Giáo án Đại số 7 - Học kì I - Tiết 31: Mặt phẳng tọa độ

2/ Mặt phẳng toạ độ:

- Hệ trục tọa độ Oxy gồm hai trục số Ox, Oy vuông góc với nhau tại O.

- Trục Ox là trục hoành.

- Trục Oy là trục tung .

- Giao điểm O biểu diễn số 0 của cả 2 trục gọi là gốc tọa độ

- Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 - Học kì I - Tiết 31: Mặt phẳng tọa độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 - Tiết: 31
Ngày soạn: 10.11.14
§6. MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ
I/ MỤC TIÊU: 
1/ Kiến thức : Xác định được sự cần thiết phải dùng cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng.
2/ Kĩ năng: Biết vẽ hệ trục tọa độ, biết xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng. Biết xác định một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó.
3/ Thái độ: Hợp tác tốt đối với giáo viên
II/ CHUẨN BỊ: 
- GV: Thước, bảng phụ mặt phẳng tọa độ
- HS: Thước, ôn lại cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (8’)
1/ Đặt vấn đề:
Ví dụ 1: Tọa độ địa lí của Mũi Cà Mau là: 104040’Đ
 8030’ B
Ví dụ 2: Số ghế H1: chữ H chỉ số thứ tự của dãy ghế, số 1 chỉ số thứ tự của ghế trong dãy
- Đọc ví dụ 1.
- Để xác định vị trí của 1 địa phương ta cần mấy chỉ số?
- Cho HS đọc ví dụ 2. 
- Để xác định vị trí của 1 chỗ ngồi trong rạp hát ta cần mấy chỉ số?
- Trong toán học: Để xác định vị trí của 1 điểm trên mặt phẳng người ta dùng 2 số. 
- Làm thế nào để có hai số đó? Þ Mặt phẳng toạ độ .
- HS đọc ví dụ
- Kinh độ và vĩ độ
- HS đọc ví dụ
- Cần 2 chỉ số: STT của dãy ghế
và STT của ghế .
Hoạt động 2: Mặt phẳng toạ độ (14’)
2/ Mặt phẳng toạ độ: 
- Hệ trục tọa độ Oxy gồm hai trục số Ox, Oy vuông góc với nhau tại O. 
- Trục Ox là trục hoành.
- Trục Oy là trục tung .
- Giao điểm O biểu diễn số 0 của cả 2 trục gọi là gốc tọa độ 
- Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy.
Chú ý : SGK p.66
-Trên mặt phẳng ta vẽ hai trục Ox, Oy vuông góc tại gốc của mỗi trục. 
- Các trục Ox và Oy gọi là các trục toạ độ
- Ox gọi là trục hoành.
- Oy gọi là trục tung.
- Người ta thường vẽ Ox nằm ngang, Oy thẳng đứng
- Giao điểm O biểu diễn số 0 của cả 2 trục gọi là gốc tọa độ.
- Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy.
- Hai trục chia mặt phẳng thành bốn góc; góc phần tư thứ I, II, III, IV theo thứ tự ngược chiều nhau của kim đồng hồ
- Yêu cầu HS đọc chú ý
- Nghe GV giới thiệu hệ trục tọa độ Oxy.
- Vẽ hệ trục tọa độ Oxy theo sự hướng dẫn của GV. 
- HS đọc chú ý
Hoạt động 3: Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ (14’)
3/ Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ:
Kí hiệu P(1,5;3)
Số 1,5 gọi là hoành độ của P
Số 3 gọi là tung độ của P
Trên mặt phẳng tọa độ 
- Mỗi điểm M xác định một cặp số (x0;y0). Ngược lại, mỗi cặp số (x0;y0) xác định một điểm M
- Cặp số (x0; y0) gọi là tọa độ của điểm M, x0 là hoành độ, y0 là tung độ của M
- Điểm M có toạ độ (x0;y0) 
Kí hiệu: M(x0; y0) .
- Yêu cầu HS vẽ một hệ trục toạ độ Oxy trên bảng có kẻ ô vuông.
- Lấy điểm P ở vị trí tương tự như hình 17 SGK.
- Thực hiện các thao tác như SGK. 
- Giới thiệu cặp số (1,5;3) gọi là toạ độ của điểm P, giới thiệu hoành độ, tung độ .
- Muốn xác định tọa độ của điểm P trên mặt phẳng tọa độ ta làm sao?
- Xác định tọa độ của điểm P(2;3); Q(3;2)?
- Giới thiệu tọa độ của một điểm một cách tổng quát (cách viết, cách đọc).
- Chú ý cách ghi kí hiệu tọa độ của một 
- Cho HS làm ?2
- Tọa độ của gốc O?
- Cho HS khác nhận xét 
- Nhận xét chung
- HS cả lớp vẽ một hệ trục toạ độ Oxy vào vở 
- HS quan sát
- HS lắng nghe
- Từ P vẽ các đường thẳng vuông góc với Ox, Oy sau đó xác định hoành độ, tung độ .
- P có hoành độ bằng 2; tung độ bằng 3
- Q có hoành độ bằng 3; tung độ bằng 2
- HS chú ý nghe
- HS làm ?2
- Tọa độ của gốc O là O(0;0)
- HS khác nhận xét
- HS sửa bài vào tập
Hoạt động 4: Củng cố (8’)
Bài 32 trang 67 Sgk 
a) Viết tọa độ các điềm M, N, P, Q trong hình 19
b) Em có nhận xét gì về tọa độ các cặp điểm M và N, P và Q
Giải
a) M(-3;2) ; N(2;-3); P(0;-2); 
Q(-2;0)
b) Hoành độ của điểm này là tung độ của điểm kia
+ Điểm nằm trên trục hoành có tung độ bằng 0.
+ Điểm nằm trên trục tung có hoành độ bằng 0.
- Treo hình vẽ 19
- Yêu cầu HS đứng tại chỗ làm bài 
- Cho HS khác nhận xét 
- Nhận xét chung
- HS đọc đề 
- HS đứng tại chỗ phát biểu
a) M(-3;2) ; N(2;-3); P(0;-2); Q(-2;0)
b) Điểm M và N: Hoành độ của điểm này là tung độ của điểm kia
Điểm P và Q: giống như trên 
+ Điểm nằm trên trục hoành có tung độ bằng 0.
+ Điểm nằm trên trục tung có hoành độ bằng 0.
- HS khác nhận xét
- HS sửa bài vào tập
Bài 33 trang 67 Sgk 
Vẽ một hệ trục tọa dộ Oxy và đánh dấu các điểm ; ; 
- Treo hình vẽ 19
- Yêu cầu HS đứng tại chỗ làm bài 
- Cho HS khác nhận xét 
- GV nhận xét chung
- HS đọc đề 
- HS lên bảng làm 
- HS khác nhận xét
- HS sửa bài vào tập
Hoạt động 5: Dặn dò (1’)
- Nắm vững các khái niệm mặt phẳng toạ độ; cách xác định tọa độ một điểm trên mặt phẳng tọa độ. 
- Làm bài tập 33, 34,35 trang 68 SGK.
- Tiết sau ‘Luyện Tập”.
*Điều chỉnh – Bổ sung:
..
..
..
..

File đính kèm:

  • doctiet 31.doc