Giáo án Địa lý Lớp 6 - Tiết 20: Lớp vỏ khí - Năm học 2019-2020

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Chia lớp 4 nhóm nghiên cứu vấn đề (Thành phần của không khí, các khối khí, sự thay đổi nhiệt độ của không khí, khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất)

Các nhóm cử nhóm trưởng thư kí và gv phát phiếu, giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

-GV hướng dẫn các nhóm hoàn thành thông tin theo phiếu - HS quan sát kênh hình và thông tin SGK

- Thảo luận, thống nhất ý kiến và điền vào phiếu học tập.

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 6 - Tiết 20: Lớp vỏ khí - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HIỆN THEO PPCT MỚI
Ngày soạn: / /2020
Ngày giảng 6: / /2020 
Tiết 20- CHỦ ĐỀ : LỚP VỎ KHÍ
(Mục 2: Tích hợp ƯPBĐKH – Liên hệ)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Biết được thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí ; biết vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí.
- Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí
- Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ của không khí.
- Nêu được khái niệm khí áp và trình bày được sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất.
- Nêu tên và phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.
2.Kĩ năng: HS phân tích các hình và tranh ảnh
3.Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế.
4.Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: -Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học,năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phát triển và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Quan sát, xử lí và trình bày các số liệu, đưa ra các nhận định.
II .Chuẩn bị: 
1.Giáo viên: SGK, và các phương tiện dạy học khác ....................
2.Học sinh.: SGK, chuẩn bị bài mới.
III. Kế hoạch thực hiện
1.Ổn định tổ chức:	 3 phút
 Lớp 6: ............................. 
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3.Bài mới.
STT
Nội dung
Tên hoat động
Thời lượng
1
Khởi động
Xây dựng tình huống
3 phút
2
Hình thành KT
1.Thành phần của không khí
5 phút
2.Các khối khí.
7 phút
3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí.
 7 phút
4.Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất
7
3
Luyện tập
Luyện tập
5 phút
4
Vận dụng
Vận dụng
4 phút
5
Tìm tòi mở rộng
Tìm tòi mở rộng
4 phút
IV. Tiến trình bài giảng:
 A. KHỞI ĐỘNG( Tình huống xuất phát)
Hoạt động 1: Xây dựng tình huống liên quan đến lớp vỏ khí
a. Mục tiêu: Qua tình huống học sinh đưa ra được các dự đoán về lớp vỏ khí.
b. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho học sinh quan sát HS quan sát H45 (SGK) và một số hình ảnh có liên quan đến lớp vỏ khí cho biết: Các thành phần của không khí ? Tỉ lệ? Vậy vai trò của tành phần đó như thế nào Chúng ta cùng nghiên cứu nội dung chủ đề Lớp vỏ khí
-HS quan sát 
- HS dự đoán
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 Hoạt động 2:Hoạt động nhóm.
a.Mục tiêu: 
Học sinh nêu ra được: Thành phần của không khí, các khối khí, sự thay đổi nhiệt độ của không khí, khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất
b.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chia lớp 4 nhóm nghiên cứu vấn đề (Thành phần của không khí, các khối khí, sự thay đổi nhiệt độ của không khí, khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất)
Các nhóm cử nhóm trưởng thư kí và gv phát phiếu, giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
-GV hướng dẫn các nhóm hoàn thành thông tin theo phiếu 
- HS quan sát kênh hình và thông tin SGK 
- Thảo luận, thống nhất ý kiến và điền vào phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP CỦA NHÓM 1 : Thành phần của không khí
1. Thành phần của không khí gồm
Khí Nitơ chiếm: .....................................
Khí Ôxi chiếm: .....................................
Hơi nước và các khí khác: ..................
PHIẾU HỌC TẬP CỦA NHÓM 2 : Các khối khí
Điền nội dung vào bảng:
Tên khối khí
nơi hình thành
đặc điểm
Nóng
...............................................
..............................................
Lạnh
..............................................
..............................................
Đại dương
..............................................
..............................................
lục địa
..............................................
..............................................
PHIẾU HỌC TẬP CỦA NHÓM 3 : Sự thay đổi nhiệt độ của không khí
 Nguyên nhân sự thay đổi nhiệt độ không khí :
a. Thay đổi theo vị trí ................................................................
b. Nhiệt độ không khí thay đổi ...................................................
c. Nhiệt độ không khí thay đổi ...................................................
PHIẾU HỌC TẬP CỦA NHÓM 4 : Các đai khí áp trên Trái Đất?
Khí áp là gì?
Có các đai khí áp chính nào?
Nguyên nhân sinh ra gió? Có những hoàn lưu khí quyển nào?
Hoạt động 3 :Báo cáo kết quả thảo luận.
Mục tiêu: 
 Thành phần của không khí, các khối khí, sự thay đổi nhiệt độ của không khí, khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất
Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gọi đại diện các nhóm lên trình bày từng vấn đề, nhóm khác nhận xét bổ sung
HS chốt kiến thức GV nhận xét bổ sung nếu cần.
Yêu cầu nêu được như sau:
Đại diện các nhóm lên thuyết trình trên phiếu của mình.Các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung
Nhóm 1: Thành phần của không khí
- Thành phần của không khí gồm:
+ Khí Nitơ: 78%
+ Khí Ôxi: 21%
+ Hơi nước và các khí khác: 1%
Nhóm 2: Các khối khí.
+ Khối khí nóng: Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
+ Khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
+ Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
+ Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.)
- Khối khí luôn luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết
Nhóm 3: Sự thay đổi nhiệt độ của không khí.
a) Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vị trí xa hay gần biển:
b) Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao:
c) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
Nhóm 4: Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất
* Khí áp:
- Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trong lượng. Vì khí quyển rất dày, nên trọng lượng của nó cũng tạo ra 1 sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp.
- Dụng cụ đo:Khí áp kế.
* Các đai khí áp: Có 7 đai áp.
3 đai áp thấp là: XĐ, vĩ độ 60 độ Bắc, Nam; 4 đai áp cao ở vĩ độ 30 độ Bắc Nam và 2 cực 
* Gió.
- Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi áp cao về nơi áp thấp. Sự chuyên động của không khí sinh ra gió.
- Các loại gió chính:
+ Gió Đông cực.
+ Gió Tây ôn đới
+ Gió tín phong
- Hoàn lưu khí quyển. Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn. Gọi là hoàn lưu khí quyển.
- Có 6 vòng hoàn lưu khí quyển.
C. LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Qua các nội dung của chủ đề vừa tìm hiểu học sinh trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung chủ đề.
b. Tổ chức hoạt động:
- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm trong 15 phút để đánh giá mức độ nhận thức chủ đề của HS.
Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là:
 A. Khí cacbonic	B. Khí nitơ
	C. Hơi nước	D. Khí oxi
Câu 2: Thành phần nào trong không khí tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng có vai trò quan trọng đối với đời sống con người 
	A. Khí cacbonic	B. Khí nitơ
	C. Hơi nước 	D. Khí oxi
Câu 3: Việc đặt tên cho các khối khí dựa vào:
	A. Nhiệt độ của khối khí.	B. Khí áp và độ ẩm của khối khí.
	C. Vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc.	D. Độ cao của khối khí.
Câu 4: Khối khí có đặc điểm độ ẩm cao, được hình thành ở các vùng biển, đại dương
	A. Khối khí nóng	B. Khối khí lạnh
	C. Khối khí đại dương	D. Khối khí lục địa
Câu 5: Các khối khí có đặc điểm là
	A. Luôn cố định tại những khu vực nhất định
	B. Không làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua
	C. Luôn di chuyển và làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua
	D. Không chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm nơi chúng đi qua
D. VẬN DỤNG.
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng lý thuyết để giải quyết một số bài tập về lớp vỏ khí
b. Tổ chức hoạt động: 
Câu 1: Giả sử có một ngày ở Hà Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 20 độ C, lúc 13 giờ được 24 độ C và lúc 21 giờ được 22 độ C. Hỏi nhiệt độ TB của ngày hôm đó là bao nhiêu? Em hãy nêu cách tính?
Trả lời:
Nhiệt độ TB ngày hôm đó của Hà Nội là 22 độ.
Cụ thể cách tính như sau:
Nhiệt độ TB ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày/ số lần đo.
Lắp vào công thức ta có:
Nhiệt độ TB ngày = (20 +24 +22) : 3 = 22 độ C.
Câu 2: Dựa vào những kiến thức đã biết, hãy tính sư chênh lệch về độ cao giữa hai địa điểm trong hình 48.
Trả lời:
Nhiệt độ chênh lệch giữa hai điểm trong hình 48 là:25 – 19 = 6 độ C 
E. TÌM TÒI MỞ RỘNG:
a Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức một cách sáng tạo để giải quyết những hiện tượng thực tế thường gặp trong đời sống.
b.Tổ chức hoạt động:
Câu 1 :  Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (góc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?
Câu 2: Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m?
Trả lời:
Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m là vì:
Nếu ta đo trực tiếp trên ánh nắng mặt trời thì đó là nhiệt độ mặt trời và không chính xác.
Nếu ta đo ở mặt đất thì đó là nhiệt độ ở mặt đất chứ không phải nhiệt độ không khí.
=>Vì vậy để đảm bao độ chính xác cao, khi đo chúng ta nên đo ở trong bóng râm và cách mặt đất 2m.
-----------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxCHU DE LOP VO KHI_12823405.docx
Giáo án liên quan