Giáo án Công nghệ 8 Tiết 24 bài 26: Mối ghép tháo được

- Mối bằng ghép then: Dùng để ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích,. để truyền chuyển động quay.

- Mối ghép bằng chốt: Dùng để hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc để truyền lực theo phương đó.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4168 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 Tiết 24 bài 26: Mối ghép tháo được, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ngày/tháng/năm 
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
TIẾT: 24
BÀI 26: MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC
 	I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức 
	- HS biết được cấu tạo và đặc điểm của một số mối ghép tháo được thường gặp.
	- Biết được ứng dụng của các mối ghép tháo được trong đời sống và kĩ thuật.
 	2. Kỹ năng 
	- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, so sánh, phân tích, tổng hợp.
 	3. Thái độ 
	- Ham thích tìm hiểu về quy trình gia công cơ khí.
	- Có tác phong làm việc khoa học, đúng quy trình, bảo đảm an toàn.
 	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	1. Chuẩn bị của giáo viên 
 	- SGK, giáo án, một số mẫu vật: Bu lông, đai ốc, vòng đệm, đinh vít, vít cấy 
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
	- SGK, vở ghi.
 	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 	1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)
 	2. Kiểm tra bài cũ 
	Câu hỏi:
	Mối ghép cố định là gì? Gồm mấy loại? Nêu đặc điểm của từng loại?
	Đáp án:
	- Mối ghép cố định: Là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
	- Mối ghép cố định gồm hai loại:
	 + Mối ghép tháo được: Có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn.
 	+ Mối ghép không tháo được: Muồn tháo rời các chi tiết ta phải phá hỏng một thành phần nào đó của chi tiết.
 	3. Bài mới
 	* Vào bài 
	Mối ghép tháo được gồm: Mối ghép bằng ren, bằng then và chốt. Đó là những mối ghép được sử dụng rộng rãi và tháo lắp dễ dàng. Để hiểu rõ cấu tạo, công dụng của các loại mối ghép đó chúng ta cùng nghiên cứu trong bài học này.
 	Hoạt động 1: Tìm hiểu mối ghép bằng ren
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Em hãy quan sát bút bi, trục và bàn đạp, nhớ lại kiến thức và cho biết thế nào là mối ghép tháo được?
- GV: Yêu cầu HS quan sát các mối ghép hình 26.1 SGK và vật mẫu, tìm hiểu thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi.
? Mối ghép bằng ren có mấy loại?
? Nêu cấu tạo và trình tự tháo lắp các chi tiết của từng mối ghép?
- GV: Gọi đại diện nhóm trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét, lưu ý HS: Vít và đai ốc được hiểu theo nghĩa rộng. Ví dụ: Cổ lọ mực là vít, nắp lọ mực là đai ốc.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin và trả lời câu hỏi.
? Ba mối ghép trên có điểm gì giống nhau và khác nhau ?
? Có tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép được ko?
-Để hãm cho đai ốc khỏi bị lỏng ta có biện pháp gì ?
- GV: Nhận xét và bổ sung thông tin về mối ghép bulông, mối ghép vít cấy, mối ghép đinh vít.
=> GV kết luận:
- Mối ghép bằng ren gồm: Mối ghép bulông, mối ghép vít cấy, mối ghép đinh vít. Có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin và trả lời câu hỏi.
? Mối ghép bằng ren có đặc điểm gì?
? Nêu ứng dụng của từng loại mối ghép?
? Các mối ghép bằng ren có ưu và nhược điểm gì?
? Hãy kể tên một số đồ vật có mối ghép bằng ren mà em biết?
- GV: Nhận xét và bổ sung 
=> GV kết luận:
- Đặc điểm: Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, được dùng rộng rãi.
- Ứng dụng của từng loại mối ghép:
+ Mối ghép bulông: Dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp.
+ Mối ghép vít cấy: Dùng với những chi tiết có chiều dày lớn.
+ Mối ghép đinh vít: Dùng với những chi tiết chịu lực nhỏ.
1. Mối ghép bằng ren.
a. Cấu tạo của mối ghép.
- Mối ghép tháo được: Là mối ghép có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn. 
- Quan sát hình vẽ, mẫu vật tìm hiểu thông tin, thảo luận nhóm và trả lời.
- Mối ghép bulông, mối ghép vít cấy, mối ghép đinh vít.
- Mối ghép bu lông gồm: Đai ốc, vòng điệm, chi tiết ghép và bu lông.
- Mối ghép vít cấy gồm: Đai ốc, vòng điệm, chi tiết ghép và vít cấy.
- Mối ghép đinh vít gồm: Chi tiết ghép và đinh vít.
- Đại diện nhóm trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Tìm hiểu thông tin và trả lời.
+Giống : bulông, đinh vít, vít cấy đều có ren.
+Khác : trong mối ghép vít cấy và đinh vít có lỗ ren ở chi tiết ghép, đầu đinh vít có xẻ rãnh.
- Có
-Ta dùng vòng đệm, dùng đai ốc công vặn thêm đai ốc phụ sau đai ốc chính, dùng chốt chẻ cài ngang qua đai ốc. 
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
b. Đặc điểm và ứng dụng
- Tìm hiểu thông tin và trả lời.
- Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, được dùng rộng rãi.
- Mối ghép bulông: Dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp.
- Mối ghép vít cấy: Dùng với những chi tiết có chiều dày lớn.
- Mối ghép đinh vít: Dùng với những chi tiết chịu lực nhỏ.
- Ưu: Cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, dễ sử dụng, dùng rộng rãi.
- Nhược: Khi bị chấn động mạnh,rung,... mối ghép hay bị long đai ốc gây nên sự cố nguy hiểm,
+ Mối ghép bulông giữa cái đèo hàng với khung xe đạp
+ Mối ghép vít cấy giữa thân máy với các bộ phận của máy, mối ghép đinh vít giữa vỏ máy với thân máy. 
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
 	Hoạt động 2: Tìm hiểu mối ghép bằng then và chố
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 26.2 SGK, tìm hiểu thông tin và trả lời câu hỏi.
? Mối ghép bằng then gồm những bộ phận nào?
? Hãy nêu cấu tạo của mối ghép bằng chốt?
? Then, chốt có hình dạng gì?
? Cách lắp then và chốt khác nhau như thế nào?
- GV: Yêu cầu HS làm bài tập điền từ trang 91/SGK để hoàn thành phần cấu tạo.
- GV: Nhận xét và bổ sung 
=> GV kết luận:
- Cấu tạo của mối ghép:
+ Mối ghép bằng then: Then được đặt trong rãnh của hai chi tiết ghép.
+ Mối ghép bằng chốt: Chốt được đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết ghép.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin và trả lời câu hỏi.
? Em hãy nêu ưu điểm của mối ghép bằng then và chốt?
? Mối ghép bằng then và chốt có nhược điểm gì ?
? Mối ghép bằng then được ứng dụng ở đâu ?
? Mối ghép bằng chốt dùng để làm gì ? 
- GV lấy ví dụ: chốt dùng để liên kết và truyền lực giữa pittông và thanh truyền
? Hãy kể tên một số thiết bị hoặc máy móc có sử dụng mối ghép bằng then và chốt?
- GV: Nhận xét và bổ sung:
+ Sử dụng các loại mối ghép trong cơ khí để tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng chế tạo ra các chi tiết góp phần tiết kiệm năng lượng. 
+ Lựa chọn các mối ghép phù hợp với yêu cầu sử dụng, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật tiết kiệm được năng lượng sử dụng trong chế tạo và sản xuất.
=> GV kết luận:
- Đặc điểm: Có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng khả năng chịu lực kém.
- Ứng dụng:
+ Mối bằng ghép then: Dùng để ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích,.. để truyền chuyển động quay.
+ Mối ghép bằng chốt: Dùng để hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc để truyền lực theo phương đó.
2. Mối ghép bằng then và chốt.
a. Cấu tạo của mối ghép.
- Quan sát, tìm hiểu thông tin và trả lời.
- Gồm : trục, bánh đai, then.
- Gồm : đùi xe, trục giữa, chốt trụ.
- HS trả lời.
+Then: Được đặt trong rãnh của hai chi tiết ghép.
+Chốt: Được đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết ghép.
- Hoàn thành bài tập.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
b. Đặc điểm và ứng dụng
- Tìm hiểu thông tin và trả lời.
- Có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế.
- Có khả năng chịu lực kém.
- Mối bằng ghép then: Dùng để ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích,.. để truyền chuyển động quay.
- Mối ghép bằng chốt: Dùng để hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc để truyền lực theo phương đó.
- Lắng nghe.
- Mối ghép bằng chốt ở đùi xe đạp với trục giữa.
- Mối ghép bằng then ở giữa bánh đai và trục để tránh chuyển động trượt khi bánh đai quay.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
	4. Củng cố
	- GV: Hãy nêu cấu tạo của mối ghép bằng then, mối ghép bằng chốt?
	- HS trả lời:
	+ Mối ghép bằng then: Then được đặt trong rãnh của hai chi tiết ghép.
	+ Mối ghép bằng chốt: Chốt được đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết ghép.
	- GV: Nêu ứng dụng của từng loại mối ghép bằng ren? 
	- HS trả lời:
	+ Mối ghép bulông: Dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp.
	+ Mối ghép vít cấy: Dùng với những chi tiết có chiều dày lớn.
	+ Mối ghép đinh vít: Dùng với những chi tiết chịu lực nhỏ.
 	5. Dặn dò
	- Học bài cũ.
	- Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docTIẾT 24 BÀI 26 MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC.doc