Giáo án Đại số 7 tiết 53: Đơn thức - Trường THCS Lê Lợi

2. Đơn thức thu gọn:

VD: cho đơn thức 10x6y3

Hệ số của đơn thức là: 10

x6y3 là phần biến.

Định nghĩa:

Đơn thức thu gọn là một đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến mà mỗi biến đã được viết dưới dạng luỹ thừa số mũ nguyên dương.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 tiết 53: Đơn thức - Trường THCS Lê Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 3 ĐƠN THỨC
 Tuần: 26 
Tiết: 53 
ND: 
1/ MỤC TIÊU:
1.1Kiến thức:
Hoạt động 1:HS biết khái niệm đơn thức
Hoạt động 2: HS biết thế nào là đơn thức thu gọn
Hoạt động 3: HS biết cách tìm bậc của đơn thức
Hoạt động 4: HS biết cách nhân hai đơn thức
1.2Kỹ năng:
Hoạt động 1: Nhận biết đơn thức
Hoạt động 2: HS thu gọn được đơn thức
Hoạt động 3: HS tìm bậc của đơn thức một cách thành thạo
Hoạt động 4: Bước đầu thực hành nhân hai đơn thức
 2.3Thái độ: 	
Hoạt động 1: GD tính cẩn thận khi nhận diện đơn thức
Hoạt động 2: GD tính chính xác khi thu gọn đơn thức
Hoạt động 3: GD cẩn thận khi tìm bậc của đơn thức
Hoạt động 4: Biết tính toán hợp lý, khoa học.
2/NỘI DUNG HỌC TẬP.
 - Đơn thức 
 - Đơn thức thu gọn
 - Bậc của một đơn thức
 - Nhân hai đơn thức
3/ CHUẨN BỊ:
GV: bảng phụ ?1.
HS: xem trước bài.
4/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 	
7A1:	
7A2:	
4.2. Kiểm tra miệng	
- GV: Để tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho, ta làm thế nào.
- GV: gọi một học sinh lên bảng sửa bài tập 9	(10 đ)
- GV: kiểm tra bài tập của học sinh
- GV: Em có nhận xét gì về bài làm của bạn ở trên?	
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
SGK/ 28.
Bài tập 9:
Tại x = 1 và y = ta có:
x2y3 + x.y 	= 12()3 + 1. 
	= 1. 
	= 
	= 
	= 
Vậy giá trị của x2y3 + x.y tại x = 1 và y = là 
4.3: Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRỊ
NỘI DUNG
- GV: Ở những tiết trước ta đã làm quen với biểu thức đại số và tính được giá trị của biểu thức đại số. Hơm nay ta sẽ học thêm một dạng của BTĐS đĩ là đơn thức.
Hoạt động 1(13ph):
- GV: Đưa bảng phụ đã viết sẵn đề bài ?1, có bổ sung thêm 9;; x; y.
- GV: Yêu cầu cả lớp hoạt động theo nhĩm
 Một nửa lớp viết các biểu thức cĩ chứa phép cộng, phép trừ, cịn nửa lớp viết các biểu thức cịn lại.
- HS: Hoạt động theo nhĩm. 
- GV: Gọi 2 học sinh đại diện cho 2 nhĩm lên bảng viết:
 *Những biểu thức nào có chứa phép cộng , phép trừ?
- HS: 3-2y; 10x+y; 5(x+y)
 * Những biểu thức cịn lai:
- HS: 4xy2; ; 2x2y; -2y; 9; ; x; y.
- GV: Các biểu thức ở nhóm 2 là đơn thức. Cịn các biểu thức ở nhĩm 1 khơng phải là đơn thức. Vậy đơn thức là biểu thức đại số như thế nào?
- HS: Phát biểu khái niệm đơn thức..
- GV: vậy số 0 có phải là đơn thức?
- HS: số 0 cũng là đơn thức.
- GV: số 0 gọi là đơn thức không.
- GV: Yêu cầu học sinh làm ?2.
- HS: Lấy ví dụ về đơn thức.
Hoạt động 2:(12ph)
- Giáo viên đưa ra đơn thức 10x6y3
- GV: em hãy cho biết đơn thức trên có những biến nào?
- HS: x và y.
- GV: Các biến cĩ mặt mấy lần?
- HS: Các biến cĩ mặt 1 lần.
- GV: các biến được viết dưới dạng gì?
- HS: các biến viết dưới dạng luỹ thừa.
- GV: ta nói 10x6y3 là đơn thức thu gọn. Vậy thế nào là một đơn thức thu gọn?
- HS: Phát biểu.
- GV: Đơn thức thu gọn gồm 2 phần: Phần hệ số và phần biến.
- GV: Chỉ vào ví dụ cụ thể cho học sinh biết đâu là phần hệ số, đâu là phần biến.
- HS: Chú ý lắng nghe, theo dõi.
- GV: Cho thêm 1 vài ví dụ về đơn thức thu gọn, yêu cầu học sinh chỉ ra phần hệ số, phần biến.
- GV: Yêu cầu học sinh đọc chú ý trong SGK.
- GV: Nhấn mạnh: Ta gọi một số là đơn thức thu gọn.
- GV: ở ?1 những đơn thức nào là đơn thức thu gọn, những đơn thức nào chưa ở dạng thu gọn?
- HS: + Những đơn thức thu gọn là: 
 + Những đơn thức cịn lại là đơn thức chưa ở dạng thu gọn.
- GV: Hãy chỉ ra phần hệ số của các đơn thức thu gọn.
- HS: 4; 2; -2; 9; ; 1; 1.
Hoạt động 3 (5ph):
- GV: em hãy đơn thức cho biết có bao nhiêu biến?
- HS: x, y, z
- GV: em hãy nêu từng số mũ của các biến đó?
- HS: 3, 5, 1
- GV: 3+5+1 = 9, nên 9 là bậc của đơn thức trên. Vậy bậc của đơn thức là gì?
- HS: Là tổng số mũ tất cả các biến cĩ trong đơn thức.
- GV: Yêu cầu học sinh lấy 1 số ví dụ về đơn thức rồi tìm bậc của đơn thức đĩ.
- HS: Lấy ví dụ, tìm bậc.
Hoạt động 4 (7ph):
- GV: Yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện phép tính (32.167).(34.166)?
- HS: (32.167).(34.166)= (32.34).(167.166)
- GV: tương tự em nêu cách tính 2x2y . 9xy4?
- HS: 2x2y . 9xy4 = (2.9).(x2y.xy4) 
	 =18x3y5
- GV: vậy nhân hai đơn thức ta thực hiện như thế nào?
- HS: lấy hệ số nhận hệ số, lấy biến nhân biến.
- GV : Yêu cầu học sinh đọc chú ý.
- HS : Đọc chú ý.
Đơn thức:
a) Bài toán: SGK/17
 ?1 
Nhóm 1: 	
3-2y; 10x+y; 5(x+y)
Nhóm 2:
4xy2; ; 2x2y; -2y; 9; ; x; y.
Định nghĩa: 
Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến hoặc một tích giữa các số và các biến.
Chú ý: số 0 gọi là đơn thức không.
 ?2 
 (học sinh tự ghi)
2. Đơn thức thu gọn:
VD: cho đơn thức 10x6y3
Hệ số của đơn thức là: 10
x6y3 là phần biến.
Định nghĩa:
Đơn thức thu gọn là một đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến mà mỗi biến đã được viết dưới dạng luỹ thừa số mũ nguyên dương.
Ví dụ:
* Chú ý: SGK.
3. Bậc của một đơn thức:
VD: 2x5y3z
Bậc của đơn thức là: 3+5+1 = 9
Định nghĩa: bậc của một đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó.
Chú ý:
- Mọi số thực khác 0 là đơn thức bậc 0.
- Số 0 là đơn thức không có bậc.
4. Nhân hai đơn thức:
VD:
(32.167).(34.166)= (32.34).(167.166)
 = 
2x2y . 9xy4 	= (2.9).(x2y.xy4) 
	= 18(x2x).(yy4) 
	= 18x3y5
* Chú ý: 
= 
	 = 2. x4y2
4.4: Tổng kết:
- GV: cho học sinh đọc đề bài tập 10 và yêu cầu học sinh làm bài tập này.
- Học sinh suy nghĩ làm tại chổ khoảng 1 phút.
- GV: em hãy cho biết biểu thức đại số nào là đơn thức?
- HS: ; -5 
-GV : Yêu cầu học sinh làm BT 11
- GV: Biểu thức đại số nào là đơn thức?
- HS: b) 9x2yz; c) 15,5
- GV : Cho HS làm BT 12 (nếu cịn thời gian).
- GV: Gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời phần hệ số, phần biến của từng đơn thức, các bạn khác theo dõi câu trả lời và nhận xét.
- HS : Trả lời. Nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV: gọi 2 học sinh lên bảng tính giá trị của hai đơn thức trên, các em còn lại làm vào vở.
- GV : Gọi học sinh nhận xét.
- Học sinh nhận xét bài làm và góp ý bổ sung.
- GV: 	nhận xét, đánh giá và cho điểm.
Bài tập 10:
(5 - x)x2 không phải là đơn thức.
; -5 là các đơn thức.
Bài tập 11:
Các đơn thức là: 	b) 9x2yz
	c) 15,5
Bài tập 12:
a) 2,5xy có phần hệ số là 2,5 và phần biến là xy2.
0,25x2y2 có phần hệ số là 0,25 và phần biến là x2y2
b) Tại x = 1 và y = -1 ta có:
2,5xy2	=2,5.(1)2.(-1)
	= 2,5.1.(-1)
	= - 2,5
Vậy giá trị của đơn thức 2,5xy2tại x = 1 và y = -1 là - 2,5.
Tại x = 1 và y = -1 ta có:
0,25x2y2=0,25.(1)2.(-1)2
	= 0,25.1.1
	= 0,25
Vậy giá trị của đơn thức 0,25x2y2 tại x = 1 và y = -1 là 0,25.
4.5.Hướng dẫnï học tập:
Đối với bài học ở tiết học này
-Học thuộc khái niệm đơn thức, thế nào là đơn thức thu gọn ,bậc của một đơn thức là gì?Nêu quy tắc nhân hai đơn thức?
-Xem lại tất cả các bài tập ví dụ ở vở ghi.
-Làm bài tập 13, 14 ở SGK/32
Đối với bài học ở tiết học sau
-Đọc trước phần định nghĩa đơn thức đồng dạng.
PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docDS7t53.doc