Giáo án Đại số 7 - Học kì I - Tiết 36: Ôn tập chương II

3/ Bài 3:

Vẽ đồ thị hàm số y = 2x và y = -3x trên cùng một mp tọa độ

Giải:

- Với x = 1 y = 2

Ta được điểm A(1;2) thuộc đồ thị của hàm số y = 2x

Vậy: Đường thẳng OA là đồ thị của hàm số y = 2x

- Với x = 1 y = -3

Ta được điểm B(1;-3) thuộc đồ thị của hàm số y = -3x

Vậy: Đường thẳng OB là đồ thị của hàm số y = -3x

 

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 - Học kì I - Tiết 36: Ôn tập chương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CHƯƠNG II
Tuần 17 - Tiết 36
Ngày soạn: 24.11.14
I/ MỤC TIÊU: 
1/ Kiến thức: Nêu được kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch ; đồ thị của hàm số y = ax (a0)
2/ Kĩ năng: Thực hiện được việc giải toán về đại lượng tỉ lệ nghịch, tỉ lệ thuận, tìm tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ; vẽ đồ thị hàm số y = ax (a0)
3/ Thái độ: Hợp tác tốt đối với giáo viên 
II/ CHUẨN BỊ: 
- GV: Bảng tổng hợp về đại lượng tỉ lệ thuận , đại lượng tỉ lệ nghịch 
- HS: Làm các bài tập ôn tập chương II 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Bài tập dạng toán đố (20’)
1/ Bài 1: Biết độ dài 3 cạnh của tam giác tỉ lệ với 2; 4; 6. Tính độ dài mỗi cạnh của tam giác đó biết chu vi của tam giác là 60 cm
Giải: 
Gọi độ dài 3 cạnh của tam giác là a, b, c (cm)
Ta có và a+b+c = 60
 = 
* a = 2. 5 = 10
* b = 4. 5 = 20
* c = 6. 5 = 30
Vậy độ dài 3 cạnh của tam giác là 10cm, 20cm, 30cm 
2/ Bài 2: Đào một con mương cần 30 người làm trong 6 giờ. Nếu tăng thêm 10 người thì thời gian giảm được mấy giờ?
Giải: 
Số người và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch 
Ta có:
x = giờ
Vậy thời gian giảm được 
6 -4,5 = 1,5 giờ 
- Khi nào hai đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau, cho ví dụ 
- Khi nào hai đại lượng y và x tỉ lệ nghịch với nhau, cho ví dụ 
-Treo bảng phụ 2 đại lượng tỉ lệ thuận đại lượng tỉ lệ nghịch 
-Treo bảng phụ đề bài tập 
- Gọi HS đọc đề BT
- Hướng dẫn HS phân tích đề 
- Chu vi của tam giác bằng gì?
- Gọi độ dài 3 cạnh của tam giác là gì?
- Vì a,b,c tỉ lệ vơí 2; 4; 6 nên ta có điều gì?
- Áp dụng tính chất nào để giải 
-Cho HS giải BT 
-Kiểm tra 3 tập của HS và gọi 1 HS lên bảng 
- Treo bảng phụ đề BT
- Cho HS đọc đề BT 
- Gọi HS phân tích đề 
- Nếu tăng thêm 10 người thì số người là bao nhiêu người ?
- Số người đào mương và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ gì ?
- Để tìm thời gian giảm đi ta làm thế nào?
- Cho HS làm BT
- Gọi 1 HS lên bảng GV kiểm tra 3 tập HS
- Nhận xét cho điểm 
- Nêu định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận 
VD: Trong chuyển động đều quãng đường và thời gian là đại lượng tỉ lệ thuận 
- Nêu định nghiã hai đại lượng tỉ lệ nghịch 
 VD: Cùng một công việc, số người làm và thời gian làm là hai đại lượng tỉ lệ nghịch 
- HS theo dõi
- Đọc đề BT
- Chu vi của tam giác bằng tổng độ dài 3 cạnh 
Độ dài 3 cạnh của tam giác là a,b,c
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau
-HS giải bài tập
- Theo dõi 
- Đọc đề BT
- HS phân tích đề: 30 người làm hết 6 giờ 
40 người làm hết x giờ
- Số người đào mương là 40 người
- Số người và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch
- Tìm thời gian giảm ta lấy thời gian sau trừ thời gian trước
- HS làm BT
- 1 HS lên bảng 
Hoạt động 2: Bài tập dạng đồ thị hàm số (20’)
3/ Bài 3:
Vẽ đồ thị hàm số y = 2x và y = -3x trên cùng một mp tọa độ 
Giải:
- Với x = 1 y = 2 
Ta được điểm A(1;2) thuộc đồ thị của hàm số y = 2x
Vậy: Đường thẳng OA là đồ thị của hàm số y = 2x
- Với x = 1 y = -3
Ta được điểm B(1;-3) thuộc đồ thị của hàm số y = -3x
Vậy: Đường thẳng OB là đồ thị của hàm số y = -3x
4/ Bài 4:
Trong các điểm sau đây A(0;1), B(1;-1), C(0;2) điểm nào nằm trên đồ thị hàm số y = -2x +1 
Giải:
* A(0;1)
Thay x = 0 vào công thức
y = -2x +1= -2.0+1 = 1 
Vậy A(0;1) nằm trên đồ thị hàm số y = -2x +1 
* B(1;-1) nằm trên đồ thị hàm số y = -2x +1
* C(0;2) không nằm trên đồ thị hàm số y = -2x +1 
- Hàm số y = ax (a0) cho ta biết y và x là hai đại lượng tỉ lệ gì?
- Đồ thị của hàm số y = ax (a 0) có dạng như thế nào?
- Ghi đề BT 
- Vẽ đồ thị hàm số y = ax cần xác định mấy điểm 
- Cho HS làm BT
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ đồ thị và kiểm tra 3 tập của HS
- Nhận xét cho điểm 
- Treo bảng phụ đề BT
- Cho HS đọc đề BT 
- Muốn biết điểm M (x0; y0) có thuộc đồ thị của hàm số hay không ta làm thế nào?
- Tương tự như cách làm trên các em hãy xét điểm B và C
- Gọi 2 HS lên bảng. GV kiểm tra HS bên dưới
- Hàm số y = ax ( a 0) cho biết y và x là hai đại lượng tỉ lệ thuận
- Đồ thị của hàm số y = ax là đường thẳng đi qua gốc tọa độ 
- HS theo dõi
- Để vẽ đồ thị hàm số y = ax cần xác định hai điểm
- HS theo dõi
- 1 HS lên bảng
- HS khác nhận xét
- HS đọc đề bài
- Thay hoành độ x0 vào công thức nếu giá trị tương ứng của y đúng vơí tung độ y0 thì điểm M nằm trên đồ thị hàm số, ngược lại điểm M không nằm trên đồ thị hàm số 
- HS xét tiếp điểm B và C
- 2 HS lên bảng làm BT
Hoạt động 3: Củng cố (4’)
- Vẽ đồ thị của hàm số y = ax cần xác định mấy điểm?
- Đồ thị của hàm số y = ax có dạng như thế nào?
- Hai đại lượng tỉ lệ thuận liên hệ vơí nhau bởi công thức nào?
- Hai đại lượng tỉ lệ nghịch x và y liên hệ vơí nhau bởi công thức nào ?
- Vẽ đồ thị hàm số y = ax cần xác định 2 điểm 
- Đồ thị của hàm số y = ax là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ 
- Hai đại lượng tỉ lệ thuận y vá x liên hệ với nhau bởi công thức y = ax
- Hai đại lương tỉ lệ nghịch x và y liên hệ với nhau bởi công thức y = 
Hoạt động 4: Dặn dò (1’)
- Ôn lại các kiến thức đã học trong học kỳ 
- Làm lại các bài tập đã giải 
- Tiết sau “Kiểm tra 1 tiết”
*Điều chỉnh – Bổ sung:
..
..
..
..

File đính kèm:

  • doctiet 36.doc
Giáo án liên quan