Giáo án Toán hình học lớp 7 - Tiết 37 đến Tiết 38 - Năm học 2018-2019

I.Mục tiêu

Qua bài này giúp HS:

1.Kiến thức: Nắm đươc định lí Py-ta-go về quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông.

2.Kĩ năng: Biết vận dụng định lí Py-ta-go để tính độ dài một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài của hai cạnh kia.

3.Thái độ: Biết vận dụng các kiến thức học trong bài vào làm bài toán thực tế.

4.Định hướng năng lực: Năng lực giao tiếp, tư duy, sáng tạo.

Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

II.Chuẩn bị

GV: Giáo án, thước thẳng, ê ke, bảng phụ, SGK. Bảng phụ ?3 bài 53; 54 tr131-SGK; 8 tấm bìa hình tam giác vuông, 2 hình vuông; thước thẳng, com pa.

HS: Đồ dùng học tập, học bài và làm bài ở nhà, SGK, SBT.

III.Tiến trình dạy học

1.Ổn định

2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra từng phần

3.Tiến trình dạy học

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán hình học lớp 7 - Tiết 37 đến Tiết 38 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: .. Tiết: .
Tiết 37: Định lý Py – ta – go
I.Mục tiêu
Qua bài này giúp HS:
1.Kiến thức: Nắm đươc định lí Py-ta-go về quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông. 
2.Kĩ năng: Biết vận dụng định lí Py-ta-go để tính độ dài một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài của hai cạnh kia. 
3.Thái độ: Biết vận dụng các kiến thức học trong bài vào làm bài toán thực tế.
4.Định hướng năng lực: Năng lực giao tiếp, tư duy, sáng tạo.
Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II.Chuẩn bị
GV: Giáo án, thước thẳng, ê ke, bảng phụ, SGK. Bảng phụ ?3 bài 53; 54 tr131-SGK; 8 tấm bìa hình tam giác vuông, 2 hình vuông; thước thẳng, com pa.
HS: Đồ dùng học tập, học bài và làm bài ở nhà, SGK, SBT.
III.Tiến trình dạy học
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra từng phần
3.Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A.Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Giúp HS nhận ra được dạng được hình dạng của các tam giác
Phương pháp: Quan sát và nhận dạng
-GV treo bảng phụ có vẽ 1 số hình tam giác ( thường, cân, vuông, đều) và yêu cầu HS đứng tại chỗ cho biết tên gọi của các hình vẽ đó và nêu đặc điểm của mỗi hình đó.
-HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi của GV.
-Nêu đặc điểm ( tính chất chung của tam giác) và các đặc điểm của tam giác cân, đều, vuông và cách nhận ra chúng.
B.Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Định lý Py – ta - go
Mục tiêu: Giới thiệu nội dung của định lý Py – ta – go
Phương pháp: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
-GV cho HS làm ?1
-Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình theo yêu cầu của đề bài
-Hãy cho biết độ dài của BC =?
-GV gọi thêm 1 vài HS đứng tại chỗ chỗ trả lời về kết quả đo được của mình.
-GV nhận xét
-GV yêu cầu HS thực hiện tiếp ?2
-Gọi 2 HS lên bảng đặt các tấm bìa như H121 và H122 (SGK)
-Tính phần diện tích còn lại và so sánh?
-Hệ thức nói lên điều gì? 
-GV yêu cầu HS đọc định lý Py – ta- go
-GV khắc sâu điều kiện áp dụng định lý py – ta – go.
-1HS đọc đề bài
-1HS lên bảng vẽ hình, HS còn lại vẽ hình vào vở
-HS đo và trả lời bằng 5cm
-HS đọc và tìm hiểu ?2
-2HS lên bảng ghép hình
-HS viết công thức và tính toán rồi đưa ra kết quả so sánh
-HS đưa ra nhận xét: Bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
-HS đọc định lý trong SGK
1. Định lý Py-ta-go:
 ?1 
 có:
và AB = 3cm, 
AC = 4cm
Đo được: BC = 5cm
?2
Ta có: S1 = c2
 S2 = a2 + b2
Ta có: S1 = S2 
*Định lý: SGK
 có: 
C.Hoạt động luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng định lý Py – ta – go tính độ dài 1 cạnh của tam giác vuông khi biết trước độ dại 2 cạnh.
Phương pháp: Hoạt động cá nhân và vấn đáp gợi mở
-GV yêu cầu HS làm ?3
-GV treo bảng phụ có vẽ hình.
-Tam giác ABC có đặc điểm gì?
-Áp dụng định lý Py – ta – go ta có điều gì?
-Trong biểu thức trên đã biết những đại lượng nào?
-GV hướng dẫn HS trình bày câu 1 ( H124/sgk)
-Câu 2 (H125) GV giành thời gian cho HS làm bài, sau đó gọi 1 HS lên bảng trình bày.
GV nhận xét và cho điểm.
-HS đọc đề và vẽ hình vào vở.
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS theo dõi và ghi bài vào vở. 
-HS thực hiện nhanh và 1 HS lên bảng, HS còn lại theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.
?3: Tìm x trong các hình vẽ:
Hình 124
-Xét vuông tại B có:
 (Py-ta-go)
Hay 
Hình 125 
-Xét 
 vuông tại D
 có: (Py-ta-go)
 hay 
D.Hoạt động vận dụng
Mục tiêu: Luyện tập, củng cố định lý Py – ta – go để tính độ dài 1 cạnh còn lại của tam giác vuông
Phương pháp: Hoạt động nhóm, vấn đáp ôn tập
-GV yêu cầu HS làm bài 53/sgk/131
-GV chia lớp thành 4 nhóm ( kèm theo bảng phụ; bút viết bnangr cho mỗi nhóm) và giao nhiệm vụ cho 4 nhóm.
-Hết thời gian quy định đại diện các nhóm lên treo bảng kết quả của nhóm mình.
-GV nhận xét và đánh giá bài làm của các nhóm và cho điểm.
-HS đọc đề bài
-HS thảo luận trong nhóm, tính toán và đưa ra kết quả cho nhóm mình ( trên bảng phụ)
-Đại diên nhóm thuyết trình về kết quả của nhóm mình cho các nhóm khác nghe và nhận xét.
Bài 53: Tìm độ dài c trong các hình vẽ
a)(Py ta go)
b) (Py-ta-go)
c)(Py ta go
d)(Py ta go
E.Hoạt động tìm tòi mở rộng
-Mục tiêu: Củng cố và áp dụng định lý Py – ta – go trong thực tế
-Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, thuyết trình
-GV yêu cầu HS về nhà học thuộc định lý và làm bài 54, 55/sgk
Hướng dẫn bài 55
-Tính chiều cao của bức tường dựa vào kiến thức nào đã học?
-Định lý đó được áp dụng như thế nào?
GV nhắc nhở HS và kết thúc bài học.
-HS thực hiện nhiệm vụ về nhà
-Định lý Py – ta – go
-HS viết bt và về nhà hoàn thành bài.
Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: .. Tiết: .
Tiết 38: Định lý Py – ta – go
I.Mục tiêu
Qua bài này giúp HS:
1.Kiến thức: Nắm được định lí Py-ta-go đảo và cách chứng minh một tam giác là tam giác vuông khi biết trước độ dài các cạnh của nó.
2.Kĩ năng: Biết vận dụng định lí đảo của định lí Py-ta-go để nhận biết một tam giác là tam giác vuông.
3.Thái độ: Biết vận dụng các kiến thức học trong bài vào làm bài toán thực tế.
4.Định hướng năng lực: Năng lực giao tiếp, tư duy, sáng tạo
Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II.Chuẩn bị
GV: Giáo án, thước thẳng, ê ke, bảng phụ, SGK.
HS: Đồ dùng học tập, học bài và làm bài ở nhà, SGK, SBT.
III.Tiến trình dạy học
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong phần khởi động
3.Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A.Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Ôn tập định lý Py – ta – go
Phương pháp: Tổ chức trò chơi và trả lời nhanh câu hỏi
Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi :  Chuyền hộp quà
 GV giới thiệu luật chơi :
Lớp phó văn nghệ bắt nhịp cho lớp hát một bài hát ngắn.
 Các em vừa hát, vừa vỗ tay đồng thời chuyền hộp quà cho bạn bên cạnh.
 Khi bài hát kết thúc, hộp quà trên tay bạn nào thì bạn đó có quyền mở hộp quà và trả lời câu hỏi bên trong hộp quà.
Trả lời đúng được nhận một phần quà, trả lời sai cơ hội cho những bạn còn lại. 
Câu hỏi sử dụng trong trò chơi 
Câu 1. Phát biểu định lý Py – ta – go?
Câu 2. Điều kiện áp dụng định lý Py- ta – go?
Câu 3: Tính độ dài cạnh huyền của tam giác vuông khi biết 2 cạnh góc vuông có số đo lần lượt là 3cm và 4 cm
Câu 4: Biết cạnh huyền của 1 tam giác vuông bằng 10dm và 1 cạnh góc vuông của nó dài 6dm, hỏi cạnh góc vuông còn lại dài bao nhiêu cm?
B.Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu: Giới thiệu nội dung của định lý đảo 
Phương pháp: Hoạt động cá nhân, vấn đáp gợi mở và thuyết trình. 
-GV cho HS làm ?4
-Qua bài tập đo góc trên GV giới thiệu định lí Py – ta – go đảo.
-Yêu cầu HS tóm tắt nội dung bằng kí hiệu.
-GV nêu bài toán
Yêu cầu HS áp dụng định lý đảo để chứng minh bài toán
-Để chứng minh 1 tam giác là tam giác vuông ta làm thế nào?
-GV hướng dẫn HS làm bài.
GV nhận xét
-HS vẽ DABC có AB = 3cm, AC = 4cm, BC = 5cm.
Dùng thước đo góc đo góc A và nhận xét 
-HS nêu định lí bằng lời và tóm tắt bằng kí hiệu.
DABC có: BC2 = AB2 + AC2 
=> 
-HS đọc đề và phân tích bài toán: Bài toán cho biết độ dài ba cạnh, yêu cầu chứng minh tam giác vuông
-Theo định lí đảo, nếu có hệ thức : c2 = a2 + b2 
=> DABC vuông. 
-So sánh AB2 + BC2 và AC2
Một HS lên bảng trình bày bài giải.
2. Định lí Py - ta – go đảo
(SGK/130) 
 DABC có: BC2 = AB2 + AC2 
=> 
VD: Cho DABC có AB = 8cm, AC = 10cm, BC = 6cm.
Chứng minh DABC vuông?
Giải
Ta có: AB2 = 82 = 64
 BC2 = 62 = 36
=> AB2 + BC2 = 64 + 36 =100
 Lại có: AC2 = 102 = 100 
=> AC2 = AB2 + BC2
Theo định lý đảo của định lí 
Py–ta–go: DABC vuông taị B. 
C.Hoạt động luyện tập
Mục tiệu: Củng cố định lý Py – ta – go đảo
Phương pháp: Hoạt động cá nhân, vấn đáp gợi mở, thuyết trình.
-Gv yêu cầu HS làm bài 56/sgk
-GV đưa BT trắc nghiệm trên bảng phụ và yêu cầu HS thực hiện
-GV khẳng định chốt lại: Nếu 1 tam giác có tổng bình phương hai cạnh bé nhất bằng bình phương cạnh lớn nhất thì tam giác đó là tam giác vuông.
-HS đọc đề bài
-HS thực hiện
-HS khác nhận xét	
Bài 56/sgk
Các tam giác có độ dài 3 cạnh dưới đây là các tam giác vuông Đánh dấu X vào ô thích hợp
Nội dung
Đúng
Sai
a: 9cm, 15cm, 12cm
X
b: 7m, 7m, 10m
X
c: 5dm, 13dm, 12dm
X
D.Hoạt động vận dụng
Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học về định lý Py – ta – go và định lý đảo để giải các bài tập liên quan
Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, thực hành luyện tập, hoạt động nhóm
-GV đưa ra bài tập
-Cho hình vẽ 
Hỏi tam giác ACD là tam giác gì? Tại sao?
-GV yêu cầu HS ghi Gt - KL
-Yêu cầu HS dự đoán
-Muốn c/m DACD là tam giác vuông như thế nào?
-Muốn tìm cạnh AC ta sử dụng kiến thức gì?
-Yêu cầu HS hoạt động nhóm
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhận xét chéo
-GV sửa nhận xét chốt lại: Vậy qua BT này em đã áp dụng kiến thức gì?
Định lý Py - ta – go thuận và đảo.
GT Cho DABC có 
 AB = 6cm, BC = 6cm, 
 DACD cã AD = 9cm,
 CD = 3cm.
KL DACD là tam giác gi? 
 Tại sao?
-HS dự đoán
-Ta tìm canhsj1 AC rồi c/m DACD có bình phương một cạnh bằng tổng bình phương hai cạnh còn lại
-Áp dụng định lí Py – ta- go thuận
-HS hoạt động nhóm, nhận xét chéo.
-Ta áp dụng Py- ta- go thuận và đảo
ĐL thuận với DABC, ĐL đối với DACD
Bài tập
Giải
DABC vuông, áp dụng định lý Py- ta - go ta có: 
AC2 = BC2 + AB2
AC2 = 36 + 36
AC2 = 72
AC = 8,485cm
DACD có: 92 = 8,4852 + 32
nên DACD vuông tại C
E.Hoạt động tìm tòi mở rộng
Mục tiêu: Củng cố và áp dụng định lý Py – ta – go thuận và đảo thông qua các BTVN
Phương pháp: Thực hành, hướng dẫn.
-GV yêu cầu HS về nhà học bài và làm các BT còn lại trong SGK
-GV gợi ý bài 58/sgk
Khi dựng tủ đứng thẳng, chiều cao nhất của tủ là bao nhiêu?
-Muốn tính độ dài đường chéo ta áp dụng kiến thức gì? 
-Đọc phần có thể e chưa biết.
-HS về nhà làm các BT theo yêu cầu của GV
-HS theo dõi và ghi chép về nhà thực hiện
Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_hinh_hoc_lop_7_tiet_37_den_tiet_38_nam_hoc_2018.doc