Giáo án Công nghệ 9 - Lê Quang Ngọc
I / Mục tiêu
- Xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển này
- Lắp đặt được mạch điện đúng qui trình , đảm bảo yêu cầu kĩ thuật .
- Đảm bảo an toàn điện .
II / Chuẩn bị
- Dụng cụ: Kìm điện, kìm tuốt dây, khoan điện, tua vít, bút thử điện, dao nhỏ, thước kẻ, bút chì .
- Vật liệu và thiết bị : Bảng điện , công tắc hai cực , cầu chì , bóng đèn ,đui đèn , dây dẫn , phụ kiện đi dây , băng cách điện , giấy ráp .
III / Tiến trình lên lớp
A / Tổ chức lớp
B / Kiểm tra bài cũ
C / Bài mới
của trường học ? - Hãy mô tả cấu tạo 1 bảng điện nhánh của mạng điện nhà em ? - Kết luận về vai trò , chức năng bảng điện trong mạng điện trong nhà ? - Nhìn sơ đồ nguyên lí ( h 6.2 ) mạch điện bảng điện gồm những phần tử gì ? Chúng được nối với nhau như thế nào ? - Vẽ sơ đồ ? - Mục đích sử dụng , vị trí lắp đặt bảng điện ? - Vị trí cách lắp đặt các p.tử của mạch điện? - Phương pháp lắp đặt dây dẫn , lắp đặt nổi hay chìm ? GV hướng dẫn cho HS lập bảng qui trình lắp đặt bảng điện . - HS làm việc theo nhóm . - Gọi 1 số nhóm lên điền vào bảng qui trình lắp đặt mạch điện . Các nhóm khác bổ sung . GV kết luận . - Sau khi đã lập bảng qui trình. HS làm việc theo nhóm, tiến hành lắp đặt bảng điện theo qui trình. GV lưu ý HS về an toàn lao động. - GV kiểm tra mạch điện của từng nhóm . - GV hướng dẫn HS tự kiểm tra và có thể tiến hành kiểm tra theo sản phẩm đã hoàn thành xem mạch điện làm việc có tốt không đúng yêu cầu kĩ thuật không ? 1/ Tìm hiểu chức năng của bảng điện: - Bảng điện là một phần của mạng điện trong nhà. Trên bảng điện thường lắp những thiết bị đóng ngắt, bảo vệ và lấy điện của mạng điện. - Mạng điện trong nhà thường có 2 loại bảng điện nhánh và bảng điện chính . + Bảng điện chính: Có nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà. Trên bảng điện chính có lắp cầu chì, cầu dao. + Bảng điện nhánh: Có nhiệm vụ cung cấp điện tới đồ dùng điện, trên đó thường lắp công tắc hoặc áptômát ổ cắm điện, hộp số quạt… - Kết luận : Bảng điện trong mạch điện trong nhà dùng để phân phối điều khiển nguồn n.lg điện cho mạng điện và những đồ dùng điện. 2 / Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện . a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí Đặc điểm Công dụng Sơ đồ nguyên lí Chỉ nêu lên mối liên hệ về điện của các phần tử Để tìm hiểu ng.lí làm việc của mạch điện Sơ đồ lắp đặt Biểu thị rõ vị trí lắp đặt của các phần tử Dự trù vật liệu , lắp đặt , sửa chữa mạch điện h. 6.2 - HS thảo luận, GV có thể kết luận: mạch điện gồm: 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển, 1 bóng đèn . - Cầu chì , công tắc được nối tiếp với dụng cụ dùng điện . - Ổ cắm , bóng đèn được mắc song song với nguồn điện . b. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện + Mục đích sử dụng : dùng để phân phối và điều khiển nguồn năng lượng điện cho mạng điện và những đồ dùng điện . + Vị trí lắp đặt mạch điện bảng điện: gồm cửa ra vào hoặc cửa giữa 2 phòng . + Vị trí cách lắp đặt các phần tử của mạch điện: - Bảng điện gồm : 2 cầu chì ở phía trên , thẳng dưới cầu chì là ổ điện và công tắc . - Bóng được lắp giữa phòng (hoặc gần bàn l/v) - Phương pháp lắp đặt dây dẫn lắp đặt nổi . 3/ Lắp đặt bảng điện Lắp bảng điện được tiến hành theo qui trình sau Vạch dấu ® Khoan lỗ bảng điện ® Lắp thiết bị điện vào bảng điện ® Kiểm tra. Các công đoạn Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kĩ thuật Vạch dấu - Bố trí thiết bị trên bảng điện - Vạch dấu các lỗ khoan - Thước mũi vạch hoặc bút chì - Bố trí thiết bị hợp lí - Vạch dấu chính xác Khoan lỗ bảng điện - Chọn mũi khoan cho lỗ luồn và lỗ vít - Khoan - Mũi khoan - Máy khoan - Khoan chính xác lỗ khoan - Lỗ khoan thẳng Đi dây mạch điện - Nỗi dây các thiết bị trên bảng điện - Nối dây ra đèn -Kìm tuốt dây - Kìm tròn, kìm điện, băng dính - Nối dây đúng sơ đồ - Mối nối đúng yêu cầu kĩ thuật Lắp thiết bị điện vào bảng điện - Vít cầu chì c.tắc và ổ cắm vào các vị trí trên bảng điện - Tuốt nơ vít - Kim - Lắp thiết bị đúng vị trí - Các thiết bị đc lắp chắc đẹp Kiểm tra - Lắp đặt t.bị và đi dây đúng sơ đồ mạch điện - Nối nguồn - Vận hành thử mạch điện - Bút thử điện - Mạch điện đúng sơ đồ - Mạch điện làm việc tốt , đúng yêu cầu kĩ thuật. - Khi lắp các thiết bị trên bảng điện , GV phải lưu ý HS : + Vạch dấu bố trí thiết bị trên bảng điện , các lỗ khoan phải chính xác để đảm bảo kĩ thuật , mĩ thuật của bảng điện . + Khi khoan lỗ - Lỗ luồn dây dùng mũi khoan F 5 - Lỗ bắt vít thiết bị dùng mũi khoan F 2 . - Lỗ khoan phải chính xác , không lệch khỏi vị trí vạch dấu + Khi nối dây các thiết bị : - Các đầu nối không được thừa ra dễ gây nguy hiểm . - Nối dây vào đui đèn , phải làm một vòng nút bên trong để tránh sự cố . + Các thiết bị sau khi nối dây phải được vít chặt vào các vị trí được đánh dấu trên bảng điện . + Phải đảm bảo tính chính xác của sơ đồ nguyên lí . - Cầu chì được lắp ở dây pha , trước các thiết bị khác và phụ tải . - Các thiết bị được bố trí sao cho gọn và tiện sử dụng . D / Củng cố - dặn dò - Vẽ sơ đồ nguyên lí , sơ đồ lắp đặt . - Lập bảng dự trù vật liệu theo mẫu bảng . - Lắp thiết bị điện vào bảng điện , đầu dây vào đui đèn . - Lấy dấu đường đi của mạch điện , vị trí bảng điện . - HS chuẩn bị bài học sau . TUẦN 14, 15, 16 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 14+15+16 : Thực hành LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG I / Mục tiêu - Hiểu nguyên lí làm việc của mạch đèn huỳnh quang . - Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạng điện đèn huỳnh quang . - Lắp đặt mạng điện đèn huỳnh quang đúng qui trình và yêu cầu kĩ thuật - Đảm bảo an toàn điện . II / Chuẩn bị - Mỗi nhóm: Bộ đèn huỳnh quang, bảng điện, dây dẫn, 1 công tắc 2 cực, 1 cầu chì, kìm điện, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tuốc nơ vít, khoan điện, bút thử điện. III / Tiến trình lên lớp A / Tổ chức lớp B / Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV cho các nhóm thảo luận : - Mạng điện gồm bao nhiêu p.tử, tên gọi,chức năng của các p.tử đó? - Các phần tử được nối với nhau như thế nào ? - HS vẽ sơ đồ nguyên lí . GV hướng dẫn cho HS cách lập bảng dự trù vật liệu và thiết bị . - Mỗi nhóm HS thảo luận lập dự trù v.liệu, d.cụ, t.bị cho c.việc dựa trên cơ sở của sơ đồ lắp đặt mạng điện - GV chỉ định HS phát biểu và bổ sung bảng dự trù . - HS nghiên cứu quy trình lắp đặt mạch điện trong SGK để tiến hành công việc . - Sau khi HS xác định được các công đoạn của qui trình lắp đặt mạng điện đèn huỳnh quang , GV phân tích nội dụng , yêu cầu kĩ thuật của từng công đoạn để chỉ ra những công đoạn và kĩ năng mới . - Gọi HS lên làm lại . - GV phân tích từng công đoạn của qui trình . - HS làm việc theo nhóm , tiến hành thực hiện từng công đoạn . - GV kiểm tra , hướng dẫn chi tiết cho từng nhóm . - GV hướng dẫn HS tự kiểm tra và kiểm tra chéo các nhóm. 1 / Vẽ sơ đồ lắp đặt a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện đèn ống huỳnh quang . - Mạch điện gồm các phần tử : + Cầu chì: là thiết bị bảo vệ. + Công tắc: dùng đề nối hoặc cắt ng điện với mạch điện + Chấn lưu: tạo sự tăng thế lúc ban đầu để đèn làm việc và giới hạn dòng điện qua đèn khi đèn quá sáng + Tắc te: tự động nối mạch khi U cao ở 2 điện cực và ngắt mạch khi điện áp giảm, mồi đèn sáng lúc ban đầu + Bóng đèn: phát ra ánh sáng . - Các phần tử được nối với nhau: starte nối // với bóng đèn sau đó nối tiếp với chấn lưu, công tắc và cầu chì h. 7.1 b / Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện 2 / Lập bảng dự trù dụng cụ , vật liệu và thiết bị . - Từ sơ đồ lắp đặt, dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị vào bảng sau : TT Tên d.cụ, v.liệu và t.bị Số lg Y/c kĩ thuật 1 2 3 3 / Lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang . - Lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang được tiến hành như sau : Vạch dấu ® Khoan lỗ ® Lắp TBĐ của BĐ ® Nối dây bộ đèn ® Nối dây mạch điện ® Kiểm tra . + Bước 1 . Vạch dấu - Vạch dấu vị trí lắp đặt các thiết bị điện . - Vạch dấu đường đi dây và vị trí lắp đặt bộ đèn ống huỳnh quang . + Bước 2 . Khoan lỗ - Khoan lỗ bắt vít ; - Khoan lỗ luồn dây . + Bước 3 . Lắp thiết bị điện của bảng điện . - Nối dây và các thiết bị đóng ngắt , bảo vệ trên bảng điện . - Lắp đặt các thiết bị điện vào bảng điện . + Bước 4 . Nối dây bộ đèn ống huỳnh quang . - Nối dây dẫn của bộ đèn ống huỳnh quang theo sơ đồ lắp đặt ; - Lắp đặt các phân tử của bộ đèn vào máng đèn . + Bước 5 . Nối dây mạch điện - Đi dây từ bảng điện ra đèn . + Bước 6 . Kiểm tra - Kiểm tra sản phẩm đặt các tiêu chuẩn . . Lắp đặt đúng theo sơ đồ . Chắc chắn ; . Các mối nối an toàn điện , chắc và đẹp ; . Mạch điện đảm bảo thông mạch . - Nối mạch điện vào nguồn điện và cho vận hành thử . 4 / Kiểm tra và vận hành thử mạch điện đèn huỳnh quang . - Kiểm tra theo các tiêu chuẩn sau : + Lắp đặt đúng qui trình . + Mạch điện lắp đặt đúng theo sơ đồ + Các mối nối chặt , chắc gọn , đẹp . + Bố trí các thiết bị hợp lí , đẹp , thuận tiện cho việc vận hành C / Củng cố , dặn dò - GV tổng kết qui trình thực hành . - Đọc trước bài thực hành số 8 . D/ Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. TUẦN 17 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 17: ÔN TẬP I. Mục tiêu : - Ôn tập lại các kiến thức đã học từ đầu năm như khái niềm về nghề điện dân dụng, các loại vật liệu và dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà, - Có kĩ năng cơ bản để có thể thực hành với các thao tác tương đối chuẩn như sử dụng đồng hồ đo điện, nối dây dẫn điện, lắp mạch điện bảng điện, lắp mạch điện đèn huỳnh quang II. Chuẩn bị: GV : chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và đồ dùng phục vụ cho việc kiểm tra như dây dẫn, kìm, khoan, các bóng đèn, công tắc, phôi bảng điện, các loại đồng hồ đo điện, băng cách điện, …. HS : học ôn lại các kiến thức đã học và tự ôn lại các thao tác thực hành đã được học qua các tiết lên lớp III. Tiến trình dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Vai trò nhiệm vụ của nghề điện dân dụng Hãy nêu vai trò nhiệm vụ của nghề điện dân dụng đối với đời sống của con người Hs phát biểu nêu vai trò của nghề điện dân dụng theo yêu cầu của giáo viên 1. Vai trò nhiệm vụ của nghề điện dân dụng Hoạt động 2. Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện Thế nào là vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện. Khi sử dụng các vật liệu này cần phải có những lưu ý gì ? Vật liệu dẫn điện là vật liệu có thể cho dòng điện đi qua Vật liệu cách điện là vật liệu ngăn cách phần không mang điện với phần mang điện hoặc giữa các phần mang điện với nhau 1. Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện Hoạt động 3. Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện Hãy nêu tên và tác dụng của một số dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện . Nêu công dụng của các loại đồng hồ sau : ampe kế, vôn kế, công tơ, oát kế, ôm kế, đồng hồ vạn năng,… Học sinh trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên 3. Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện Hoạt động 4. thực hành theo nhóm Đưa ra đầy đủ các đồ dụng và dụng cụ cần thiết và yêu cầu hs thực hành theo nhóm các bài thực hành đã học như sử dụng đồng hồ đo điện, nối dây dẫn điện, lắp mạch điện bảng điện, lắp mạch điện đèn huỳnh quang. Hs tập trung theo nhóm thực hành theo các nội dung mà giáo viên giao cho để rèn luyện lại kĩ năng thực hành và hoàn thiện các thao tác thực hành cần thiết, .. 4. Thực hành theo nhóm theo các chủ đề. Hoạt động 5. Báo cáo kết quả thực hành Giáo viên yêu cầu hs ngừng công việc thực hành và nộp sản phẩm cho giáo viên Hs ngừng thực hành nộp sản phẩm thực hành của nhóm mình cho giáo viên 5. Báo cáo kết quả thực hành Yêu cầu hs thu dọn phòng học , lưu ý đảm bảo an toàn và vệ sinh khi thu dọn Hs thu dọn phòng thực hành an toàn và vệ sinh Hoạt động 6. Nhận xét và giao công việc về nhà Nhận xét chung tiết học về tinh thần học tập và ý thức của hs khi tham gia tiết học và thái độ thực hành Yêu cầu học sinh về nhà tự ôn tập lại chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra thực hành, … Học sinh nghe giáo viên nhận xét tiết học và rút kinh nghiệm cho những lần thực hành sau TUẦN 18 Ngày soạn: Ngày KT: Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu: 1. Kiến thức Kiểm tra các kiến thức đã học ở học kỳ 1, qua đó có kế hoạch bôì dưỡng học sinh yếu, kém và khá, giỏi. 2. Kỹ năng Rèn tích cận thận kiên trì, chính xác, biết cách phân tích và đánh giá khi làm bài kiểm tra 3. Thái độ Rèn tích nghiêm túc khi làm bài kiểm tra có ý thức say mê và ham thích môn học. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên : Đề bài và đáp án bài kiểm tra. 2. Học sinh : Giấy kiểm tra và ôn tập lại các kiến thức đã học từ đầu năm cho đến nay. III. Kiểm tra: A. Đề bài: *. Phần trắc nghiệm: 3 điểm Câu 1: Hãy gạch chéo vào những ô trống để chỉ ra những vật liệu cách điện của mạng điện trong nhà? Puli sứ Vỏ đui đèn ống luồn dây dẫn Thiếc Vỏ cầu chì Mica Câu 2: Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để được câu trả lời đúng. Nội dung các bước của qui trình nối dây dẫn điện là : A B Bước 1 A. Làm sạch lõi Bước 2 B. Hàn mối nối Bước 3 C. Bóc vỏ cách điện Bước 4 D. Nối dây Bước 5 E. Kiểm tra mối nối Bước 6 F. Cách điện mối nối * Phần tự luận : 7 điểm Câu 1: Em hãy vẽ sơ đồ qui trình lắp đặt mạch điện bảng điện? Câu 2: So sánh sự giống và khác nhau của dây cáp điện và dây dẫn điện? Câu 3: thực hành lắp đặt mạch điện bảng điện ? B. Đáp án – Biểu điểm * Phần trắc nghiệm: 3 điểm Câu 1: (1,5 điểm) – Làm đúng mỗi ý được 0,25 điểm Puli sứ X Vỏ đui đèn X ống luồn dây dẫn X Thiếc Vỏ cầu chì X Mica X Câu 2: (1,5 điểm) – Nối đúng mỗi nội dung được 0,25 điểm A B Bước 1 A. Làm sạch lõi Bước 2 B. Hàn mối nối Bước 3 C. Bóc vỏ cách điện Bước 4 D. Nối dây Bước 5 E. Kiểm tra mối nối Bước 6 F. Cách điện mối nối * Phần tự luận : 7 điểm Câu 1: (2,5 điểm) – Vẽ được mỗi qui trình được 0,5 điểm Qui trình lắp đặt mạch điện bảng điện. Kiểm tra Nối dây TBĐ của BĐ Khoan lỗ BĐ Lắp TBĐ vào BĐ Vạch dấu Câu 2: (2 điểm) So sánh sự giống và khác nhau của dây cáp điện và dây dẫn điện. - Giống nhau: Cấu tạo đều có: + Lõi bằng đồng hoặc nhôm + Phần cách điện + Vỏ bảo vệ - Khác nhau: Cáp điện bao gồm nhiều dây dẫn điện Câu 3: (2 điểm) Học sinh thực hành và nộp kết quả thực hành cho giáo viên chấm lấy chấm điểm III. Hướng dẫn học bài ở nhà: Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu cho bài 7 – SGK – 34. TUẦN 20,21,22 Ngày soạn: 26/12/2013 Ngày dạy: 3,10,17/1/2014 Tiết 19, 20, 21 : Thực hành : LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC HAI CỰC ĐIỀU KHIỂN HAI ĐÈN I / Mục tiêu - Xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển này - Lắp đặt được mạch điện đúng qui trình , đảm bảo yêu cầu kĩ thuật . - Đảm bảo an toàn điện . II / Chuẩn bị - Dụng cụ: Kìm điện, kìm tuốt dây, khoan điện, tua vít, bút thử điện, dao nhỏ, thước kẻ, bút chì . - Vật liệu và thiết bị : Bảng điện , công tắc hai cực , cầu chì , bóng đèn ,đui đèn , dây dẫn , phụ kiện đi dây , băng cách điện , giấy ráp . III / Tiến trình lên lớp A / Tổ chức lớp B / Kiểm tra bài cũ C / Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - Hai bóng đèn mắc với nhau như thế nào? - Cầu chì , công tắc mắc vào dây pha hay dây trung hòa ? - Phương án lắp đặtcác thiết bị đóng ngắt , bảo vệ và phương án đi dây . - HS vẽ sơ đồ nguyên lí . - GV hướng dẫn HS điền vào bảng dự trù , yêu cầu HS phải ghi số liệu kĩ thuật của các dụng cụ , thiết bị vào bảng . - GV phân tích từng công đoạn của qui trình . - GV lưu ý HS cách buộc dây trong đui đèn . - GV cho HS tiến hành theo nhóm . 1 / Vẽ sơ đồ lắp đặt a/ Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện . - Hai bóng đèn được mắc song song với nhau - Cầu chì và công tắc luôn mắc vào dây . - Các thiết bị đóng cắt và bảo vệ được lắp trên bảng điện sao cho đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật , an toàn điện dễ dàng kiểm tra và sửa chữa các thiết bị đó . Các dây dẫn được nối với các thiết bị và đi ra sau bảng điện , sau đó được nối với nhau theo sơ đồ ng.lí, 2 dây nối nguồn được đấu sau cùng, các mối nối phải đc bọc cách điện h.8.1 b/ Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện 2/ Lập bảng dự trù dụng cụ,vật liệu và thiết bị - Từ sơ đồ lắp đặt, dự trù dụng cụ , vật liệu và thiết bị vào bảng sau : TT Tên d.cụ, v.liệu và t.bị Số lượng Y/c kĩ thuật 1 2 3 3 / Lắp đặt mạch điện - Qui trình lắp đặt mạch điện được tiến hành như sau : Vạch dấu ® Khoan lỗ ® Lắp TBĐ của BĐ ® Nối dây mạch điện ® Kiểm tra . + Bước 1 . Vạch dấu - Vạch dấu vị trí lắp đặt các thiết bị điện ; - Vạch dấu đường đi dây và vị trí lắp đặt đèn . + Bước 2 . Khoan lỗ - Khoan lỗ bắt vít ; - Khoan lỗ luồn dây . + Bước 3 . Lắp thiết bị điện của bảng điện - Nối dây các thiết bị đóng cắt , bảo vệ trên bảng điện ; - Lắp đặt các thiết bị điện vào bảng điện . + Bước 4 . Nối dây mạch điện - Lắp đặt dây dẫn từ bảng điện ra đèn - Nối dây vào đui đèn . Khi nối dây vào đui đèn , buộc một nút trong đui đèn để đảm bảo an toàn khi sử dụng . + Bước 5 . Kiểm tra - Kiểm tra sản phẩm đạt các tiêu chuẩn . + Lắp đặt đúng theo sơ đồ ; + Các mối nối đảm bảo an toàn điện , chắc và đẹp ; + Mạch điện đảm bảo thông mạch . - Nối mạch điện vào nguồn điện và cho vận hành thử . D/ Củng cố và dặn dò : - Tổng kết các kiến thức cơ bản - Kiểm tra lại mạch điện , đưa nguồn điện vào cho mạch hoạt động - Xem lại bài cũ . - Đọc trước bài thực hành tiếp theo . E/ Rút kinh nghiệm: …………..………………………………………… .................................................................... …………..………………………………………….................................................................... …………..………………………………………… .................................................................... TUẦN 23,24,25 Ngày soạn: 16/1/2014 Ngày dạy: 24/1 Tiết 22+23+ 24: Thực hành: LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN I / Mục tiêu - Hiểu được nguyên lí làm việc của mạch điện dùng hai công tác ba cực điều khiển một đèn . - Vẽ được sơ đồ lắp đặt của mạch điện đèn cầu thang . - Lắp được mạch điện đèn cầu thang . - Đảm bảo an toàn điện . II / Chuẩn bị - Dụng cụ : kìm điện ,kìm tuốt dây , dao nhỏ , tua vít , khoan điện . - Vật liệu và thiết bị : Dây dẫn điện , bóng đèn , đui đèn , công tắc ba cực , cầu chì , bảng điện , băng cách điện , giấy ráp . III / Tiến trình lên lớp A / Tổ chức lớp B / Kiểm tra bài cũ C / Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - HS làm việc theo nhóm : Quan sát và so sánh sự khác nhau của 2 sơ đồ nguyên lí mạch điện đèn cầu thang . - GV cho các nhóm tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện , chọn sơ đồ kiểu 1 để thực hành - Hai công tắc được mắc với nhau như thế nào ? - Hai công tắc được mắc với nguồn như thế nào ? Hãy nêu mối liên hệ của đèn với 2 công tắc ? - Em hãy nêu phương án lắp đặt các thiết bị đóng ngắt , bảo vệ và phương án đi dây ? - HS vẽ sơ đồ nguyên lí . - HS tự vẽ sơ đồ vào vở - GV cho HS ghi các số liệu kĩ thuật các dụng cụ , vật liệu và thiết bị vào bảng . - GV cho các nhóm HS lắp đặt mạch điện theo quy trình. - GV hướng dẫn HS tự k.tra mạch điện khi chưa nối nguồn theo các tiêu chuẩn : + Mạch điện lắp đặt đúng sơ đồ lắp đặt + Các mối nối chặt , chắc , gọn , đẹp + Bố trí các t.bị hợp lí,đẹp, dễ vận hành . - GV đánh giá chấm điểm từng nhóm 1 / Vẽ sơ đồ lắp đặt a/ Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện - Hai công tắc được mắc với nhau như sau : 2 cực tĩnh của công tắc 1 được nối với 2 cực tĩnh của công tắc 2 ; cực động của công tắc 2 nối với cầu chì trở về dây pha ; cực động của công tắc 1 còn lại nối với đèn trở về dây trung tính . - Hai công tắc được mắc song song với nguồn . - Hai công tắc được liên hệ trực tiếp với đèn . - Có thể có nhiều phương án xây dựng sơ đồ lắp đặt nhưng phải chọn phương án bảo đảm các yêu cầu về an toàn điện và độ bền cơ học . Chọn phương án lắp đặt kiểu 1 . h. 9.2 b/ Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện 2 / Lập bảng dự trù d.cụ, vật liệu và thiết bị: - Bảng dự trù TT Tên d.cụ, v.liệu và t.bị Số lg Y/c kĩ thuật 1 2 3 4 5 3 / Lắp đặt mạch điện 4 / Kiểm tra và vận hành thử mạch điện - Khi lắp mạch điện HS cần lưu ý : + Cầu chì mắc ở dây pha + Các mối nối phải được bọc cách điện + Kiểm tra cực chung của công tắc 3 cực bằng đồng hồ đo hoặc đèn thử . + Khi đóng điện và điều khiển công tắc mà đèn không hoạt động theo sơ đồ , ta tiến hành kiểm tra . . Đèn có bị đứt tóc hay không . Đường dây có điện hay không . K.tra lại tiếp xúc các cực công tắc,cầu chì, đui đèn D / Củng cố và dặn dò - GV tổng kết các kiến thức cơ bản của bài học . Để lắp mạch điện cầu thang thật tốt HS cần tiến hành đủ các bước . - Xem lại bài cũ. Chuẩn bị bài tiếp theo E/ Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- GA Cong nghe 9.doc