Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 41, Bài 15: Cơ sở ăn uống hợp lý (Tiếp theo)

1) Chất đường bột

- Giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm quan sát hình và thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.

+ Cậu bé đang mắc bệnh gì và do nguyên nhân nào gây ra?

+ Làm thế nào để giảm cân?

* Lưu ý phiếu học tập ở phía sau kế hoạch dạy học.

- Giáo viên tổ chức nhận xét

+ Cậu bé mắc bệnh béo phì, do ăn nhiều bánh kẹo và hoa quả có chất đường bột.

+ Để giảm cân, cần giảm chất đường bột, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, đồng thời cần tập thể dục đều đặn.

 

doc18 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 41, Bài 15: Cơ sở ăn uống hợp lý (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 41 - BÀI 15: CƠ SỞ ĂN UỐNG HỢP LÍ (TT)
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
1. Kiến thức:
- Mô tả được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Trình bày được hậu quả của việc thừa và thiếu các chất dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển không bình thường.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học vào bữa ăn của gia đình để phòng trừ một số loại bệnh liên quan đến dinh dưỡng.
- Tiếp tục rèn luyệnkỹ năng làm việc nhóm.
- Rèn luyện kỹ năng diễn giải.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh: biết cách bảo vệ cơ thể bằng cách ăn uống đủ chất dinh dưỡng, rẻ tiền phù hợp với kinh tế gia đình.
4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực tự đánh giá và đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN:
- Kế hoạch dạy học, phiếu học tập, video.
- Tranh ảnh hình 3.11, hình 3.12, hình 3.13a, 3.13b SGK và một số hình ảnh liên quan đến nội dung tiết học.
III. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH – KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1) Truyền cảm hứng bằng bài nhảy: Chicken Dance.
2) Nhận xét về thể trạng của học sinh trong lớp (3 học sinh).
- Học sinh 1: thể trạng mập
- Học sinh 2: thể trạng cân đối.
- Học sinh 3: thể trạng gầy.
-> Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về thể trạng của 3 học sinh trên?
- Học sinh thực hiện việc truyền cảm hứng.
- Học sinh thực hiện theo sự phân công của giáo viên.
Cá nhân: học sinh có thể nhận xét được: thể trạng mập, thể trạng cân đối và thể trạng gầy.
TIẾT 41 - BÀI 15: CƠ SỞ ĂN UỐNG HỢP LÍ (TT)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG: TÌM HIỂU VỀ NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CƠ THỂ
Chất đạm
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh và thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1
+ Nhận xét về thể trạng của cậu bé trong hình?
+ Cậu bé đang mắc bệnh gì và do nguyên nhân nào gây ra?
* Lưu ý phiếu học tập ở phía sau kế hoạch dạy học.
- Giáo viên tổ chức nhận xét phiếu học tập số 1
+ Cậu bé có thể trạng: cơ bắp yếu ớt, chân tay khẳng khiu, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa.
+ Cậu bé mắc bệnh suy dinh dưỡng do thiếu chất đạm.
Thiếu chất đạm trầm trọng cơ thể trẻ em ảnh hưởng như thế nào ?
Giáo viên kết luận
Dấu hiệu nào cho biết cơ thể bị thiếu chất đạm?
Nếu ăn thừa chất đạm sẽ có tác hại như thế nào ?
Giáo viên tổ chức nhận xét và kết luận
*Giáo viên liên hệ:
Nếu cơ thể dư thừa chất đạm dẫn đến huyết áp cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng của xơ vữa động mạch, chẳng hạn như :
 + Đau tim
+ Đột quỵ
+ Bệnh động mạch ngoại biên
+ Bệnh thận,
Giáo viên cho học sinh quan sát 3 hình ảnh sau để học sinh hiểu rõ việc thừa hoặc thiếu chất đạm cũng có hại.
Chất đường bột
Giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm quan sát hình và thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.
+ Cậu bé đang mắc bệnh gì và do nguyên nhân nào gây ra?
+ Làm thế nào để giảm cân?
* Lưu ý phiếu học tập ở phía sau kế hoạch dạy học.
Giáo viên tổ chức nhận xét 
+ Cậu bé mắc bệnh béo phì, do ăn nhiều bánh kẹo và hoa quả có chất đường bột.
+ Để giảm cân, cần giảm chất đường bột, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, đồng thời cần tập thể dục đều đặn.
Nếu ăn quá nhiều chất đường bột sẽ gây ra hậu quả gì cho cơ thể?
Ăn nhiều chất đường có tác hại gì cho hàm răng?
Giáo viên nhận xét và kết luận
Nếu thiếu chất đường bột sẽ gây ra hậu quả gì với cơ thể?
Giáo viên nhận xét và kết luận.
* Lưu ý việc thừa hay thiếu chất đường bột cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
3. Chất béo
Ăn quá nhiều chất béo thì cơ thể có bình thường không? Sẽ bị hiện tượng gì ?
Giáo viên tổ chức nhận xét và kết luận.
Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh để học sinh thấy được hậu quả của việc ăn quá nhiều chất béo.
Nếu ăn thiếu chất béo sẽ có tác hại như thế nào?
Giáo viên tổ chức nhận xét và kết luận.
*Giáo viên : ngoài nhu cầu của 3 chất dinh dưỡng nói trên thì còn có các chất sinh tố, chất khoáng, nước và chất xơ được quan tâm sử dụng trong mọi trường hợp.
- Giới thiệu cho học sinh: 
+ Lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho học sinh mỗi ngày .
+ Tháp dinh dưỡng cân đối.
+ Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm.
* Lưu ý lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho học sinh mỗi ngày, tháp dinh dưỡng và số liệu thống kê ở phía sau kế hoạch dạy học.
- Cá nhân: học sinh quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- Nhóm: cá nhân trình bày kết quả trả lời các câu hỏi trước nhóm. Các thành viên khác nghe, góp ý, bổ sung. Cuối cùng, thống nhất kết quả làm việc của cả nhóm. 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả với giáo viên.
- Bổ sung, chỉnh sửa kết quả nếu còn sai xót.
- Qua phiếu học tập này học sinh có thể trả lời được:
+ Cậu bé gầy còm, ốm yếu,...
+ Mắc bệnh suy dinh dưỡng do thiếu chất đạm.
- Cơ thể phát triển không bình thường, cơ bắp yếu ớt, chân tay khẳng khiu, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa.
- Cá nhân học sinh:
+ Thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ Báo cáo kết quả.
+ Nhận xét và bổ sung.
- Qua câu hỏi này học sinh có thể nêu được: Cơ thể phát triển không bình thường, cơ bắp yếu ớt, chân tay khẳng khiu, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa.
- Học sinh lắng nghe và ghi bài.
- Cá nhân học sinh:
+ Thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ Báo cáo kết quả.
+ Nhận xét và bổ sung.
- Qua câu hỏi này học sinh có thể nêu được:Trẻ chậm lớn, chậm mở mang trí óc, dễ mệt, suy nhược cơ thể, thiếu máu, ăn không ngon, da có quầng thâm ở miệng,.
- Qua câu hỏi này học sinh có thể nêu được: thừa chất đạm có thể gây nên bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch,. . .
- Học sinh lắng nghe và ghi bài.
Học sinh lắng nghe
Học sinh quan sát và hiểu được cần phải cung cấp chất đạm hợp lí. Không để thừa hoặc thiếu chất đạm.
- Cá nhân: học sinh quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
- Nhóm: cá nhân trình bày kết quả trả lời các câu hỏi trước nhóm. Các thành viên khác nghe, góp ý, bổ sung. Cuối cùng, thống nhất kết quả làm việc của cả nhóm. 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả với giáo viên.
- Bổ sung, chỉnh sửa kết quả nếu còn sai xót.
- Qua phiếu học tập này học sinh có thể trả lời được:
+ Bạn trai rất béo, do ăn nhiều bánh kẹo và hoa quả có chất đường bột.
+ Để giảm cân, cần giảm chất đường bột, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, đồng thời cần tập thể dục đều đặn.
- Qua câu hỏi này học sinh có thể nêu được: làm tăng trọng lượng cơ thể và gây béo phì.
Cá nhân: học sinh có thể trả lời được : Ăn nhiều bánh kẹo và đồ ngọt còn bị sâu răng.
Học sinh lắng nghe và ghi bài.
Cá nhân: học sinh có thể trả lời được : Người sẽ mệt mỏi, ốm yếu.
Học sinh lắng nghe và ghi bài.
- Cá nhân học sinh:
+ Thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ Báo cáo kết quả.
+ Nhận xét và bổ sung.
- Qua câu hỏi này học sinh có thể nêu được: cơ thể không bình thường và sẽ bị béo phệ.
Học sinh lắng nghe và ghi bài.
Học sinh quan sát và biết được hậu quả của việc ăn quá nhiều chất béo.
Cá nhân: học sinh có thể trả lời được : Thiếu chất béo sẽ thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu dễ bị mệt, đói.
Học sinh lắng nghe và ghi bài.
Học sinh lắng nghe 
Học sinh quan sát và lắng nghe.
Chất đạm
Thiếu chất đạm trầm trọng: trẻ em bị suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển. Ngoài ra trẻ còn dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn và trí tuệ kém phát triển.
Thừa chất đạm: có thể gây nên bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch,. . .
Chất đường bột
- Thừa chất đường bột: làm cơ thể béo phì, sâu răng.
Thiếu chất đường bộtdễ bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu.
3. Chất béo
- Thừa chất béo làm cơ thể béo phệ, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. 
Thiếu chất béo sẽ thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu, dễ bị mệt, đói.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập một số nội dung sau:
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1:Những dấu hiệu nào sau đây cho biết cơ thể em đang thiếu chất đạm.
a. Dễ bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu. 
b. Thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu, dễ bị mệt, đói.
c. Trẻ em sẽ bị bệnh suy dinh dưỡng, mắc bệnh nhiễm khuẩn và trí tuệ kém phát triển
Đáp án: c
Câu 2: Những dấu hiệu nào sau đây cho biết cơ thể em đang thiếu chất béo.
a. Trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh nhiễm khuẩn và trí tuệ kém phát triển.
b.Thiếu năng lượng và 
vitamin, cơ thể ốm yếu, dễ bị mệt, đói.
c. Dễ bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu. 
Đáp án: b
Cho học sinh xem video
Chế độ cho con ăn uống của người mẹ trong video có hợp lí chưa? Tại sao?
Yều cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3.
*Lưu ý phiếu học tập ở phía sau kế hoạch dạy học.
4) Thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ tư duy.
* Lưu ý sơ đồ tư duy ở phía sau kế hoạch dạy học.
Cá nhân: học sinh chọn đáp án c
Cá nhân: học sinh chọn đáp án b
- Cá nhân: học sinh xem video và có thể trả lời được : chưa hợp lí. Vì dư thừa chất dinh dưỡng.
- Nhóm: cá nhân trình bày trước nhóm kết quả của mình. Các thành viên khác góp ý, bổ sung, thảo luận và thống nhất kết quả .
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả với giáo viên.
- Bổ sung, chỉnh sửa kết quả nếu còn sai xót.
- Cá nhân: học sinh vận dụng những kiến thức đã lĩnh hội được để hoàn thành sơ đồ tư duy.
- Nhóm: cá nhân trình bày trước nhóm kết quả của mình. Các thành viên khác góp ý, bổ sung, thảo luận và thống nhất kết quả .
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Bổ sung, chỉnh sửa kết quả nếu còn sai xót.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
*Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết tình huống sau:
Bé Tôm, em bạn Hoa rất thích ăn xúc xích. Hôm nào đi đón Tôm ở trường mẫu giáo, bà đều mua cho Tôm mấy cái xúc xích nướng bán ở cổng trường. Vì thế, bữa cơm chiều Tôm hầu như chẳng muốn ăn gì nữa. Bà bảo xúc xích đã đủ chất rồi, không ăn gì nữa cũng được. Theo em như vậy có đúng không? Bé Tôm có nên ăn xúc xích trừ bữa hay không? Hãy giải thích vì sao?
- Học sinh về nhà thực hiện, ghi chép đầy đủ kết quả làm bài tập. 
- Học sinh đưa cho cha, mẹ hoặc người thân đọc, góp ý, viết ý kiến nhận xét vào cuối bài tập.
- Đầu giờ học sau chia sẻ, báo cáo kết quả bài tập trước lớp và đánh giá kết quả.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Khuyến khích, động viên học sinh thực hiện hoạt động này bằng cách yêu cầu học sinh tra cứu trên mạng internet để tìm hiểu:
Ngoài nhu cầu của 3 chất dinh dưỡng đã học: chất đạm, chất đường bột, chất béo. Hãy tìm hiểu thêm nhu cầu dinh dưỡng của chất khoáng và các vitamin cho cơ thể. 
- Về nhà học bài Tiết 41 – Bài 15: Cơ sở ăn uống hợp lí (tt).
- Chuẩn bị trước bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm. 
Hoạt động này dành cho những học sinh có nhu cầu mở rộng kiến thức, không bắt buộc tất cả học sinh phải thực hiện. Học sinh thực 
hiện ở gia đình, cộng đồng.
* Rút kinh nghiệm:
.
...........
Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua cácnăm
Cập nhật ngày: 20/12/2016 14:05:04 |Viện dinh dưỡng quốc gia
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Quan sát hình bên và thảo luận nhóm 
hoàn thành hai câu hỏi sau: 
Nhận xét về thể trạng của cậu bé trong hình?
Cậu bé đang mắc bệnh gì và do nguyên nhân nào gây ra?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Quan sát hình bên và thảo luận nhóm 
hoàn thành hai câu hỏi sau: 
1) Cậu bé đang mắc bệnh gì 
và do nguyên nhân nào gây ra?
.......................
2) Làm thế nào để giảm cân?
.............................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Ghép nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp
Cột A
Cột B
Ghép cột A với B
1. Chất đạm
a. Làm cơ thể béo phệ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
2. Chất đường bột
b. Có thể gây nên bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch,... 
3. Chất béo
c. Tăng trọng lượng cơ thể và gây béo phì.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Điền vào dấu ? những từ hoặc cụm từ sao cho phù hợp
SƠ ĐỒ TƯ DUY

File đính kèm:

  • docBai 16 Ve sinh an toan thuc pham_12688016.doc