Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tiết 25 đến 28

Giới thiệu và nêu vấn đề:

Giới thiệu bài trực tiếp – ghi tựa

* Hoạt động 3: Nhận xét hành vi.

- Mục tiêu: Giúp Hs biết phân tích các hành vi đúng, sai

- Gv yêu cầu hs hoàn thành phiếu bài tập: Viết chữ Đ vào ô trước hành vi em cho là đúng, chữ S vào ô em cho hành vi là sai

a.Mỗi lần đi xem nhờ tivi, Bình đều chào hỏi và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem.

b. Hôm chủ nhật, Lan thấy chị Minh lấy truyện của Lan ra xem khi Lan chưa đồng ý.

c. Em đưa giúp một lá thư cho bác Nga, thư đó không dán. Em mở ra xem qua xem thư viết gì.

d. Minh dán băng dính chỗ rách ở quyển sách mượn của Lan và bọc sách lại cho Lan

- Gv hỏi: Như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?

- Gv chốt lại:

=> Xin phép khi sử dụng, không xem trộm, giữ gìn, bảo quản đồ đạc của người khác.

* Hoạt động 4: Em xử lí tình huống.

- Mục tiêu: Giúp Hs biết phân tích và xử lí các tình huống.

- Gv đưa ra các tình huống.

+ Tình huống 1: Giờ ra chơi, Nam chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, một số bạn chạy đến lấy mũ làm “bóng” đá. Nếu có mặt ở đó em sẽ làm gì?

+ Tình huống 2: Mai và Hoa đang học nhóm thì Hoa phải về nhà đưa chìa khóa. Mai thấy trong cặp Hoa có một cuốn sách tham khảo rất hay. Mai rất muốn đọc để giải bài toán đang làm dở. Nếu em là Mai em sẽ làm gì?

=> Cần phải hỏi người khác và đựơc đồng ý mới sử dụng đồ đạc của người đó.

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tiết 25 đến 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 25	MÔN: ĐẠO ĐỨC 3 
TIẾT: 25	BÀI: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ II
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hệ thống lại các kiến thức, kĩ năng thực hành đạo đức của các bài đã học từ đầu học kì 2 đến giữa kì 2.
Kĩ năng:
- Rèn luyện và bồi dưỡng kĩ năng ứng xử đạo đức trong giao lưu với các bạn thiếu nhi đến từ các dân tộc khác nhau.
- Mạnh dạn tiếp xúc với khách nước ngoài phê phán những bạn thiếu tôn trọng khách nước ngoài.
- Cư xử đúng mực khi gặp đám tang: ngả mũ nón, nhường đường.
Thái độ:
- Có ý thức và thái độ thực hành đạo đức ứng xử văn minh, lịch sự.
GDBVMT (liên hệ): Tích cực tham gia trong các hoạt động bảo vệ môi trường, làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu bài tập các tình huống đạo đức. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Tôn trọng đám tang (tiết 2).
- Gọi 2 HS làm bài tập tiết 2.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiệu bài trực tiếp – ghi tựa
Hoạt động 1: Kể tên những hoạt động, việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết của thiếu nhi thế giới.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết những việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết của thiếu nhi thế giới.
- Gv yêu cầu Hs tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi:
+ Hãy kể tên những hoạt động, phong trào của thiếu nhi Việt Nam (mà em đã từng tham gia hoặc được biết) để ủng họ các bạn thiếu nhi thế giới?
- Gv nhận xét chốt lại. Các em có thể ủng hộ, giúp đỡ các bạn thiếu nhi ở các nước khác, những nước còn nghèo, có chiến tranh . Các em có thể viết thư kết bạn hoặc vẽ tranh gửi tặng. Các em có thể giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài đang ở Việt Nam. Các em có thể tham gia trong các hoạt động bảo vệ môi trường, làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp. Những việc làm đó thể hiện tính đoàn kết của em với thiếu nhi quốc tế.
Hoạt động 2: Tại sao lại cần phải tôn trọng người nước ngoài?
- Mục tiêu: Giúp Hs biết vì sao phải tôn trọng khi giao tiếp với người nước ngoài?
- Gv phát phiếu bài tập cho từng cặp Hs, yêu cầu các em làm bài. Các em ghi Đ hoặc S.
Cần tôn trọng khách nước ngoài vì:
Họ là người lạ từ xa đến.
Họ là người giàu có.
Đó là những người muốn tìm hiểu giao lưu với đất nước ta.
Điều đó thể hiện tình đoàn kết, lòng mến khách của chúng ta.
- Gv nhận xét, chốt lại:
=> Chúng ta tôn trọng, giúp đỡ khi giao tiếp với khách nước ngoài vì điều đó thể hiện sự mến khách, tinh thần đoàn kết với những người bạn muốn tìm hiểu giao lưu với đất nước ta.
Hoạt động 3: Liên hệ bản thân.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết liên hệ với bản thân mình, nhận biết những hành vi của mình đúng hay sai.
- Gv yêu cầu Hs nêu ra một hành vi mà em đã chứng kiến hoặc thực hiện khi gặp đám tang và xếp vào 2 nhóm trong bảng kết quả của GV trên bảng.
- Gv khen , tuyên dương những Hs đã có những hành vi đúng hi gặp đám tang. Nhắc nhỏ những Hs còn chưa có hành vi đúng.
- Gv nhận xét, chốt lại:
=> Chúng ta cần chú ý tôn trọng đám tang thông qua những việc làm dù nhỏ. 
PP: Thảo luận.
Hs thảo luận nhóm.
3 – 4 nhóm Hs lên trình bày.
Đại diện của nhóm lên trả lời.
Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến, nhận xét.
PP: Thảo luận, thực hành, trò chơi.
Từng cặp Hs thảo luận và hoàn thành phiếu bài tập.
Đại diện các nhóm lên tham gia trò chơi tiếp sức.
PP: Thảo luận, thực hành, trò chơi.
Hs đưa ra hành vi của mình và xếp loại vào bảng.
- Học sinh lắng nghe.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Có ý thức và thái độ thực hành đạo đức ứng xử văn minh, lịch sự.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Nhận xét bài học.
Điều chỉnh bổ sung
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 26	MÔN: ĐẠO ĐỨC 3 
TIẾT: 26	BÀI: TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
+ HS khá, giỏi: Biết trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư. Nhắc mọi người cùng thực hiện.
Kỹ năng:
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.
Thái độ:
- Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
II. Chuẩn bị
* GV: Phiếu thảo luận nhóm.
* HS: SGK Đạo đức. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Thực hành kĩ năng giữa kì II
Gọi 2 Hs làm bài tập ứng xử tình huống do GV nêu.
- Gv nhận xét
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiệu bài trực tiếp – ghi tựa
* Hoạt động 1: Xử lí tính huống.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết phân tích các tình huống đúng, sai.
- Gv đưa ra tình huống:
An và hạnh đang chơi ngoài sân thì có bác đưa thư ghé qua nhờ 2 bạn chuyển cho nhà bác Hải hàng xóm. Hạnh nói với An: “A, đây là thư của anh Hùng đang học đại học ở Hà Nội gửi về. Thư đề chữ khẩn cấp đây này. Hay là mình bóc ra xem có chuyện gì khẩn cấp rồi báo cho bác ấy biết nhé!”.
- Gv hỏi: Cách giải quyết nào là hay nhất?
+ Em thử đoán xem bác Hải sẽ nghĩ gì nếu bạn Hạnh bóc thư?
+ Đối với thư từ của người khác chúng ta phải làm gì?
- Gv lắng nghe ý kiến và chốt lại:
+ Ở tình huống trên, An nên khuyên Hạnh không mở thư, phải đảm bảo bí mật thư từ của người khác. Nên cất đi và nhờ bác Hải về rồi đưa cho bác.
+ Với thư từ của người khác chúng ta phải tôn trọng đảm bảo bí mật, giữ gìn, không xem trộm.
* Hoạt động 2: Việc làm đó đúng hay sai?
- Mục tiêu: Giúp Hs biết những việc nên làm và những việc không nên làm.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận các tình huống .
- Em hãy nhận xét xem hai hành vi sau đây, hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Vì sao?
+ Hành vi 1: Thấy bố đi công tác về, Hải liền lục ngay túi của bố để tìm xem bố có qà gì không?
+ Hành vi 2: Sang nhà Lan chơi, Mai thấy có rất nhiều sách hay. Lan rất muốn đọc và hỏi Mai cho mượn.
- Gv nhận xét chốt lại.
=> Tài sản, đồ đạc của người khác là sở hữu riêng. Chúng ta phải tôn trọng, không tự ý sử dụng, xâm phạm đến đồ đạc, tài sản của người khác. Phải tôn trọng tài sản cũng như thư từ của người khác. 
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
Hs thảo luận tính huống trên.
Các nhóm thể hiện cách xử lí tình huống.
Các nhóm khác theo dõi.
Hs đứng lên trả lời các câu hỏi.
1 – 2 Hs nhắc lại.
PP: Thảo luận.
Hs theo cặp thảo luận hành vi nào đúng, hành vi nào sai và giải thích vì sao?
Các Hs khác theo dõi, nhận xét bổ sung.
HS khá, giỏi: Biết trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư. Nhắc mọi người cùng thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Có ý thức tôn trọng tài sản cũng như thư từ của người khác.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tiết 2)
- Nhận xét bài học.
Điều chỉnh bổ sung
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 27	MÔN: ĐẠO ĐỨC 3 
TIẾT: 27	BÀI: TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
+ HS khá, giỏi: Biết trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
	Nhắc mọi người cùng thực hiện.
Kỹ năng:
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.
Thái độ:
- Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu thảo luận nhóm.
HS: SGK Đạo đức. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Tôn trọng thư từ tài sản của người khác.
- Gọi 2 Hs làm bài tập.
- Gv nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiệu bài trực tiếp – ghi tựa
* Hoạt động 3: Nhận xét hành vi.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết phân tích các hành vi đúng, sai
- Gv yêu cầu hs hoàn thành phiếu bài tập: Viết chữ Đ vào ô trước hành vi em cho là đúng, chữ S vào ô em cho hành vi là sai
a.Mỗi lần đi xem nhờ tivi, Bình đều chào hỏi và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem.
b. Hôm chủ nhật, Lan thấy chị Minh lấy truyện của Lan ra xem khi Lan chưa đồng ý.
c. Em đưa giúp một lá thư cho bác Nga, thư đó không dán. Em mở ra xem qua xem thư viết gì.
d. Minh dán băng dính chỗ rách ở quyển sách mượn của Lan và bọc sách lại cho Lan
- Gv hỏi: Như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?
- Gv chốt lại:
=> Xin phép khi sử dụng, không xem trộm, giữ gìn, bảo quản đồ đạc của người khác.
* Hoạt động 4: Em xử lí tình huống.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết phân tích và xử lí các tình huống.
- Gv đưa ra các tình huống.
+ Tình huống 1: Giờ ra chơi, Nam chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, một số bạn chạy đến lấy mũ làm “bóng” đá. Nếu có mặt ở đó em sẽ làm gì?
+ Tình huống 2: Mai và Hoa đang học nhóm thì Hoa phải về nhà đưa chìa khóa. Mai thấy trong cặp Hoa có một cuốn sách tham khảo rất hay. Mai rất muốn đọc để giải bài toán đang làm dở. Nếu em là Mai em sẽ làm gì?
=> Cần phải hỏi người khác và đựơc đồng ý mới sử dụng đồ đạc của người đó. 
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
Hs thảo luận tính huống trên.
Các nhóm làm bài tập.
Đại diện các nhóm lên trả lời và giải thích.
Các nhóm khác theo dõi.
Hs trả lời.
1 – 2 Hs nhắc lại.
PP: Thảo luận, thực hành.
Hs theo cặp thảo luận các tình huống trên.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung.
HS khá, giỏi: Biết trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư. Nhắc mọi người cùng thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Có ý thức tôn trọng tài sản cũng như thư từ của người khác.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Nhận xét bài học.
Điều chỉnh bổ sung
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 28	MÔN: ĐẠO ĐỨC 3 
TIẾT: 28	BÀI: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.
+ HS khá, giỏi: Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
	Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.
Kỹ năng:
- Biết thực hiện tiết kiệm bước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
Thái độ:
- Hs biết bảo vệ nguồn nước.
GDMT (toàn phần): Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, góp phần BVMT
TTHCM:cần kiệm liêm chính 
II. Chuẩn bị
* GV: Phiếu thảo luận nhóm.
* HS: SGK Đạo đức. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tiết 2)
- Gọi2 Hs làm bài tập.
- Gv nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiệu bài trực tiếp – ghi tựa
* Hoạt động 1: Nước sạch rất cần thiết với sức khỏe và đời sống của con người.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết vai trò của nguồn nước đối với đời sống của con người
- Gv đưa ra các bức tranh, yêu câu Hs thảo luận.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm cho Hs thảo luận câu hỏi:
+ Tranh vẽ ở đâu ?
+ Trong mỗi bức tranh, em thấy con người đang dùng nước để làm gì?
+ Theo em nước dùng để làm gì? Nó có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
- Gv lắng nghe ý kiến và chốt lại:
=> Nước được sử dung ở mọi nơi (miền núi hay đồng bằng).
Nước dùng để ăn uống, để sản xuất.
Nước có vai trò rất quan trọng và cần thiết để duy trì sự sống, sức khỏe cho con người.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết cần phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Gv yêu cầu Hs quan sát 4 bức tranh treo lên bảng.Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì? Tại sao lại thế?
+ Để có được nước và nước sạch để dùng chúng ta phải làm gì?
+ Khi mở vòi nước, nếu không có nước, em cần làm gì? Vì sao?
- Gv nhận xét chốt lại.
+ Ở tranh 1, 4 không có nước để sử dụng trong lao động và sinh hoạt vì nước đã hết.
+ Ở tranh 2, 3 nước bị bẩn dẫn đến ảnh hưởng sức khoẻ con người.
+ Nước không phải vô tận mà dễ bị cạn kiệt và ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
TTHCM:Giáo dục cho học sinh đức tính cần kiệm theo gương Bác Hồ
* Hoạt động 3: Thế nào là sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
-Gv nêu câu hỏi:
+ Thế nào là sử sụng tiết kiệm nguồn nước? Ví dụ.
+ Thế nào là bảo vệ nguồn nước? Ví dụ.
- Gv nhận xét, chốt lại:
=> Chúng ta tôn trọng, giúp đỡ phải sử dụng nước tiết kiệm, không để vòi nước chảy ra ngoài.
Cần phải vứt rác đúng nơi quy định, không vứt rác xuống sông, ao hồ.
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
Hs chia nhóm và thảo luận.
Một vài nhóm đại diện trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1 – 2 Hs nhắc lại.
PP: Thảo luận.
Hs quan sát tranh.
Hs thảo luận.
Đại diện của nhóm lên trả lời.
Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến, nhận xét.
PP: Thảo luận, thực hành, trò chơi.
Từng cặp Hs thảo luận trả lời.
Đại diện các nhóm lên trả lời.
HS khá, giỏi: Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, góp phần BVMTTN
GDTT: Có ý thức giữ gìn môi trường quanh em luôn sạch đẹp.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 2).
Nhận xét bài học.
Điều chỉnh bổ sung

File đính kèm:

  • docBai_12_Ton_trong_thu_tu_tai_san_cua_nguoi_khac.doc
Giáo án liên quan