Giáo án dạy Hóa học 8 cả năm
CHƯƠNG IV : OXI – KHÔNG KHÍ
BÀI 24 : TÍNH CHẤT CỦA OXI ( Tiết 1 ) .
A) Mục tiêu .
1. Kiến thức : - Biết được : Trong điều kiện thường oxi là chất khí không màu , không mùi , ít tan trong nước , nặng hơn không khí . - Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động , dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim .
2. Kỹ năng : - Viết được các phương trình biểu diễn phản ứng của oxi với một số phi kim , biết cách sử dụng đèn cồn và một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm .
3. Thái độ : - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .
B) Trọng tâm : - Oxi tác dụng với phi kim ( tác dụng với lưu huỳnh , tác dụng với phot pho )
C) Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Soạn bài , chuẩn bị đồ dùng học tập .
- Dụng cụ : Bình thuỷ tinh , nút cao su , muỗng sắt , đèn cồn .
hất khí , biết cách xác định tỉ khối của chất khí . 2. Kỹ năng : - Rèn luyện kĩ năng : Tính theo phương trình hoá học. 3. Thái độ : - Nghiêm túc , có tinh thần học tập cao , hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao. B) Trọng tâm : - Vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài tập hóa học . C) Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Soạn bài , chuẩn bị đồ dùng học tập . - Bảng phụ “ Sơ đồ kiến thức đã học ở chương III ” . 2. Học sinh : - Nghiên cứu trước bài . * Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề , kết hợp với phương pháp đàm thoại nếu vấn đề . D) Tiến trình dạy học . I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút ) II) Các hoạt động học tập : Hoạt động I : Kiến thức cần nhớ. (14 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi . + Em hãy quan sát sơ đồ sau và tìm hiểu nó qua việc nêu các công thức hoá học liên quan khối lượng chất , số mol chất , thể tích chất khí ? - Cho học sinh nhận xét , đánh giá . + Em hãy cho biết làm thế nào để so sánh được các chất khí khác nhau nặng hay nhẹ so với nhau ? - Cho cả lớp nhận xét , bổ sung , đánh giá giáo viên đánh giá , cho điểm . + Em hãy cho biết làm thế nào mà người ta tính được khối lượng của chất khí hoặc thể tích của chất khí trong một phản ứng hoá học ? - Nghiên cứu sgk trả lời theo nhóm . m= n*M ( gam ) . n = m / M ( mol ) V = n. 22,4 ( lít ) . n = V /22,4 ( mol ) - Hoạt động cá nhân trả lời : Ta tìm khối lượng mol của các chất khí đó và so sánh chúng với nhau . Trả lời câu hỏi của giáo viên . Hoạt động II : Luyện tập. (21 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh hoạt động nhóm làm bài tập 1/ 79. Cho học sinh các nhóm bổ sung , đánh giá , giáo viên nhận xét , đánh giá . + Cho học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập 3 / 79. - Cho học sinh các nhóm bổ sung , đánh giá , giáo viên nhận xét , đánh giá . + Cho học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập 4 / 61. Cho học sinh các nhóm nhận xét , đánh giá. + Cho học sinh làm bài tập 4 / 79 . Em hãy trình bày cách khác tính khối lượng CaCl2 mà không cần tính số mol của chúng ? - Cho học sinh đánh giá, nhận xét , giáo viên nhận xét , đánh giá . - Hoạt động nhóm làm bài tập 1. + Tỉ lệ về số mol của S và O là : nS : nO = 2/32: 3/16 = 0,0625 : 0,1875 = 1: 3 Vậy CTHH đơn giản nhất của hợp chất là : SO3 + Hoạt động cá nhân làm bài tập 3. a. MK2CO3 = 2*39 + 12 + 3*16 = 138 gam. b. Trong 1 mol hợp chất có 2 mol K , 1 mol C , 3 mol O. %mK = 39*2*100 / 138 = 56,5% . %mC = 12*100/138 = 8,7% . %mO = 100%- 56,5%- 8,7% = 34,8% + Hoạt động cá nhân làm bài tập 4. a. PTHH : CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O nCaCO3 = 10 / 100 = 0,1 mol Theo phương trình hoá học : Cứ 1 mol CaCO3 thu được 1 mol CaCl2 , vậy 0,1 mol CaCO3 thu được 0,1 mol CaCl2. nCaCl2 = 0.1. 111 = 11,1 (gam). b. nCaCO3 = 5 / 100 = 0,05 mol Theo phương trình hoá học ta tính được nCO2 = 0,05 ( mol ) . VCO2 = 0,05. 22,4 = 1,12 (lit) * Kết luận : - giáo viên cần hệ thống lại 1số nội dung chính cần lĩnh hội . III) Cũng cố : ( 4 phút ) - Giáo viên treo sơ đồ hệ thống kiến thức ( chuẩn bị bảng phụ ) , yêu cầu học sinh lên bảng nhắc lại kiến thức đã học , giáo viên nhận xét và rút ra kiến thức cần lĩnh hội . IV) Dặn dò : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài. - Bài tập : Làm bài tập 2,5 / 79 , nghiên cứu trước bài ôn tập . Ngày soạn : 25 – 12 – 2010 . Tuần : 19 Ngày giảng : 26 – 12 – 2010 Tiết : 35 ÔN TẬP HỌC KÌ I A) Mục tiêu . 1. Kiến thức : - Được hệ thống lại kiến thức đã học theo hệ thống lô ghíc, liền mạch. 2. Kỹ năng : - Rèn luyện kĩ năng : Hệ thống kiến thức đã học theo một hệ thống lo ghíc. 3. Thái độ : - Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao. B) Trọng tâm : - Ôn tập về phản ứng hóa học , mol và tính toán hóa học . C) Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Soạn bài , chuẩn bị đồ dùng học tập . - Sơ đồ hệ thống toàn nội dung chương trình học kì I . ( nội dung cơ bản của chương I đến chương III ) . 2. Học sinh : - Nghiên cứu trước bài . * Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại nếu vấn đề , kết hợp với phương pháp thuyết trình . D) Tiến trình dạy học . I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút ) II) Các hoạt động học tập : Hoạt động I : Ôn tập về chất . (10 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh hệ thống lại các kiến thức về chất qua sơ đồ : + Chất Đơn chất : Kim loại , phi kim + Hợp chất : Vô cơ , hữu cơ + Hạt đại diện cho chất là hạt như thế nào ? + Công thức hoá học của một chất được biểu diễn ra sao ? + Nêu quy tắc hoá trị ? - Cho cả lớp nhận xét, bổ sung, đánh giá cho đúng. - Dựa vào sơ đồ trong sgk trả lời các câu hỏi của giáo viên . + Là phân tử , hoặc nguyên tử đối với đơn chất . + Công thức hoá học của một chất được biểu diễn bằng các kí hiệu của các nguyên tố và chỉ số. + Trong CTHH AxBy với A có hoá trị a; B có hoá trị b ta có: a.x = b.y. Hoạt động II : Ôn tập về phản ứng hoá học . (12 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nghiên cứu sơ đồ và trả lời các câu hỏi . + Biến đổi chất theo hiện tượng Vật lí , hoá học + Phản ứng hoá hoc +) Em hãy cho biết phương trình hoá học biểu diễn gì ? +) Dựa vào yếu tố nào để cân bằng phương trình hoá học ? + Trong phản ứng hoá học khối lượng của các chất thay đổi như thế nào ? - Quan sát sơ đồ của giáo viên , nghiên cứu trả lời câu hỏi . + Phương trình hoá hoc biểu diễn phản ứng hoá học , gồm CTHH của các chất trong phản ứng và các kí hiệu . + Để cân bằng phương trình hoá học ta dựa vào định luật bảo toàn sô nguyên tử của mỗi nguyên tố . + Trong phản ứng hoá học khối lượng của chất tham gia giảm dần còn khôi lượng của sản phẩm tăng dần , nhưng tổng khối lượng của các chất không thay đổi . Hoạt động III : Ôn tập về mol và tính toán hoá học . (13 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nghiên cứu sơ đồ và trả lời các câu hỏi . VChất khí , m , n , M , dChất khí + Em hãy nêu các công thức tính có liên quan trong sơ đồ trên ? + Em hãy nêu các bước tính % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất ? - Cho học sinh nhận xét, đánh giá. + Em hãy nêu các bước xác định công thức hoá học khi biết % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất ? - Cho hoc sinh nêu các bước tính theo phương trình hoá học ? - Cho học sinh nhận xét, bổ sung , đánh giá. - Quan sát sơ đồ của giáo viên đưa ra , nghiên cứu trả lời câu hỏi . + Quan sát sơ đồ viết các công thức tính có liên quan đến sơ đồ . n = m / M . n = V /22,4 . m = n * M . M =m / n . V = n * 22,4 . dA/B = MA / MB . - Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . + Tính khối lượng mol của hợp chất , tính số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố , tính % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất . - Nêu các bước tính . + Nêu các bước tính theo phương trình hoá học : Viết phương trình hoá học , tính số mol của chất tham gia và tạo thành (chất đã cho số liệu) , từ phương trình hoá học tính số mol chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng ( chất bài toán yêu cầu tìm) . * Kết luận : - Giaó viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học . III) Cũng cố : ( 4 phút ) - Giáo viên treo sơ đồ hệ thống kiến thức “ chương 1 đến chương 3 ” , giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa các nội dung bài học , nhớ và khắc sâu được kiến thức hơn , đồng thời biết vận dụng kiến thức vào giải các bài tập hóa học . IV) Dặn dò : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , làm các bài tập ở sgk , và đề cương ôn tập , nghiên cứu kỹ lại bài . - Nghiên cứu, ôn tập tốt chuẩn bị cho kiểm tra học kì . Ngày soạn : 26 – 12 – 2010 . Tuần : 19 Ngày giảng : 27 – 12 – 2010 Tiết : 36 KIỂM TRA HỌC KÌ I A) Mục tiêu. 1. Kiến thức : Đánh giá chất lượng học sinh học và tiếp thu bài qua kiểm tra viết trực tiếp. 2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng : Làm bài độc lập, nhanh, chính xác. 3. Thái độ : Nghiêm túc, trung thực, có tinh thần phê và tự phê cao. B) Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đề kiểm tra. 2. Học sinh : Nghiên cứu, ôn tập chuẩn bị giấy kiểm tra . A) Đề thi : * Ma trận đề thi . Kiến thức, Kĩ năng , Cơ bản . Mức độ kiến thức , kĩ năng Tổng Điểm Biết Hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Câu 1 1 1 Câu 2 1 1 Câu 3 1 1 Câu 1 2 2 Câu 2 3 3 Câu 3 2 2 Tổng điểm 1 2 2 3 2 10 I) Trắc nghiệm : ( 3đ ) Khoanh tròn vào ý đúng trong các câu sau : Câu 1) Những nguyên tử cùng loại thì có cùng số a) p . b) n . c) e . d) n và e Câu 2) Trong các công thức hóa học sau , công thức hóa học nào là công thức hóa học của đơn chất kim loại ? a) C . b) Cu . c) P . d) H2 . Câu 3) Trong các phương trình hóa học sau , phương trình hóa học nào cân băng đúng ? a) H2 + O2 to H2O . b) H2 + 2O2 to H2O . c) 2H2 + O2 to 2 H2O . d) H2 + O2 to 2H2O . II) Tự luận : ( 7đ ) Câu 1) Tính khối lượng gam của nguyên tử Magie ( Mg ) . Biết Nguyên tử khối Magie ( Mg ) = 24* đvC , 1đvC = 0,166*10-23 (g) . Câu 2) Đốt cháy hết 4,5 gam kim loại (Mg ) trong không khí , thu được 7,5 gam hợp chất MagieOxit ( MgO) , biết rằng Magie cháy là xảy ra phản ứng với khí Oxi ( O2 ) trong không khí . a) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra . b) Tính khối lượng của khí Oxi đã tham gia phản ứng . Câu 3) Tính số mol của 14 gam Fe và thể tích (đktc) của 0,5 mol khí CO2 . B) Đáp án : I) Trắc nghiệm : ( 3đ) Câu 1) a (1đ) . Câu 2) b (1đ) . Câu 3) c (1đ) . II) Tự luận : (7đ) Câu 1) (2đ) Theo bài ra ta có : Nguyên tử khối Magie ( Mg ) = 24* đvC , 1đvC = 0,166*10-23 (g) Từ đó suy ra : khối lượng gam của nguyên tử(Mg ) = 24* 0,166*10-23 (1đ) = 3, 984*10-23 (gam) (1đ) . Câu 2) ( 3đ) a)Theo bài ra ta có công thức về khối lượng của phản ứng : m Magie + m khíoxi = m MagieOxit (1đ) b) Khối lượng của khí oxi đã tham gia phản ứng : m khíoxi = m MagieOxit - m Magie (1đ) = 7,5 – 4,5 = 3 (gam) . (1đ) Câu 3) (2đ) Số mol của Fe ( có trong 14 gam ) là : nFe = 14/56 = 0,25 ( mol) . ( 1đ ) Thể tích (đktc) của 0,5 mol khí CO2 = 0,5*22,4 = 11,2 ( lít ) . ( 1đ ) II) Cũng cố : - Hết giờ thu bài kiểm tra và đồng thời đưa ra đáp án của bài thi , giúp học sinh tự đánh giá về lượng kiến thức mà mình tiếp thu được trong quá trình học tập . III) Dặn dò : - Các em về nhà học bài và ôn lại những nội dung kiến thức đã được học ở học kì I . - Tiếp tục nghiên cứu nội dung chương IV, bài mới “ Tính chất của oxi ” cho tiết học sau . Chuẩn bị các dụng cụ hóa chất , cho tiết học sau . Ngày soạn : 3 – 1 – 2011 . Tuần : 20 Ngày giảng : 4 – 1 – 2011 Tiết : 37 CHƯƠNG IV : OXI – KHÔNG KHÍ BÀI 24 : TÍNH CHẤT CỦA OXI ( Tiết 1 ) . A) Mục tiêu . 1. Kiến thức : - Biết được : Trong điều kiện thường oxi là chất khí không màu , không mùi , ít tan trong nước , nặng hơn không khí . - Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động , dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim . 2. Kỹ năng : - Viết được các phương trình biểu diễn phản ứng của oxi với một số phi kim , biết cách sử dụng đèn cồn và một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm . 3. Thái độ : - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao . B) Trọng tâm : - Oxi tác dụng với phi kim ( tác dụng với lưu huỳnh , tác dụng với phot pho ) C) Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Soạn bài , chuẩn bị đồ dùng học tập . - Dụng cụ : Bình thuỷ tinh , nút cao su , muỗng sắt , đèn cồn . - Hoá chất : Phốt pho đỏ, lưu huỳnh , lọ chứa oxi . 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài . * Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm , kết hợp với phương pháp đàm thoại nêu vấn đề . D) Tiến trình dạy học . I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút ) II) Nêu vấn đề bài mới : ( 2 phút ) Oxi có những tính chất hoá học nào ? III) Các hoạt động học tập . Hoạt động I : Nghiên cứu tính chất vật lí của oxi . ( 10 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh quan sát lọ chứa khí oxi cho học sinh các nhóm nhận xét . + Quan sát lọ chứa khí oxi em thấy nó có màu gì ? - Cho học sinh nhận xét , đánh giá , bổ sung cho đúng . - Quan sát lọ đựng khí oxi,nghiên cứu sgk . + Nhận xét theo gợi ý của sgk . Khí oxi là chất khí , không màu , không mùi , nặng hơn không khí , ít tan trong nước . *) Tiểu kết : - Tính chất vật lí của oxi + Khí oxi là chất khí , không màu , không mùi , nặng hơn không khí , ít tan trong nước . Hoạt động II : Tính chất hoá học . (22 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nghiên cứu các thí nghiệm trong sgk . Nêu mục tiêu của thí nghiệm 1. - Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm . + Em có nhận xét gì về sự cháy của lưu huỳnh ở ngoài không khí và ở trong lọ chứa oxi ? + Tại sao lưu huỳnh cháy trong khí oxi lại mãnh liệt hơn ? - Cho học sinh đánh giá , nhận xét , bổ sung . Viết phương trình hoá học . - Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm 2 trong sgk . + Nêu mục tiêu của thí nghiệm , các bước tiến hành thí nghiệm. - Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm . - Cho học sinh nhận xét hiện tượng . + Khói trắng đó là điphotpho pentaoxit (P2O5) , em hãy viết phương trình hoá học ? - Qua các phản ứng ở 2 thí nghiệm em có nhận xét gì về điều kiện của phản ứng ? - Vậy em có kết luận gì về tính chất của oxi với phi kim ? - Cho học sinh cả lớp nhận xét bổ sung . -Giáo viên chỉnh sửa kết luận cho đúng . 1) Tác dụng với phi kim . - Thí nghiệm 1: Tác dụng với lưu huỳnh . Hoạt động nhóm nêu mục tiêu , các bước thí nghiệm 1. Làm thí nghiệm theo sgk dưới sự hướng dẫn của giáo viên . + Lấy vào muỗng sắt một ít lưu huỳnh , đốt trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ chứa khí oxi . + Nhận xét hiện tượng : Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, cháy trong lọ chứa oxi mãnh liệt. Nghiên cứu , trả lời : Do mật độ tiếp xúc giữa oxi và lưu huỳnh lớn hơn ngoài không khí. + Viết phương trình hoá học. PTHH : S + O2 SO2 - Thí nghiệm 2 : Tác dụng với phốt pho. + Nêu mục tiêu , các bước tiến hành thí nghiệm . Hoạt động nhóm làm thí nghiệm. +Lấy một ít phốt pho đỏ vào muỗng sắt, cho vào lọ chứa oxi, đốt cháy phốt pho ngoài không khí , đưu nhanh vào lọ chứa oxi - quan sát . + Nhận xét hiện tượng theo nhóm . Phốt pho đỏ cháy mãnh liệt hơn trong lọ chứa oxi tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ. + Viết phương trình hoá học: 4P + 5O2 2 P2O5 ở cả 2 thí nghiệm đều cần có nhiệt độ cao làm xúc tác. ở nhiệt độ cao oxi dễ dàng phản ứng với nhiều phi kim tạo ra oxit. *) Tiểu kết : - Tính chất hoá học . + Thí nghiệm 1: Tác dụng với lưu huỳnh : Phương trình hoá học : S + O2 SO2 . + Thí nghiệm 2 : Tác dụng với phốt pho : + Phương trình hoá học : 4P + 5O2 2 P2O5 . ( Ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 , thì phản ứng (P) với oxi mạnh hơn so với (S) với oxi ) . * Kết luận : - Giaó viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học . IV) Cũng cố T1 : ( 4 phút ) - Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau . + Đốt cháy 6,2 gam phot pho trong bình chứa khí oxi dư , tạo thành sản phẩm là (P2O5 ) điphotphopentaoxit ( là chất rắn màu trắng ) . Tính khối lượng của sản phẩm tạo thành (P2O5 ) . - Hướng cũng cố bài . Theo bài ra ta có phương trình phản ứng : 4P + 5O2 2 P2O5 . Số mol của (P) được tạo thành là : nP = 6,2 / 31 = 0,2 ( mol ) . Vậy theo phương trình phản ứng ta có : 4 mol P 2 mol P2O5 . 0,2 mol P 0,1 mol P2O5 . Khối lượng P2O5 = 0,1* 142 = 14,2 ( gam ) . V) Dặn dò : ( 4 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài. - Bài tập : Làm bài tập 1, 4, 6 SGK trang 84. - Nghiên cứu phần còn lại của bài " Tính chất của oxi " chuẩn bị các hóa chất dụng cụ cùng với giáo viên trước buổi học . Ngày soạn : 7 – 1 – 2011 . Tuần : 20 Ngày giảng : 8 – 1 – 2011 Tiết : 38 BÀI 24 : TÍNH CHẤT CỦA OXI ( Tiết 2 ) . A) Mục tiêu . 1. Kiến thức : - Biết được : Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động , dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều kim loại và hợp chất . 2. Kỹ năng : - Viết được các phương trình biểu diễn phản ứng của oxi với một số kim loại và hợp chất , biết cách sử dụng đèn cồn và một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm . 3. Thái độ : - Nghiêm túc , hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao . B) Trọng tâm : - Tác dụng với kim loại , tác dụng với hợp chất . C) Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Soạn bài , chuẩn bị đồ dùng học tập . - Dụng cụ: Bình thuỷ tinh, nút cao su, đèn cồn - Hoá chất : Dây sắt , lọ chứa oxi , lọ chứa khí me tan . 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài . * Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm , kết hợp với phương pháp đàm thoại nêu vấn đề . D) Tiến trình dạy học . I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút ) II) Nêu vấn đề bài mới : ( 2 phút ) Oxi ngoài tác dụng với phi kim ( P , S ) , thì khí oxi còn tác dụng với chất nào nữa hay không ? III) Các hoạt động học tập : Hoạt động I : Nghiên cứu tính chất hoá học của oxi . (20 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm , nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm . - Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm . + Cho học sinh nêu hiện tượng quan sát được và nhận xét hiện tượng. + Cho hoc sinh viết phương trình hoá học bằng cách nghiên cứu thông tin trong sgk . - Theo em oxi có phản ứng với hợp chất không ? + Em có nhận xét gì về hoá trị của oxi trong phản ứng ? 2) Tác dụng với kim loại . + Thí nghiệm : Tác dụng với sắt . + Nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm . Làm thí nghiệm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. + Lấy dây sắt quấn một ít than gỗ vào một đầu , đầu còn lại kẹp chắc vào kẹp sắt , cho vào lọ chứa oxi đã có một ít cát , lấy ra nung cho than cháy đỏ sau đó đưa dây sắt nhanh vào lọ . - Quan sát hiện tượng : Dây sắt cháy mãnh liệt tạo ra các hạt màu nâu bắn tung toé , sáng chói. Viết phương trình hoá học. PTHH : 3Fe + 2O2 Fe3O4 3) Tác dụng với hợp chất . Nghiên cứu ví dụ trong sgk trả lời câu hỏi . + Khí oxi có thể phản ứng với nhiều hợp chất , như tham gia phản ứng cháy với các chất cháy thông thường .. CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O + Trong các phản ứng oxi luôn có hoá trị II. *) Tiểu kết : - Tính chất hoá học của oxi . + Tác dụng với kim loại : PTHH 3Fe + 2O2 Fe3O4 + Tác dụng với hợp chất : PTHH CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O Hoạt động II : Luyện tập . (12 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh làm bài tập 1 trong / 84. +Cho học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung . - Cho học sinh làm bài tập 3 sgk / 84. Cho học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung. Làm bài tập 1: Hoạt động cá nhân . ....Phi kim rất hoạt động.. ....phi kim.. ....kim loại.. ....hợp chất.... Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Phản ứng cháy của khí butan: 2C4H10 + 13O2 8 CO2 + 10 H2O * Kết luận : - Giaó viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học . IV) Cũng cố : ( 3 phút ) - Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau . + Nêu các ví dụ chứng minh oxi là 1 đơn chất phi kim rất hoạt động ( đặt biệt là ở nhiệt độ cao ) . - Hướng cũng cố bài . + Tác dụng với lưu huỳnh : S + O2 SO2 + Tác dụng với kim loại : 3Fe + 2O2 Fe3O4 + Tác dụng với hợp chất : CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O *) Kiểm tra đánh giá : ( 2 phút ) - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm . + Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng . a) Oxi là phi kim hoạt động rất mạnh , đặt biệt là ở nhiệt độ cao . b) Oxi tác dụng hầu hết với các kim loại , ở nhiệt độ phòng . c) Oxi không có mùi , không có màu . d) Oxi cần thiết cho sự sống . V) Dặn dò : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài . - Bài tập : Làm bài tập 2 , 5 / 84. - Hướng dẫn bài tập 5* : + Trong 24 gam đá có : 0,12 gam lưu huỳnh, ta có nS = 0,00375 (mol). + Khối lượng của C trong 24 gam là : 23,52 (gam), ta có nC = 1,96 (mol). +PTHH : C + O2 CO2 (1) S + O2 SO2 (
File đính kèm:
- Bai_45_Bai_thuc_hanh_7_20150725_111620.doc