sinh ngắt giọng theo dấu phân cách , hướng dẫn cách đọc ngày , tháng , năm .
* Đọc theo nhóm 
-Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm . 
* Thi đọc .
-Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh , đọc cá nhân .
-Nhận xét , cho điểm
* Đọc đồng thanh .
Yêu cầu học sinh cả lớp đọc đồng thanh .
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (15 phút)
-Yêu cầu học sinh đọc thầm lại bài tập đọc.
+ Em biết những gì về bạn Thanh Hà?( sinh ngày nào ? tháng nào ? năm nào ? )
+Nhờ đâu em biết được các thông tin về bạn Thanh Hà ?
-Hãy nêu địa chỉ nhà em ở . ( Phố , phường , quận  ).
-Chuyển ý :Chúng ta đã hiểu thế nào là tự thuật .Bây giờ hãy tự thuật về bản thân mình cho các bạn cùng biết .
-Chia nhóm và đặt câu hỏi chia nhỏ bài thự thuật theo từng mục để gợi ý cho học sinh thi kể trong nhóm và thi trước lớp. (Tên , quê ở đâu )
-Yêu cầu học sinh nhận xét .
-Giáo viên nhận xét , tuyên dương .
c. Hoạt động nối tiếp:
Giáo viên nhận xét tiết học .
Về nhà học bài và tập viết bản tự thuật về mình .
-Hát .
-2 em. 
-Nghe và mở trang 7 SGK.
-Cả lớp lắng nghe .
-1 em học khá ( giỏi)đọc .
-3 đến 5 em đọc cá nhân , sau đó cả lớp đọc đồng thanh .
- Mỗi em đọc 1 câu . Đọc từ đầu cho đến hết bài.
-Nối tiếp nhau đọc từng câu , cả lớp đọc đồng thanh
-Lần lượt từng em đọc trước nhóm của mình , các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau .
-Các nhóm cử cá nhân thi đọc , các nhóm thi đọc tiếp nối , đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài .
-Cả lớp đọc đồng thanh .
-Đọc bài 
-Lần lượt từng em nối tiếp nhau nói từng chi tiết về bạn Thanh Hà. Sau đó 2 em nói tổng hợp các thông tin về bạn Thanh Hà .
-Một vài em trả lời .
-Tự nêu địa chỉ nhà mình ở.
-Cả lớp nghe .
-chia nhóm và tự thuật trong nhóm . Mỗi nhóm cử 2 đại diện , 1 người thi tự thuật về mình , 1 người thi thuật lại về 1 bạn trong nhóm của mình .
-Một vài em nhận xét tự thuật của bạn .
...........................................................
Tập viết. Tiết 1: A , Anh em thuận hoà
I. Mục đích yêu cầu :
- Viết đúng chữ hoa A (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Anh (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Anh em thuận hoà (3 lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. Đồ dùng dạy học:
 Chữ mẫu, VTV.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
2. Mở đầu (2 phút)
-Nêu nội dung và yêu cầu của phân môn tập viết ở lớp 2.
-Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của học sinh .
3. Bài mới: Giới thiệu bài ( 1 phút)
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chữ hoa (12 phút)
* Quan sát số nét , quy trình viết A
-Yêu cầu học sinh lần lượt quan sát mẫu chữ và trả lời câu hỏi : 
+Chữ A cao mấy đơn vị , rộng mấy đơn vị chữ ?
+Chữ A hoa gồm mấy nét ?
+Đó là những nét nào ? 
-Chỉ theo khung chữ mẫu và giảng quy trình viết 
-Giảng lại quy trình viết lần 2 .
* Viết bảng 
Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ A hoa vào trong không trung , sau đó cho các em viết vào bảng con .
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng (12 phút)
* Giới thiệu cụm từ ứng dụng :
-Yêu cầu học sinh mở vở tập viết , đọc cụm từ ứng dụng .
 Anh em thuận hoà
-Hỏi : Anh em thuận hoà có nghĩa là gì ?
* Quan sát và nhận xét .
-Cụm từ gồm mấy tiếng ? Là nhữ tiếng nào?
-So sánh chiều cao chữ A và chữ n .
-Những chữ nào có chiều cao bằng chữ A .
-Nêu độ cao những chữ còn lại .
-Khi viết Anh ta viết nét nối giữa A và n như thế nào ?
-Khoảng cách giửa các chữ bằng chừng nào ?
* Viết bảng 
Yêu cầu học sinh viết chữ Anh vào bảng . Giáo viên chỉnh sửa cho những em còn sai .
c. Hoạt động 3 : Hướng dẫn viết vào vở tập viết (8 phút)
-Yêu cầu học sinh viết vào vở bài tập :
-Giáo viên chỉnh và sửa lỗi .
-Thu và chấm 5 đến 7 bài ,
d. Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học .
Dặn học sinh về nhà hoàn thàmh các bài viết trong vở. 
-Hát .
-Học sinh phải có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.
-Quan sát và trả lời .
-Nghe và ghi nhớ .
Viết theo yêu cầu 
-Một số em đọc .
-Một số em trả lời .
-Quan sát và trả lời .
-Một số em so sánh .
-Một vài em trả lời .
-Cả lớp viết theo yêu cầu 
-Cả lớp viết vào vở .
-Cả lớp tự sửa .
..........................................................................................
Tự nhiên xã hội. Tiết 1: Cơ quan vận động
I. Mục tiêu:
- Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.
- Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
- HS khá, giỏi: nêu được VD sự phối hợp cử động của cơ và xương. Nêu tên và chỉ được các bộ phận chính của cơ quan vận động trên tranh vẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh trong SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ (3 phút)
Kiểm tra sách vở đồ dùng của học sinh 
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới và viết đề bài.
a. Hoạt động 1 :Tập thể dục (12 phút)
* Bước 1 :Hoạt động cặp đôi.
-Yêu cầu học sinh quan sát các hình của bài 1 trong SGK và làm 1 số động tác như bạn nhỏ trong sách đã làm .
-Cho 1 số nhóm lên thể hiện lại các động tác: Quay cổ giơ tay , nghiêng người , cúi gập mình .
* Bước 2 :Hoạt động cả lớp.
-Yêu cầu lớp trưởng chỉ huy cả lớp thực hiện các động tác thể dục .
Bộ phận nào của cơ thể phải cử động để:
+ Thực hiện động tác quay cổ ?
+Động tác nghiêng người ?
+Động tác cúi gập mình ?
 Kết luận :Để thực hiện được những động tác trên thì các bộ phận cơ thể như đầu , mình , tay , chân phải cử động .
b. Hoạt động 2 :Giới thiệu cơ quan vận động (10 phút)
* Bước 1 :
-Giáo viên yêu cầu học sinh tự sờ nắn bàn tay , cổ tay , cánh tay của mình .
-Hỏi :Dưới lớp da của cơ thể có gì ?
* Bước 2:
-Giáo viên cho học sinh thực hành cử động : uốn dẻo bàn tay , vẫy tay , co và duỗi cánh tay , quay cổ , 
-Giáo viên đặt câu hỏi : Nhờ đâu mà các bộ phận đó của cơ thể cử động được ?
* Bước 3 :
-Giáo viên đưa ra tranh vẽ cơ quan vận động .
-Giáo viên dùng tranh giảng thêm và rút ra kết luận :
+Xương và cơ được gọi là các cơ quan vận động .
+Cơ thể cử động là nhờ có sự phối hợp hoạt động của cơ và xương
c. Hoạt động 3 :Trò chơi người thừa thứ 3 (7 phút)
Bước 1 :Giáo viên hướng dẫn cách chơi .
-Cả lớp đứng thành vòng tròn : điểm số 1, 2, 1, 2 , 1,2 Bạn màng số 1 đứng lên trước bạn mang số 2 để tạo thành các đôi.
-Giáo viên chọn đôi chơi mẫu : 
-Người chạy có thể chạy vòng quanh , xen giữa các đôi đang đứng .
Bước 2 :
-Giáo viên tổ chức cho cả lớp cùng chơi .
-Khi kết thúc trò chơi , giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về cơ thể của những bạn chạy nhanh không bị bắt lần nào .
-Giáo viên nhận xét tuyên dương .
d. Hoạt động nối tiếp:
-Cho học sinh làm bài tập 2 .
-Giáo viên sửa bài nhận xét , tuyên dương .
Về thực hiện vận động nhẹ nhàng cho cơ thể khỏe mạnh .
-Hát.
-Học sinh phải đủ sách vở đồ dùng 
-Cả lớp thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên .
-Đứng tại chỗ , làm động tác theo lời hô của lớp trưởng.
-Một vài em trả lời .
-Cả lớp thực hiện theo yêu cầu .
-Một vài em trả lời .
-Thực hành .
-Một vài em trả lời .
-Cả lớp quan sát .
-Nhắc lại kết luận .
-Đứng thành vòng tròn , điểm số , chuyển vị trí .
-Thực hiện theo yêu cầu.
-Cả lớp cùng chơi .
-Một vài em nhận xét.
-Một vài em trả lời .
...........................................................................................
Thứ năm ngày 22 tháng 8 năm 2013
Toán. Tiết 4 : Luyện tập.
I. Mục tiêu :
- Biết cộng nhẫm số tròn chục có hai chữ số.
- Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.
- Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
- HS làm được BT1, 2(C2), 3(a,c), 4.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ, bảng con.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ (5 phút)
-Gọi học sinh lên bảng thực hiện các phép cộng :
+18 +21 ; 32 + 47.
-Nhận xét cho điểm .
3. Bài mới: Giới thiệu bài(1 phút)
a. Hoạt động 1 :Luyện tập(30 phút) 
Bài 1 :
-Gọi học sinh lên bảng làm bài , đồng thời yêu cầu học sinh cả lớp làm vào vở bài tập .
-Gọi học sinh nhận xét bài bạn .
-Yêu cầu học sinh nêu cách viết , cách thực hiện các phép tính 34 + 42 . 62 + 5 . 8 + 71 .
-Cho điểm học sinh.
Bài 2:
-Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
-Gọi học sinh làm mẫu : 50 + 10 +20 .
-Yêu cầu học sinh cả lớp làm vào vở bài tập.
-Gọi học sinh chữa bài miệng .
-Khi biết 50 +20 + 10 = 80 có cần tính phép tính 50+30 không ? vì sao ?
Bài 3 :
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài .
-Muốn tính tổng khi đã biết các số hạng ta làm thế nào .
-Yêu cầu học sinh tự làm bài , nhắc các em chú ý viết phép tínhsao cho các số thẳng cột với nhau . 
Bài 4 :
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài .
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở .
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng.
-Giáo viên nhận xét , bổ sung và đưa ra đáp án đúng
 Bài giải 
 Số học sinh có tất cả .
 25 + 32 = 57 ( học sinh 
 Đ áp số : 57 học sinh .
- Giáo viên chấm một số bài , nhận xét .
b. Hoạt động nối tiếp:
 Giáo viên nhận xét tiết học . 
Về nhà hoàn thành tiếp các bài tập còn lại. 
-Hát .
-2 em .
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Cả lớp tự làm bài .
-Nhận xét bạn làm đúng /sai.
-3 học sinh lần lượt nêu cách đặt tính , cách tính của 3 phép tính .
-1 em trả lời .
-1 em lên làm mẫu .
-Cả lớp tự làm bài .
-1 em đọc từng phép tính trong bài ,học sinh khác đổi vở kiểm tra bài nhau ..
-Một số em trả lời .
-1 em đọc .
-Một vài em trả lời .
-Cả lớp tự làm bài sau đó đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau .
-Một em đọc và nêu câu hỏi mời bạn trả lời .
-Một em tóm tắt một em giải .Lớp làm vào vở .
- Một vài em nhận xét bài làm trên bảng.
- Các em khác đổi vở sửa bài .
-Lắng nghe và ghi nhớ.
..............................................................................................
Luyện từ và câu. Tiết 1: Từ và câu
I. Mục đích yêu cầu:
- Bước đầu làm quen với các khái niệm từ và câu thông qua các bài tập thực hành.
- Biết tìm thêm cáctừ liên quan đến hoạt động học tập (BT1, 2); viết được một câu nói về nội dung mỗi tranh (BT3).
II. Đồ dùng dạy và học :
- Tranh minh hoạ và các sự vật , hành động trong sách giáo khoa.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3.
 III. Các hoạt đôïng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ (3 phút)
Kiểm tra sách vở, đồ dùng của học sinh.
3. Bài mới: Giới thiệu bài (2 phút)
- Ghi tên phân môn luyện từ và câu lên bảng .
- Luyện từ và câu có mấy tiếng ghép lại với nhau?
- Các em đã biết thế nào là tiếng ,vậy trong bài học hôm nay các em sẽ được biết thêm thế nào là từ và câu.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập (30 phút)
Bài 1: 
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài .
- Có bao nhiêu hình vẽ?
-Tám hình vẽ này ứng với 8 tên gọi trong phần ngoặc đơn , hãy đọc 8 tên gọi này.
- Chọn một từ thích hợp trong 8 từ để gọi tên bức tranh 1.
- Yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài theo cách sau : Lớp trưởng điều khiển cả lớp. Khi lớp trưởng chỉ vào tranh đọc to số thứ tự tương ứng thì dưới lớp tên gọi tên người vật của bức tranh .Ví dụ :lớp trưởng chỉ vào tranh số 2 và hô: số 2 , dưới lớp hô : nhà . lớp trưởng hô :số 6 thì lớp hô
Bài 2 :
-Gọi học sinh nêu lại yêu cầu của bài .
-Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về từng loại 
-Tổ chức thi tìm từ nhanh .
-Kiểm tra kết qủa tìm từ của các nhóm : Giáo viên lần lượt đọc to từ của từng nhóm cả lớp hô phụ họa.
-Tuyên dương nhóm thắng cuộc .
Bài 3 :
- Nêu yêu cầu của bài .
- Gọi học sinh đọc câu mẫu.
- Câu mẫu vừa đọc nói về ai , về cái gì?
- Yêu cầu học sinh viết câu của mình vào
vở.
-Yêu cầu một vài em đọc bài của mình .
-Giáo viên nhận xét tuyên dương .
b. Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét tiết học tuyên dương những em học tốt .
Về nhà hoàn thành nốt bài tập và chuẩn bị sau.
-Hát .
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Lắng ghe và đọc đề bài
- Mở sách trang 8
- 2 em nêu.
-Suy nghĩ và trả lời.
-Một em lên bảng làm .
-Cả lớp cùng thực hành .
-2 em nêu .
-3 em , mỗi em nêu 1 từ về 1 loại .
-Chia thành 4 nhóm .Mỗi học sinh trong nhóm ghi các từ tìm được vào phiếu nhỏ sau đó đem dán lên bảng 
-Đếm số từ các nhóm tìm được theo lời đọc của giáo viên .
-Một em nêu.
- 3 em đọc.
-Cả lớp viết vào vở .
- Một vài em đọc bài của mình.
-Các em khác nhận xét.
............................................................................
Thủ công. Tiết 1: Gấp tên lửa (T1)
I. Mục tiêu:
- Biết cách gấp tên lửa.
- Gấp được tên lửa. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- HS khéo tay: Gấp được tên lửa. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tên lửa sử dụng được.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh quy trình, giấy, kéo.
III.Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ (3 phút)
Kiển tra dụng cụ phục vụ tiết thủ công của học sinh 
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 :Quan sát mẫu để nhận biết (5 phút)
-Yêu cầu học sinh quan sát mẫu và trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài :
+Cái tên lửa có hình dáng như thế nào ?
+Tên lửa này gồm mấy phần ?
-Gọi học sinh nhắc lại .
b. Hoạt động 2 :Hướng dẫn thao tác (29 phút).
Hướng dẫn các thao tác và giảng minh họa đàm thoại theo các bước :
Bước 1 :Gấp tạo mũi và thân
-Sau mỗi lần gấp miết theo gấp đường cho thẳng và phẳng 
Bước 2 : Tạo tên lửa và sử dụng .
-Bẻ các nếp gấp sang 2 bên đường dấu giữa được hình 5.
-Cầm vào nếp giữa cho hai cánh tên lửa ngang ra.
-Gọi học sinh nhắc lại các thao tác gấp tên lửa.
-Giáo viên chốt ý : 2 Bước Gấp.
-Gấp tạo 4 nếp gấp cách đều nhau.
-Gấp tạo thân và sử dụng.
-Gọi học sinh lên bảng gấp.
-Giáo viên nhận xét.
c. Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét bài làm nháp của học sinh .
Về chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau thực hành .
-Hát .
-Học sinh phải có đầy đủ dụng cụ .
-Quan sát và trả lời .
-Cả lớp lắng nghe.
-Một vài em nhắc lại .
-Quan sát và trả lời .
-3 em. 
-2 em
..........................................................................................
Đạo đức. Tiết 1: Học tập, sinh hoạt đúng giờ (T1).
I. Mục tiêu :
- Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Nêu được ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

File đính kèm:

  • docTUAN 1x.doc