Giáo án Đại lý 6 tiết 29 bài 23: Sông và hồ

Hồ

- Khái niệm:Là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.

- Phân loại:

+ Căn cứ vào tính chất : hồ có 2 loại: Hồ nước mặn và hồ nước ngọt.

+ Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có nhiều loại hồ khác nhau: Hồ vết tích của khúc sông(Hồ Tây).Hồ miệng núi lửa (Hồ ở Plâycu )

+ Ngoài ra còn có hồ nhân tạo xây dựng để phục vụ nhà máy thuỷ điện hoặc tưới tiêu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2839 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại lý 6 tiết 29 bài 23: Sông và hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29- tiết 29 ( T30) 	Ngày soạn: 21/03/2014
Bài 23: SÔNG VÀ HỒ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến Thức
-Trình bày được khái niệm sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước; nêu được mối quan hệ giữa nguồn cung cấp nước và chế độ nước sông
- Trình bày được khái niệm hồ; phân loại hồ căn cứ vào nguồn gốc, tính chất của nước.
2.Kĩ năng:
- Sử dụng mô hình để mô tả hệ thống sông: sông chính, phụ lưu, chi lưu
- Nhận biết nguồn gốc 1 số loại hồ qua tranh ảnh: hồ núi lửa, hồ băng hà, hồ nhân tạo, hồ móng ngựa
á KNS: Tư duy: qua mô hình, tranh ảnh ( HĐ1,2); Giao tiếp: ( HĐ1)
3. Thái độ:
- Biêt yêu quý Trái Đất, môi trường sống của con người. Có ý thức bảo vệ các thành phần của môi trường
- Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ,cải tạo môi trường trong trường học, địa phương nhằm nâng cao chất lượng sống gia đình, cộng đồng.
á Giáo dục năng lượng và môi trường: thủy năng của sông, sự ô nhiễm môi trường sông
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
GV:Bản đồ tự nhiên VN,mô hình về lưu vực sông và hệ thống sông
HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:(không)
2. Bài giảng:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
ë HĐ1: ( 25’)
F Mục tiêu: Tìm hiểu về khái niệm sông và 1 sô đặc điểm của sông
Câu hỏi: Bằng thực tế em hãy tên 1 số con sông mà em biết-
Chúng có dòng chảy thế nào?
- Vậy sông là gì?
-Những nguồn cung cấp nước cho dòng sông?
- Liên hệ thực tế: vậy hệ thống sông Cửu Long có nguồn cung cấp nước là gì? ( Mưa, tuyết, nước ngầm)
GV: Chỉ một số sông lớn ở Việt Nam và trên thế giới. Đọc tên và xác định hệ thống sông Việt Nam điển hình để hình thành khái niệm lưu vực.
- lưu vực sông là gì?
GV: Cần bổ sung, cung cấp một số khái niệm cho học sinh:
-Đặc điểm dòng sông: phụ thuộc vào địa hình, ví dụ miền núi, sông nhiều thác ghềnh, chảy xiết.
-Đồng bằng, dòng chảy lòng sông mở rộng, nước chảy êm, uốn khúc.
-Thượng lưu, trung lưu, tả ngạn, hữu ngạn sông?
-Đặc điểm dòng chảy của sông phụ thuộc yếu tố (khí hậu) cho ví dụ?
Câu hỏi: Quan sát H59. Hãy cho biết hệ thống sông gồm những bộ phận nào ?
Mỗi bộ phận có nhiệm vụ gì? (Phụ, chi lưu, sông chính (Sông chính, dòng chảy lớn nhất).
GV: Xác định trên bản đồ sông ngòi Việt Nam hệ thống sông Hồng, từ đó hình thành khái niệm hệ thống sông.
Hệ thống Sông Hồng –Việt Nam 
 +Phụ lưu gồm sông : s Đà, s Lô, s Chảy
 +Chi lưu gồm sông: s Đáy, s Đuống, s Luộc,s Ninh Cơ
- Đặc điểm của mỗi con sông thường được biểu hiện qua những yếu tố gì?
-Lưu lượng nước sông là gì?
Câu hỏi: Theo em lưu lượng của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào điều kiện nào (Diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước).
Câu hỏi: Vậy thuỷ chế sông là gì?
Kết luận: Đặc điểm của con sông thể hiện qua yếu tố gì? (Lưu lượng và thuỷ chế nước).
-Loại thuỷ chế phức tạp: Phụ thuộc vào nguồn nước mưa và băng tuyết tan.
GV: Giải thích khái niệm lũ.
Câu hỏi: Dựa vào bảng trang 71 hãy so sánh lưu vực và tổng lượng nước của sông MêKông và sông Hồng.
á Hoạt động nhóm: ( 3’) Bằng những hiểu biết thực tế, em cho biết về lợi ích và tác hại của sông? Làm thế nào để hạn chế tác hại do lũ sông gây ra?
— Giáo dục môi trường, tích hợp năng lượng: ( sự ô nhiễm môi trường sông và thủy năng của sông)
ë HĐ2: ( 15’)
F Mục tiêu: Tìm hiểu về hồ ( khái niệm, phân loại hồ)
Câu hỏi: Hồ là gì?
- Kể tên Hồ ở địa phương em (nếu có).
-Căn cứ vào đặc điểm gì để chia loại Hồ? Thế giới có mấy loại Hồ?
-Nguồn gốc hình thành Hồ?
-Xác định trên bản đồ tự nhiên thế giới một số loại Hồ nổi tiếng: Hồ Victoria, Aran, Bacang
-Nước ta có Hồ gì nổi tiếng?
( Hồ Ba Bể, Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm).
-Tại sao trong lục địa lại có hồ nước mặn?
Ví dụ: Biển chết của Tây Á.(di tích vùng biển cũ, hồ trong khu vực khí hậu khô nóng..).
Hồ nhân tạo là gì? Kể tên các hồ nhân tạo nước ta? Xây dựng hồ nhân tạo có tác dụng gì?
GV: mở rộng
Hồ băng cũ do sông băng tạo nên. Ví dụ Phần Lan” đất nước nghìn hồ” Canađa”.
1.Sông và lượng nước của sông.
- Sông: Là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Lưu vực sông: là diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho 1 con sông 
- Hệ thống sông: gồm sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.
-Lưu lượng (lượng chảy) là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong một giây(m3/s).
-Lưu lượng của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nứớc.
-Thuỷ chế sông:
Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của một con sông trong một năm.
á Giá trị kinh tế của sông: cung cấp phù sa cho đồng bằng, giao thông, thủy lợi, thủy điện, du lịch sinh thái trên sông, khai thác nuôi trồng thủy sản
2. Hồ
- Khái niệm:Là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
- Phân loại: 
+ Căn cứ vào tính chất : hồ có 2 loại: Hồ nước mặn và hồ nước ngọt.
+ Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có nhiều loại hồ khác nhau: Hồ vết tích của khúc sông(Hồ Tây).Hồ miệng núi lửa (Hồ ở Plâycu)
+ Ngoài ra còn có hồ nhân tạo xây dựng để phục vụ nhà máy thuỷ điện hoặc tưới tiêu.
*Tác dụng của Hồ:
-Điều hoà dòng chảy, tưới tiêu, phát điện, nuôi trồng thuỷ sản.
-Tạo cảnh đẹp, có khí hậu trong lành, phục vụ an dưỡng, nghỉ ngơi du lịch.
3. Củng cố, kiểm tra: ( 5’)
	- Thế nào là hệ thống sông, lưu vực sông? Xác định trên bản đồ Việt Nam hệ thống sông Hồng ( sông chính, phụ lưu và chi lưu)
-Sông và hồ khác nhau thế nào? Xác định trên bản đồ thế giới 1 sô sông lớn và hồ lớn.
- Em hiểu thế nào là tổng lượng nước trong mùa cạn và tổng lượng nứơc trong mùa lũ?
( + Tổng lượng nước trong mùa cạn của 1 con sông là lượng nươc tổng cộng của con sông đó trong các tháng mùa cạn
+ Tổng lượng nứơc trong mùa lũ là lượng nước tổng cộng trong các tháng mùa mưa)
4/ Hướng dẫn về nhà:- Tìm hiểu bài 24:
+ Thế nào là độ muối của biển và đại dương. Độ muối của biển cao hay thấp phụ thuộc vào đâu?
+ Thế nào là sóng, thuỷ triều và các dòng biển. Nguyên nhân sinh ra
Tuần 30 –tiết 30 ( T31)	Ngày soạn: 21/03/2014
Bài 24: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
-Biết độ muối của nước biển và đại dương; nguyên nhân làm cho độ muối của biển và đại dương không giống nhau
- Trình bày được 3 hình thức vận động của nước biển và đại dương: sóng, thủy triều và dòng biển. Nêu được nguyên nhân sinh ra sóng biển, thủy triều và dòng biển
2. Kĩ năng:
- Nhận biết hiện tượng sóng biển, thủy triều qua tranh ảnh
á KNS: Tư duy: tìm hiểu và xử lí thông tin qua bài viết ( HĐ1, 2). Giao tiếp: 
3. Thái độ:
- Biết yêu quý môi trường sống của con người, có ý thức tham gia tích cực vào hoạt động , cải tạo bảo vệ môi trường.
Ø Giáo dục môi trường và tích hợp năng lượng: môi trường biển, sử dụng điện gió
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
GV: Bản đồ tự nhiên thế giới;Tranh ảnh về sóng, thuỷ triều.( nếu có)
HS: Chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV 
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- Sông là gì? Thế nào là hệ thống sông? Giá trị kinh tế của sông. gì? 
- Hồ là gì? Có mấy cách phân loại hồ? Lợi ích của hồ?
2). Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
á HĐ1: ( 10’)
F Muc tiêu: Tìm hiểu về độ muối của biển và đại dương:
Câu hỏi: Ban đầu nước biển từ đâu mà có? Tại sao nước biển không thể cạn?
GV: Giới thiệu cho học sinh biết. Độ muối trung bình của nước biển là 350/00 (giải thích con số này và sơ bộ nêu cách sản xuất muối đơn giản).
-Tại sao nước biển lại mặn? Vì nước biển hoà tan nhiều loại muối.
-Độ muối do đâu mà có?
-Tại sao mặc dù các biển và đại dương thông với nhau nhưng độ muối của biển và đại dương thay đổi từng nơi? (Mật độ của sông đổ ra biển, độ bốc hơi).
-Tại sao nước biển ở vùng chí tuyến lại mặn hơn vùng khác?
Câu hỏi: Hãy tìm trên bản đồ tự nhiên thế giới biển Bantich (Châu Âu), biển Hồng Hắc Hải (giữa Châu Á và Châu Phi).
Giải thích vì sao nước biển Hồng Hải 400/00 mặn hơn biển Ban tich 320/00.?
Độ muối của biển nước ta là bao nhiêu ? 320/00.
Có thể giải thích tại sao độ muối ở biển nước ta lại thấp hơn mức trung bình? (Lượng mưa trung bình của nước ta lớn).
á HOẠT ĐỘNG 2: ( 25’)
F Mục tiêu: Tìm hiểu về các vận động của nước biển và đại dương và nguyên nhân sinh ra chúng:
- PP1:
á Hoạt động nhóm: ( 5’)
-Tìm hiểu khái niệm: sóng, thủy triều và các dòng biển. Nguyên nhân sinh ra chúng.
- PP 2: cá nhân.
- Một số câu hỏi gợi ý
-Nguyên nhân tạo ra sóng?
(Chính là gió, ngoài ra còn có núi lửa, động đất ở đáy).
-Gió càng to sóng càng lớn.
-Bão càng lớn thì sự phá hoại của sóng đối với khu vực ven bờ như thế nào?
( Tích hợp năng lượng: sử dụng điện từ gió)
Câu hỏi: Quan sát H62 H63 nhận xét sự thay đổi của ngấn nước ven bờ biển.
-Diện tích bãi biển H62 và H63.
-Tại sao có lúc bãi biển mở rộng ra, lúc thu hẹp?
Giáo viện Kết luận: Nước biển lúc dâng cao, lúc lùi xa gọi là thủy triều 
-Vậy thuỷ triều là gì? Nguyên nhân sinh ra thủy triều là gì?
*Nguyên nhân của triều cường: do sự phối hợp sức hút của mặt trăng và mặt trời lớn nhất.
*Nguyên nhân của triều kém: sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời kém dần.
Giáo viên: Kết luận:
Như vậy vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất có quan hệ chặt chẽ với thuỷ triều?
Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều là gì?
(Mặt trăng tuy nhỏ hơn Mặt Trời nhưng gần trái đất hơn).
Giáo viên: Việc nghiên cứu và nắm quy luật lên xuống của thuỷ triều phục vụ cho nền kinh tế quốc dân trong các ngành: đánh cá, sản xuất muối, hàng hải.).
-Bảo vệ tổ quốc (nhân dân ta đã chiến thắng quân Nguyên ba lần trên sông Bạch Đằng).
-Dòng biển là gì?
-Nguyên nhân sinh ra dòng biển.
Câu hỏi: Quán sát H64 đọc tên có dòng biển nóng, lạnh và cho nhận xét về sự phân bố các dòng biển nói trên?
Câu hỏi: Như vậy dựa vào đâu chia ra: dòng biển nóng, dòng biển lạnh.
(Nhiệt độ của dòng biển chênh lệch với nhiệt độ khối nước xung quanh, nơi xuất phát các dòng biển.).
Giáo viên:
Gợi ý cho học sinh trả lời: Vai trò các dòng biển đối với:
-Khí hậu-điều hoà khí hậu (dòng Gơnxtrim, dòng Đông Úc).
-Giao thông.
-Đánh bắt hải sản (nơi có dòng nóng, lạnh gặp nhau).
Ø Giáo dục môi trường: những vấn đề cần quan tâm ở môi trường biển là gì?
1. Độ muối của biển và đại dương.
-Độ mặn là do nước sông hoà tan các loại muối từ đất, đá, trong lục địa đưa ra.
-Độ muối trung bình của nước biển là 350/00.
2. Sự vận động của biển và đại dương.
a. Sóng biển: là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương
-Nguyên nhân: chủ yếu là do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
b. Thuỷ triều.
-Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kì.
-Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều:
Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời
3. Dòng biển
- là hiện tượng chuyển động của lớp nước trên mặt biển, tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
-Nguyên nhân chủ yếu là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió tín phong và gió Tây ôn Đới....
âCác dòng biển có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu các vùng ven biển mà chúng chảy qua
3. Củng cố, kiểm tra: ( 5’)
-Độ muối là gì? Độ muối trong biển và đại dương do đâu mà có? Độ mặn của nươc biển cao hay thấp phụ thuộc vào đâu?
- Sóng là gì? Nguyên nhân sinh ra sóng?
- Thuỷ triều là gì? Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều?
- Dòng biển là gì? Nguyên nhân sinh ra dòng biển?
- Căn cứ vào đâu người ta phân ra dòng biển nóng và dòng biển lạnh?
4. Hướng dẫn về nhà: Tìm hiểu bài thực hành 25.

File đính kèm:

  • docBai_23_Song_va_ho_20150726_023558.doc