Giáo án Công nghệ 9 - Tuần 7 - Năm học 2015-2016

Hoạt động 1: Giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần có cho bài.

GV giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần thiết cho bài thực hành

Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình thực hành.

- Cho HS quan sát quy trình trong SGK.

- Hãy cho biết để giâm một cành đúng quy trình kỹ thuật cần theo mấy bước?

- Cho HS quan sát H10.a

- Lưu ý HS thời vụ giâm tốt nhất -MB: Vụ thu và vụ xuân; MN vào đầu mùa mưa)

Tại sao phải cắt bớt phiến lá?

- Cho HS quan sát H10.b và đọc các yêu cầu khi xử lý cành giâm?

- GV làm thao tác cho HS quan sát.

- Cho HS quan sát H10.c và đọc các yêu cầu khi cắm cành giâm?

-Tại sao cần cấm cành giâm hơi chếch so với mặt đất?

- GV làm các thao tác cho HS quan sát.

- Cho HS quan sát H11.d

- Ta có thể làm những công việc gì để chăm sóc cành giâm?.

Hoạt động 3: Thực hành.

- GV làm mẫu từng bước của quy trình thực

- Lưu ý: Trong điều kiện khí hậu nước ta, thường áp dụng phương pháp xử lý nhanh chất kích thích ra rễ ở nồng độ hoá chất cao từ 2000 - 8000ppm -Tùy từng loại cây), với thời gian từ 5 - 10 giây.

- Cho 1 - 2 học sinh nhắc lại quy trình giâm cành.

- Cho các nhóm tiến hành làm thực hành tại khu vực được phân công.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 9 - Tuần 7 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/9/2015
Tuần: 7 Tiết: 7
Bài 4:
 THỰC HÀNH. GIÂM CÀNH 
I./ Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Biết cách giâm cành theo các thao tác kỹ thuật.
2.Kỹ năng:
- Làm được các thao tác của quy trình thực hành.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học, có ý thức tự giác thực hành đảm bảo vệ sinh an toàn TH
II./ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
- Kéo cắt cành.
 - Khay nhựa.
 - Dao nhỏ sắc.
2. Học sinh:
- Đất để giâm cành, cành giâm
III./ Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu ưu nhựơc điểm của phương pháp nhân giống vô tính
 3. Nội dung bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần có cho bài.
GV giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần thiết cho bài thực hành
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình thực hành.
- Cho HS quan sát quy trình trong SGK.
- Hãy cho biết để giâm một cành đúng quy trình kỹ thuật cần theo mấy bước?
- Cho HS quan sát H10.a
- Lưu ý HS thời vụ giâm tốt nhất -MB: Vụ thu và vụ xuân; MN vào đầu mùa mưa)
Tại sao phải cắt bớt phiến lá? 
- Cho HS quan sát H10.b và đọc các yêu cầu khi xử lý cành giâm?
- GV làm thao tác cho HS quan sát.
- Cho HS quan sát H10.c và đọc các yêu cầu khi cắm cành giâm?
-Tại sao cần cấm cành giâm hơi chếch so với mặt đất?
- GV làm các thao tác cho HS quan sát.
- Cho HS quan sát H11.d
- Ta có thể làm những công việc gì để chăm sóc cành giâm?.
Hoạt động 3: Thực hành.
- GV làm mẫu từng bước của quy trình thực 
- Lưu ý: Trong điều kiện khí hậu nước ta, thường áp dụng phương pháp xử lý nhanh chất kích thích ra rễ ở nồng độ hoá chất cao từ 2000 - 8000ppm -Tùy từng loại cây), với thời gian từ 5 - 10 giây.
- Cho 1 - 2 học sinh nhắc lại quy trình giâm cành.
- Cho các nhóm tiến hành làm thực hành tại khu vực được phân công.
- Thường xuyên theo dõi, uốn nắn những sai sót của học sinh trong khi làm thực hành.
- Hướng dẫn thu dọn, vệ sinh khu vực thực hành.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả.
- Giáo viên đưa ra các tiêu chí để các nhóm tự đánh giá kết quả của nhau.
- HS chú ý lắng nghe
- HS quan sát quy trình giâm cành
- Thực hiện theo đúng 4 bước
- HS q/s H10.a
- HS chú ý lắng nghe
-Giảm sự thoát hơi nước
- HS q/s H10.b và đọc thông tin
- HS chú ý quan sát
- HS q/s H10.c và đọc thông tin
-Để cành giâm hứng đc nhiều ánh sáng
- HS chú ý quan sát
- HS q/s H10.d
- HS dựa vào thông tin dể trả lời
-HS quan sát
-HS nhắc lại các bước thực hành
-HS thực hiện
-HS tự đánh giá
.I. Dụng cụ và vật liệu:
- Kéo cắt cành, dao nhỏ sắc.
- Thuốc kích thích ra rễ.
- Khay nhựa.
- Đất bột có trộn cát sạch.
- Cành giâm.
II. Quy trình thực hành:
B1: Cắt cành giâm: 
- Dùng dao sắc cắt vát cành giâm có đường kính 0,5 cm thành từng đoạn 5-7 cm, trên cành giâm có 2-4 lá.
- Bỏ ngọn và cành sát thân cây mẹ, cắt bớt phiến lá.
B2: Xử lý cành giâm.
 Nhúng cành giâm vào thuốc kích thích ra rễ với độ sâu 1-2 cm, trong thời gian 5-10 giây. Sau đó vẩy cho khô.
B3: Cắm cành giâm.
- Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống đất hoặc cát với độ sâu 3-5cm, khoảng cách các càch là 5x5 hoặc 10x10
- Nếu cắm vào bầu thì mỗi bầu cắm 1 cành và xếp bầu cạnh nhau.
B4: Chăm sóc cành giâm.
- Tưới nước thường xuyên dưới dạng sương mù đảm bảo đất, cát đủ độ ẩm.
- Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn.
- Sau 15 ngày nếu thấy rẽ mọc nhiều và hơi chuyển từ màu trắng sang vàng thì chuyển ra vườn ươm hoặc bầu đất.
III. Tiến hành TH:
- HS quan sát thật kĩ thao tác kỹ thuật của GV
- HS chú ý lắng nghe và tự ghi nhớ
- HS nhắc lại quy trình thực hành giâm cành
- Tiến hành làm theo các bước đã được quan sát: 
B1: Cắt cành giâm: 
B2: Xử lý cành giâm.
B3: Cắm cành giâm.
B4: Chăm sóc cành giâm.
IV. Đánh giá kết quả:
Các tiêu chí để đánh giá:
Sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.
Thực hiện quy trình.
Thời gian hoàn thành.
Số lượng cành giâm được.
4. Củng cố:
 GV nhận xét chung về giờ học của cả lớp.
 - Nêu các ưu, nhược điểm của các nhóm, nguyên nhân.
 - Cho điểm các nhóm.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà
 - Về nhà làm lại các bước của quy trình giâm càch.
 - Đọc trước nội dung chuẩn bị dụng cụ vật liệu cho bài 5: Thực hành.Chiết Cành.
IV.Rút kinh nghiệm	
..
Kí duyệt tuần 7, ngày.thángnăm 2015
 Tổ Trưởng

File đính kèm:

  • docTUAN7.CN9.doc
Giáo án liên quan