Giáo án Đại số 7 tiết 49: Ôn tập chương III - Trường THCS Lê Lợi

Hoạt động 1(20ph)

- Học sinh đọc đề bài.

- GV: đề bài yêu cầu làm gì?

- HS: lập bảng tần số, vẽ biểu đồ và tính số trung bình cộng.

- GV: em nào lập được bảng tần số,(yu cầu học sinh lập bảng tần số dọc)?

- GV gọi một học sinh lên bảng lập bảng tần số, các em còn lại làm vào vở.

- GV: em hãy nhận xét xem bạn lập bảng tần số đúng hay chưa?

- Học sinh nhận xét kết quả, giáo viên nhận xét kết quả.

- GV: em có thể dựa vào bảng tần số này, kẻ thêm cột tính các tích x.n để từ đó tính giá trị trung bình hoặc có thể tính số trung bình công bằng công thức.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 tiết 49: Ôn tập chương III - Trường THCS Lê Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CHƯƠNG III 
 Tuần: 24
Tiết: 49
 ND: 
1/ MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: 
Hoạt động 1: Ôn tập, hệ thống kiến thức về thống kê: bảng tần số, số trung bình cộng, mốt của dấu hiệu, biểu đồ đoạn thẳng.
 Kỹ năng: 
Hoạt động 1:Lập bảng tần số,Tính số trung bình cộng, Vẽ biểu đồ đoạn thẳng,
Tìm mốt của dấu hiệu.
Hoạt động 2: Ơn tập: Từ biểu đồ đoạn thẳng đã cho học sinh rút ra được nhận xét về dấu hiệu điều tra, lập được bảng tần số.
 Thái độ: 
Hoạt động 1: Giáo dục học sinh làm bài cẩn thận, chính xác.
Hoạt động 2: Giáo dục tính cẩn thận khi đưa ra nhận xét về sự thay đổi của dấu hiệu
2/NỘI DUNG HỌC TẬP.
 + Lập bảng tần số.
 + Tính số trung bình cộng.
 + Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
3/ CHUẨN BỊ:
3.1 GV: máy tính bỏ túi.
HS: máy tính bỏ túi.
4/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện lớp 7A1: 	
7A2:	
2. Kiểm tra miệng:
- GV: em hãy cho biết thế nào là dấu hiệu điều tra?	(2 đ)
- GV: tần số của một giá trị là gì?(2 đ)
- GV: Mốt là gì? Nêu ký hiệu của mốt? (2 đ)
- GV: Muốn tính số trung cộng bình ta thực hiện theo mấy bước? Đó là những bước nào? Ý nghĩa của số trung bình cộng (4đ)
- Giáo viên gọi học sinh trả lời.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
- GV: ta có thể tính số trung bình cộng theo cách nào khác nhanh hơn không?
- HS: có thể tính bằng công thức.
- GV: Gọi học sinh nhận xét câu trả lời của bạn.
- HS: Nhận xét
- GV: Đánh giá, cho điểm.
- Vấn đề, hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu điều tra.
- Tần số của một giá trị là số lần xuất hiện của giá trị đó trong dãy giá trị của dấu hiệu.
- Mốt là giá trị có tần số lớn nhất, kí hiệu là M0.
- Có 3 bước để tính số trung bình cộng:
	+ Tìm các tích x.n
	+ Tính tổng của các tích x.n
	+ Lấy tổng trên chia cho số các giá trị.
- Số trung bình cộng thường được dùng làm “ đại diện” cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại.
- Cơng thức:
4.3: Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1(20ph)
- Học sinh đọc đề bài.
- GV: đề bài yêu cầu làm gì?
- HS: lập bảng tần số, vẽ biểu đồ và tính số trung bình cộng.
- GV: em nào lập được bảng tần số,(yêu cầu học sinh lập bảng tần số dọc)?
- GV gọi một học sinh lên bảng lập bảng tần số, các em còn lại làm vào vở.
- GV: em hãy nhận xét xem bạn lập bảng tần số đúng hay chưa?
- Học sinh nhận xét kết quả, giáo viên nhận xét kết quả.
- GV: em có thể dựa vào bảng tần số này, kẻ thêm cột tính các tích x.n để từ đó tính giá trị trung bình hoặc có thể tính số trung bình công bằng công thức.
- Giáo viên gọi học sinh khác lên bổ sung thêm cột x.n để tính số trung bình cộng.
- GV: Yêu cầu học sinh tìm mốt của giá trị.
- GV: em nào có thể vẽ biểu đồ đoạn thẳng?
- HS: lên bảng làm.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét biểu đồ.
- HS: Nhận xét.
O 20 25 30 35 40 45 50 x
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2 (15ph)
Biểu đồ trên thể hiện số lỗi chính tả của học sinh lớp 7A trong bài kiểm tra Văn. Từ biểu đồ đĩ hãy:
a/ Em hãy rút ra nhận xét
b/ lập lại bảng tần số dọc, tính số trung bình cộng và tìm mốt của giá trị.
- GV: cho học sinh làm tại chỗ trong 5 phút sau đĩ gọi một học sinh lên bảng trình bày.
- HS: Lên bảng trình bày.
- GV: Gọi học sinh khác nhận xét.
- HS: Nhận xét bài làm của bạn.
- GV: Nhận xét, đánh giá và cho điểm.
Bài tập 20: 
Điểm số (x)
Tần số (n)
Các tích (x.n)
20
25
30
35
40
45
50
1
3
7
9
6
4
1
20
75
210
315
240
180
50
n
9
8
7
6
5
4
3
2
1
N=31
1090
·
·
·
·
·
·
·
Bài tập:
a/ Nhận xét:
- Số lỗi chính tả nhiều nhất là: 10 lỗi.
- Số lỗi chính tả ít nhất là 2 lỗi.
- Đa số các bạn mắc 7 lỗi chính tả.
b/
Giá trị (x)
Tần số (n)
Các tích (x.n)
2
1
2
3
3
9
4
3
12
5
5
25
6
6
36
7
8
56
8
4
32
9
2
18
10
1
10
N=33
Tổng=200
Mốt của giá trị là: 7
4.4: Tổng kết:
Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại trình tự vẽ một biểu đồ đoạn thẳng.
HS: Phát biểu
GV chú ý HS thường nhầm mốt của dấu hiệu và tần số lớn nhất
4.5.Hướng dẫnï học tập:
Đối với bài học ở tiết học này
Ôn tập nội dung chương 3 như phần ôn hôm nay.
Xem kỹ các bài tập đã làm.
Đối với bài học ở tiết học sau
Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
Mang máy tính bỏ túi.
PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docDS749.doc
Giáo án liên quan