Giáo án Đại số 8 - Tiết 17: Chia đa thức một biến đã sắp xếp

GV yêu cầu HS thực hiện phép chia:

 (5x3 - 3x2 + 7) : (x2 +1)

- Nhận xét gì về đa thức bị chia?

- HS làm bài vào vở,một HS lên bảng làm.

- Phép chia này gọi là phép chia có dư.

- Trong phép chia có dư, đa thức bị chia bằng gì?

- GV đưa chú ý lên bảng phụ, yêu cầu HS đọc.

doc5 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 - Tiết 17: Chia đa thức một biến đã sắp xếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17: chia đa thức một biến đã sắp xếp
 Soạn: 
 Giảng:
A. mục tiêu:
- Kiến thức : HS hiểu được thế nào là phép chia hết phép chia có dư.
 HS nắm vững cách chia đa thức một biến đã sắp xếp.
- Kỹ năng : HS thực hiện thành thạo phép chia đa thức một biến đã sắp xếp.
- Thái độ : Rèn ý thức học tập cho HS.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
- Giáo viên : Bảng phụ ghi bài tập, chú ý SGK.
- Học sinh : Ôn tập hằng đẳng thức đáng nhớ, phép trừ đa thức, phép nhân đa thức đã sắp xếp.
C. Tiến trình dạy học:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động I 
 1. phép chia hết (23 phút)
- Gv yêu cầu HS thực hiện phép chia:
 962 26
- Yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày miệng, GV ghi lại các bước.
- Yêu cầu HS thực hiện ví dụ sau: GV ghi VD lên bảng, hướng dẫn HS đặt phép chia.
- Phép chia trên có số dư bằng 0 nên là phép chia hết.
- Yêu cầu HS làm?.
- GV hướng dẫn HS tiến hành nhân hai đa thức đã sắp xếp. Một HS lên bảng trình bày.
- Hãy nhận xét kết quả của phép nhân?
- Yêu cầu HS làm bài67 SGK.
 Nửa lớp làm câu a.
 Nửa lớp làm câu b.
 Hai HS lên bảng làm.
 962 26
 78 37
 182
 182	
 0
 Ví dụ:
(2x4 - 13x3 + 15x2+ 11x - 3) 
: (x2 - 4x - 3)
2x4-13x3+15x2+11x-3 x2-4x-3
2x4-8x3-6x2 2x2-5x+1
 -5x3+21x2+11x-3
 -5x3+20x2+15x
 x2-4x-3
 x2-4x-3
 0
?. x2- 4x- 3
 2x2 - 5x +1
 x2 - 4x - 3
 - 5x3 + 20x2 + 15x
 2x4 - 8x3 - 6x2
 2x4 - 13x3 + 15x2 +11x-3
Hoạt động II
2. Phép chia có dư (10 ph)
- GV yêu cầu HS thực hiện phép chia:
 (5x3 - 3x2 + 7) : (x2 +1)
- Nhận xét gì về đa thức bị chia?
- HS làm bài vào vở,một HS lên bảng làm.
- Phép chia này gọi là phép chia có dư.
- Trong phép chia có dư, đa thức bị chia bằng gì?
- GV đưa chú ý lên bảng phụ, yêu cầu HS đọc.
 *Ví dụ:
 5x3 - 3x2 +7 x2 + 1
 5x3 + 5x
 - 3x2 - 5x +7
 - 3x2 - 3
 - 5x + 10
* Chú ý: SGK.
Hoạt động III
Luyện tập (10 ph)
- Yêu câù HS làm bài 69 SGK.
- Để tìm đa thức dư ta phải làm gì?
- Hãy thực hiện phép chia theo nhóm.
- Viết đa thức bị chia A dưới dạng: 
A = BQ + R.
- Bài 68 tr 31 SGK.
- áp dụng hằng đẳng thức đáng nhớ để thực hiện phép chia.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng làm.
Bài 69:
 3x4 + x3 + 6x - 5
= (x2 +1) (3x2 + x - 3) +5x - 2
Bài 68
a) (x2 + 2xy + y2 : (x + y)
 = (x + y)2 : (x+ y)
 = (x + y)
b) (125x3 + 1) : (5x + 1)
 = (5x + 1) ( 25x2 - 5x + 1) : (5x + 1)
 = 25x2 - 5x + 1
c) (x2 - 2xy - y2)
 = (y - x)2 : (y - x) = y - x.
Hoạt động IV
Hướng dẫn về nhà (2 ph)
- Nắm vững các bước của "Thuật toán" chia đa thức một biến đã sắp xếp. Biết viết đa thức bị chia A dưới dạng A = BQ + R.
- Làm bài 48, 49, 50 tr 8 SBT.
Tiết 18: chia đa thức một biến đã sắp xếp
 Soạn: 
 Giảng:
A. mục tiêu:
- Kiến thức : HS vận dụng hằng đẳng thức để thực hiện phép chia đa thúc.
- Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức đã sắp xếp.
- Thái độ : Rèn ý thức học tập cho HS.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
- Giáo viên : Bảng phụ ghi bài tập,phấn màu.
- Học sinh : Ôn tập hằng đẳng thức đáng nhớ, quy tắc chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức.
C. Tiến trình dạy học:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động I 
 1. kiểm tra (8 phút)
- GV yêu cầu hai HS lên bẳng.
- HS1: Phát biểu quy tắc chia đa thức cho đơn thức.
- Chữa bài 70 tr 32 SGK.
- HS2: Viết hệ thức liên hệ giữa đa thức bị chia A, đa thức chia B, đa thức thương Q và đa thức dư R. Nêu điều kiện của đa thức dư R và cho biết khi nào là phép chia hết.
- Chữa bài 48c tr8 SBT.
- GV nhận xét cho điểm.
Hoạt động II
Luyện tập (35 ph)
- Bài 49 a, b SBT.
- GV lưu ý HS phải sắp xếp cả đa thức bị chia và đa thức chia theo luỹ thừa giảm dần của x rồi mới thực hiện phép chia.
- Bài 50 tr 8 SBT.
- Để tìm được thương Q và dư R ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS lên bảng làm.
- Bài 71 SGK.
- Yêu cầu HS trả lời miệng.
- Bài 73 SGK.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
- Gợi ý các nhóm phân tích đa thức đa thức bị chia thành nhân tử.
- Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày.
Bài 49
a)
x4 -6x3 +12x2 -14x+3 x2 - 4x +1
x4- 4x3 + x2 x2 - 2x +3
 - 2x3 +11x2-14x+3
 -2x3 + 8x2- 2x 
 3x2 - 12x +3 
 3x2 - 12x +3
 0
b) 
 x5-3x4+5x3-x2+3x - 5 x2 - 3x + 5
 x5-3x4+5x3	 x3 - 1
 -x2 +3x - 5
 -x2 + 3x - 5
 0
Bài 50.
x4 - 2x3 + x2 +13 x - 11 x2 - 2x + 3
x4 - 2x3 + 3x2	 x2 - 2
 - 2x2 + 13x -11
 - 2x2 + 4 x - 6
 9x - 5
Bài 71
a) Đa thức A chia hết cho đa thức B vì tất cả các hạng tử của A đều chia hết cho B.
b) A = x2 - 2x + 1 = (1 - x)2
 B = 1 - x
Vậy đa thức A chia hết cho đa thức B.
Bài 73.
a) (94x2 - 9y2) : (2x - 3y)
 = ( 2x - 3y) (2x + 3y) : (2x - 3y)
 = 2x +3y)
b) (27x3 - 1) : (3x - 1)
 = (3x - 1) (9x2 +3x +1) : (3x - 1)
 = 9x2 + 3x + 1
c) (8x3 + 1) : (4x2 - 2x +1)
= (2x +1) (4x2 - 2x + 1) : (4x2 - 2x + 1)
= 2x +1
d) (x2 - 3x + xy - 3y) : (x + y)
 = (x+ y) (x - 3) : (x +y)
 = x - 3.
Hoạt động III
Hướng dẫn về nhà (2 ph)
- Yêu cầu HS làm 5 câu hỏi ôn tập chương I SGK.
- Làm bài 75, 76, 77, 78 tr 80 SGK.
- Ôn tập 7 hằng đẳng thức đáng nhớ.

File đính kèm:

  • docdai 8 - tiet 17.doc
Giáo án liên quan