Giáo án Đại số 7 - Tiết 17, 18

GV: + cho học sinh đọc đề toán

 + Vẽ hình 5

HS: theo dõi, quan sát.

GV : Gợi ý : Tính diện tích hình vuông AEBF

HS: +Tính diện tích hình vuông AEBF. Tính diện tích hình vuông ABCD

 + Tính AB

GV: nhận xét và giới thiệu số x = 1,4142135623730950488016887 là số thập phân vô hạn không tuần hoàn và số này gọi là số vô tỉ.

GV: Vậy số vô tỉ là số như thế nào?

HS: Nêu khái niệm số vô tỉ ở SGK

GV: giới thiệu kí hiệu I

GV : Số vô tỉ khác số hữu tỉ như thế nào?

HS : Trả lời

GV: Cho học sinh tính 32 và (-3)2, nêu nhận xét

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 - Tiết 17, 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
NS :12/10/12 Tiết 17 SỐ VÔ TỈ. KHÁI NIỆM VỀ CĂN BẬC HAI
ND :15/10 /2012
A./ Mục tiêu :
1.) Kiến thức 
- NB : HS có khái niệm về số vô tỉ và hiểu thế nào là căn bậc hai của một số không âm.
- TH : Biết sự tồn tại của số thập phân vô hạn không tuần hoàn và tên gọi của chúng
 là số vô tỉ .
- VD : Tính căn bậc hai của một số không âm .
	2.) Kỹ năng: Sử dụng kí hiệu .
	3.) Thái độ:	Cẩn thận khi tính 
B./ Chuẩn bị :
°Giáo viên: giáo án;SGK; phấn màu; máy tính bỏ túi.
	°Học sinh: Bài cũ; bài soạn; các dụng cụ học tập
	Phương pháp : Nhóm , nêu vấn đề .
C./ Tiến trình lên lớp :
	1. Ổn định
	2. KTBC : - Thế nào là số hữu tỉ ? Phát biểu kết luận về quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân ? - Hãy tính 12 ? = ?
- Vậy có số hữu tỉ nào mà bình phương bằng 2 không ? Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời 
	3. Bài mới :
 Phương pháp
 Nội dung 
GV: + cho học sinh đọc đề toán
 + Vẽ hình 5 
HS: theo dõi, quan sát.
GV : Gợi ý : Tính diện tích hình vuông AEBF
HS: +Tính diện tích hình vuông AEBF. Tính diện tích hình vuông ABCD
 + Tính AB
GV: nhận xét và giới thiệu số x = 1,4142135623730950488016887 là số thập phân vô hạn không tuần hoàn và số này gọi là số vô tỉ.
GV: Vậy số vô tỉ là số như thế nào?
HS: Nêu khái niệm số vô tỉ ở SGK
GV: giới thiệu kí hiệu I
GV : Số vô tỉ khác số hữu tỉ như thế nào?
HS : Trả lời
GV: Cho học sinh tính 32 và (-3)2, nêu nhận xét
HS: 32 = (-3)2 = 9
GV: 3; - 3 là các căn bậc hai của 9
GV: cho học sinh nêu định nghĩa căn bậc hai của một số a không âm 
HS: nêu định nghĩa ở SGK
GV: Cho học sinh làm ?1 
HS: 4 và -4 là các căn bậc hai của 16 vì: 42 = (-4)2 = 16 
GV: nhận xét và giới thiệu và - ; 
GV: cho học sinh lấy ví dụ
HS: Số 4 có hai căn bậc hai là và 
GV: cho học sinh đọc chú ý ở SGK
GV: cho học sinh tìm x2 = 2 ở mục 
HS: ; là độ dài đường chéo của hình vuông có cạnh bằng 1.
GV: nhận xét và cho học sinh làm ?2
1/ Số vô tỉ :
Xét bài toán: (SGK) 
Khái niệm: 
Số vô tỉ là số viết được dưới dạng vố thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Tập hợp các số vô tỉ được kí hiệu là I.
2/ Khái niệm về căn bậc hai :
Định nghĩa : Căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho x2 = a
Chú ý : Không được viết 
	4. Củng cố :
	Sơ đồ tư duy Số vô tỉ
Khái niệm về căn bậc hai
 Bài tập : Làm các BT 82;83
 H/d hs sử dụng MTBT để làm BT 86.
	5. HDTH :
- Bài vừa học : + Nắm vững căn bậc hai của một số a không âm , so sánh , phân biệt số hữu 
 tỉ và số vô tỉ . 
 + BTVN : Làm BT 84 ;85 ( gv h/d)
 + Đọc phần : Có thể em chưa biết
- Bài sắp học : Số thực 
 Tiết sau : Mang thước kẻ , compa
 Lại thêm một loại số mới chăng ?
NS : 16/10/12 Tiết 18 SỐ THỰC
ND : 19/10/2012
A./ Mục tiêu :
	1) Kiến thức 
 NB :HS nhận biết được số thực là tên gọi chung cho cả số hữu tỉ và số vô tỉ .
 TH : biết được biểu diễn thập phân của số thực; hiểu ý nghĩa của trục số thực.
	 Thấy được sự phát triển hệ thống số từ N đến Z, Q và R.
	2) Kỹ năng: So sánh hai số thực; tính toán trên số thực; vẽ trục số thực.
	3) Thái độ:	Cẩn thận khi tính toán trên số thực
B./ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên: giáo án;SGK; phấn màu; máy tính bỏ túi, compa.
	2) Học sinh: Bài cũ; bài soạn; các dụng cụ học tập .
 3) Ứng dụng CNTT và các phương tiện dạy học : MTBT
C./ Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định
	2. KTBC : - Số vô tỉ là gì? 
 - Định nghĩa căn bậc hai? 
 - Chữa bài tập bài tập 86/SGK/42
	3. Bài mới :
 Phương pháp
 Nội dung 
 GV: Số như thế nào là số thực?
HS: nêu: số hữu tỉ và số vô tỉ gọi chung là số thực.
GV: nêu kí hiệu tập hợp các số thực
HS: lấy ví dụ.
GV: nhận xét và chốt lại số thực
GV: cho học sinh làm ?1 x R cho ta biết điều gì?
HS: + x là số hữu tỉ hoặc x là số vô tỉ
 + x số thập phân hữu hạn hoặc x là số thập phân vô hạn tuần hoàn hoặc x là số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
GV: nhận xét các trả lời của học sinh.
GV: cho học sinh đọc cách so sánh hai số thực
GV: nêu ví dụ cho học sinh so sánh
HS: so sánh (giống như so sánh hai số thập phân)
GV: Cho học sinh làm ?2 So sánh các số thực
HS: a) 2,(35) < 2,369121518
 b) – 0,(63) = 
GV: nhận xét các trả lời của học sinh.
GV: nêu tính chất
– GV đặt vấn đề: Biểu diễn số vô tỉ trên trục số như thế nào? ® phần 2: trục số thực.
– HS: đọc Sgk mục 2: trục số thực.
– GV: vẽ trục số và gọi 1 HS lên bảng biểu diễn số trên trục số.
– HS: lên bảng dựng điểm .
– GV: trên trục số tồn tại điểm chứng tỏ số hữu tỉ có lấp đầy trục số không?
– HS: các điểm hữu tỉ không lấp đầy trục số.
– GV giảng tiếp như trong Sgk để HS hiểu được ý nghĩa của “Trục số thực”
1./ Số thực:
* số hữu tỉ và số vô tỉ gọi chung là số thực.
Ví dụ: 3;  là các số thực.
Tập hợp các số thực được kí hiệu là R.
So sánh hai số thực: (SGK)
Ví dụ:
0,3192 < 0,32(5)
1,,24598> 1,24596
Với a,b R, a,b> 0, ta có:
 Nếu a > b thì 
2. Trục số thực:
* Chú ý: Trong tập hợp các số thực cũng có các phép toán với các tính chất tương tự như các phép toán trong tập hợp các số hữu tỉ
	4. Củng cố :
Số thực
	Sơ đồ tư duy :
Bài tập :
Bài 87:
3 Q ; 3 R ; 3 I ; -2,53 Q
0,2(35) I ; N Z ; I R.
Bài 88 : 
a) hữu tỉ hoặc số vô tỉ
b).số thập phân vô hạn không tuần hoàn
Bài 89 : a/ Đ
 b/ S
 c/ Đ
	5. HDTH :
Bài vừa học
Cần nắm vững số thực gồm số hữu tỉ và vô tỉ. Tất cả các số đã học đều là số thực. Nắm vững cách so sánh số thực. Trong R cũng có các phép toấn với các tính chất tương tự như trong Q.
BTVN: 90, 91, 92 Sgk
 Bài sắp học
 TIẾT 19: Luyện tập
 Chuẩn bị các bài tập

File đính kèm:

  • docTIET 17;18.doc
Giáo án liên quan