Giáo án Công nghệ 9 bài 7: Thực hành lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang

- Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý theo hướng dẫn.

-Mạch điện gồm:Cầu chì là thiết bị bảo vệ đối với hiện tượng đoản mạch.

Công tắc:dùng để nối hoặc ngắt nguồn điện với mạch điện.

Chấn lưu :tạo sự tăng thế lúc ban đầu để đèn làm việc và giới hạn dòng điện qua đèn khi đèn quá sáng.

Tắc te:tự động nối mạch khi điện áp cao ở hai điện cực và ngắt mạch điện khi điện áp giảm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2777 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 9 bài 7: Thực hành lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20	 Ngày soạn: 06/01/2015
 Tiết : 19	 Ngày dạy :08/01/2015
Bài 7	: THỰC HÀNH
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu nguyên lý làm việc của mạch điện đèn ống huỳnh quang.
 - Vẽ được sơ đồ nguyên lý,sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang.
2. Kĩ năng: - Lắp đặt đúng mạch điện ống huỳnh quang đúng kĩ thuật.
3. Thái độ: - Đảm bảo an toàn.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Bộ đèn ống huỳnh quang, công tắc hai cực, cầu chì, dụng cụ lắp ráp mạch điện.
2. HS: - Báo cáo thực hành.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp .
9A1. 9A2. 9A3
 9A4. 9A5
2. Kiểm tra bài cũ: - Lồng ghép mới.
3. Đặt vấn đề: – Ở gia đình chúng ta thường sử dụng các bóng đèn huỳnh quang dài.Vậy bóng đèn đó được mắc như thế nào với nguồn điện và các thiết bị khác.Để biết được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết thực hành hôm nay.
4. Tiến trình:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung thực hành:
- Nêu mục tiêu bài thực hành.
- Nhận dụng cụ.
- HS tìm hiểu mục tiêu bài thực hành.
- Phân chia dụng cụ cho từng nhóm HS.
Hoạt động 2: Xây dựng sơ đồ lắp ráp từ sơ đồ nguyên lý:
- Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý theo hướng dẫn.
-Mạch điện gồm:Cầu chì là thiết bị bảo vệ đối với hiện tượng đoản mạch.
Công tắc:dùng để nối hoặc ngắt nguồn điện với mạch điện.
Chấn lưu :tạo sự tăng thế lúc ban đầu để đèn làm việc và giới hạn dòng điện qua đèn khi đèn quá sáng.
Tắc te:tự động nối mạch khi điện áp cao ở hai điện cực và ngắt mạch điện khi điện áp giảm.
Bóng đèn là nơi phát ra ánh sáng.
HS trả lời:Tắc te được nối song song với bóng đèn sau đó nối tiếp với chấn lưu công tắc và cầu chì.
- Tiến hành xây dựng sơ đồ lắp ráp theo hướng dẫn 
- Cho HS tìm hiểu sơ đồ nguyên lý:
+ Mạch gồm những phần tử nào, chức năng của từng phần tử?
+ Các phần tử được nối với nhau như thế nào?
- Tiến hành xây dựng sơ đồ lắp ráp.
+ Vẽ dây nguồn.
+ Xác định vị trí của bản điện, đèn ống
+ Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện, vẽ đường dây nối theo sơ đồ nguyên lý
Hoạt động 3: Lập bảng dự trù vật liệu:
- Lập bảng dự trù vật liệu
Tên thiết bị, dụng cụ :
Kềm : 1 cái – còn tốt
Tuavít:1 cái– còn tốt
Công tắc hai cực:1 cái– còn tốt
Cầu chì:1 cái– còn tốt
Bóng neon :1 cái– còn tốt
Dây dẫn:20m – không bị hở
Vít:10 cái– còn tốt
Bộ đèn ống:1bộ– còn tốt
Băng dính :1cuộn– còn tốt
Giấy ráp :1tờ– còn tốt
- Hướng dẫn HS lập bảng dự trù vật liệu?
Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn về nhà:
- Để lắp được mạch đèn huỳnh quang gồm có những thiết bị điện nào?
-Các thiết bị đó được mắc như thế nào trong mạch điện?
*Hướng dẫn về nhà:
-Học bài xem lại sơ đồ lắp ráp và sơ đồ nguyên lý.
-Chuẩn bị dụng cụ để tiết sau thực hành.
5. Ghi bảng:
1.Sơ đồ nguyên lý:
2.Sơ đồ lắp ráp:
3.Bảng dự trù vật liệu:
STT
Tên thiết bị, dụng cụ
Số lượng (cái)
Yêu cầu kĩ thuật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Kìm
Tuavít
Công tắc hai cực
Cầu chì
Bóng đèn
Dây dẫn
Vít
Bộ đèn ống
Băng dính
Giấy ráp
1
1
1
1
1
2m
10
1bộ
1cuộn
1tờ
Còn tốt
nt
nt
nt
nt
không hở vỏ cách điện
còn tốt
nt
nt
nt
IV. Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docTUAN_20_20150727_110054.doc