Giáo án Công nghệ 8 bài 48: Sử dụng hợp lý điện năng

• Thông tin bổ sung:

 - Nước ta xây dựng nhiều nhà máy điện, song nhu cầu điện năng cho công nghiệp ,nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, thương mại, dịch vụ tăng nhiều, vì thế nước ta vẫn còn thiếu điện. Đến năm 2010 điện nhập khẩu chiếm 6%, năm 2020 điện nhập khẩu chiếm 10 - 11,5% .

 - Tỉ lệ phần trăm tiêu thụ điện năng của các ngành sản xuất và đời sống của nước ta: Công nghiệp: 44,4%; Nông nghiệp 14,6%, Giao thông vận tải: 0,8%; Sinh hoạt: 32,1%; Thương mại dịch vụ: 8,1%.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 7169 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 bài 48: Sử dụng hợp lý điện năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 42
BÀI 48: SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐIỆN NĂNG
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: 
+ Biết được khái niệm giờ cao điểm tiêu thụ điện.
+ Biết được các biện pháp sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng.
- Kỹ năng: Biết sử dụng điện năng một cách hợp lí và tiết kiệm.
- Thái độ: Có ý thức tiết kiệm điện năng.
II. CHUẨN BỊ :
+ Đối với giáo viên:
Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan
Hình ảnh về sử dụng lãng phí, tiết kiệm điện, tác động của các nhà máy điện đến môi trường.
Bảng phụ
+ Đối với học sinh:
Nghiên cứu bài.
Tìm hiểu thực tế sử dụng điện năng tại gia đình, địa phương
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2 . Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo, cách sử dụng của máy biến áp một pha?
3. Bài mới: Cho HS xem Clip: SOS lãng phí điện.
Điện năng - Nguồn tài nguyên vô giá của đất nước đang bị sử dụng một cách lãng phí. Ngành điện đã và đang tiến hành nhiều giải pháp để đối phó với tình trạng trên, trong đó việc sử dụng điện một cách hợp lý và tiết kiệm là một biện pháp rất quan trọng. Vậy làm thế nào để sử dụng điện một cách hợp lý và tiết kiệm? Ở bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
Thảo luận nhóm và hãy cho biết:
+) Thời điểm nào dùng điện năng nhiều nhất?
+) Thời điểm nào dùng ít điện?
+) Thời điểm dùng điện năng nhiều nhất gọi là gì?
+) Vậy giờ cao điểm vào khoảng thời gian nào? mấy giờ?
+) Hãy giải thích tại sao khoảng thời gian trên là giờ cao điểm?
HS: Thảo luận nhóm – Đại diện nhóm trả lời.
GV: Tổng kết khái quát từ câu trả lời của các nhóm HS.
? Các đặc điểm của giờ cao điểm tiêu thụ điện năng mà em thấy ở gia đình là gì? Hoàn thành bảng sau:
- GV đặt câu hỏi cho HS hoạt động cá nhân.
? Làm thế nào để sử dụng điện năng hợp lí?
Em hãy lấy ví dụ minh hoạ?
GV: Tại sao phải giảm tiêu thụ điện năng ở giờ cao điểm? Phải thực hiện bằng biện pháp gì?
GV: Giờ cao điểm điện áp của mạng điện giảm xuống ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của các thiết bị dùng điện.
GV: Tại sao phải dùng đồ dùng điện có hiệu suất cao?
Tích hợp theo chủ đề
- Các bóng đèn sợi đốt thông thường có hiệu suất phát sáng rất thấp dưới 10% công suất; đèn huỳnh quang có hiệu suất cao hơn. Để tiết kiệm điện, cần nâng cao hiệu suất phát sáng của các bóng đèn điện.
- Biện pháp: Thay các bóng đèn thông thường bằng các bóng đèn tiết kiệm năng lượng.
GV: Hãy phân tích các việc làm dưới đây và ghi chữ lãng phí điện năng (LP), hoặc tiết kiệm điện năng (TK) vào ô vuông.
(GV ghi vào bảng phụ)
Gv: Nhấn mạnh các việc tiết kiệm HS phải làm.
Cho HS thảo luận nhóm:
-Vì sao chúng ta phải sử dụng tiết kiệm điện năng?
HS: Thảo luận nhóm – Đại diện nhóm trả lời.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: Tổng kết khái quát từ câu trả lời của các nhóm HS.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
- Yêu cầu học sinh tìm thêm những lợi ích khác của việc tiết kiệm điện năng thông qua thảo luận và đánh giá những tác động của các nhà máy sản xuất điện đối với môi trường sinh thái, thông qua một số hình ảnh minh họa và những thông tin do giáo viên cung cấp:
+ Hiện nay, ở Việt Nam nguồn điện năng chủ yếu được sản xuất từ các nhà máy điện nào?
+ Những ảnh hưởng tiêu cực của các nhà máy sản xuất điện năng đó đối với môi trường sinh thái?
- Liên hệ thực tế về tình hình thiếu thốn điện năng trong những năm gần đây.
- Vậy các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng là gì?
- Căn cứ để đưa ra biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng?
? Một bạn quên không tắt điện khi rời khỏi nhà. Em hãy nghĩ cách giúp bạn này để tránh lãng phí điện và đảm bảo an toàn điện?
Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm – hiệu quả
Để tiết kiệm điện chúng ta cần phải làm gì?
Ở nhà, ở trường em đã sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện chưa? Để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện em cần làm gì?
GV: Nhấn mạnh các việc tiết kiệm HS phải làm và lợi ích của việc tiết kiệm điện năng.
I. Nhu cầu tiêu thụ điện năng:
1. Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng.
- Giờ cao điểm từ 18 đến 22 giờ.
Khoảng thời gian trên tiêu thụ điện năng nhiều nhất trong ngày, gọi là giờ cao điểm
2.Những đặc điểm của giờ cao điểm.
Đồ dùng điện
Điện áp của mạng điện bị giảm xuống
Sự phát sáng của đèn
Tốc độ quay của quạt
Thời gian đung sôi 
của bếp điện
Điện áp của mạng điện giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của đồ dùng điện, đèn sáng yếu hơn, tốc độ quay của quạt điện chậm hơn, thời gian đun nước sôi của bếp điện lâu hơn.....
II.Cách sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng.
Thông tin bổ sung:
 - Nước ta xây dựng nhiều nhà máy điện, song nhu cầu điện năng cho công nghiệp ,nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, thương mại, dịch vụ tăng nhiều, vì thế nước ta vẫn còn thiếu điện. Đến năm 2010 điện nhập khẩu chiếm 6%, năm 2020 điện nhập khẩu chiếm 10 - 11,5% .
 - Tỉ lệ phần trăm tiêu thụ điện năng của các ngành sản xuất và đời sống của nước ta: Công nghiệp: 44,4%; Nông nghiệp 14,6%, Giao thông vận tải: 0,8%; Sinh hoạt: 32,1%; Thương mại dịch vụ: 8,1%. 
Sử dụng đèn huỳnh quang tiêu thụ điện năng ít hơn đèn sợi đốt.
HS: Cả lớp cùng làm vào vở. Một HS lên bảng trình bày.
- Tan học không tắt đèn phòng học.
- Khi xem ti vi, tắt đèn góc học tập
- Bật đèn ở phòng tắm,
 phòng vệ sinh suốt ngày đêm
- Khi ra khỏi nhà, tắt đèn các phòng.
Khói và khí thải các nhà máy nhiệt điện
Sạt lở đất, hạn hán, phá rừng do nhà máy thủy điện
Khói và khí độc các nhà máy điện hạt nhân
Khí thải các nhà máy điện là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
- Viết lên tờ giấy dòng chữ to “TẮT HẾT ĐIỆN TRƯỚC KHI RA KHỎI NHÀ” và dán vào chỗ cửa ra vào để dễ nhìn thấy.
- Lắp chuông báo khi đóng cửa để nhắc nhở tắt điện. 
Các biện pháp sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng.
- Thực hiện các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
+ Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm
+ Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng
+ Không sử dụng lãng phí điện năng.
- Sử dụng điện năng được sản suất từ các nguồn năng lượng tái sinh ít gây ô nhiễm môi trường (Năng lượng gió, năng lượng mặt trời...).
Lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng:
- Giảm chi tiêu cho gia đình và xã hội.
- Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn.
- Giảm bớt các sự cố gây tổn hại đến hệ thống cung cấp điện do quá tải.
- Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất.
- Giảm bớt khí thải và chất gây ô nhiễm môi trường. Có tác dụng bảo vệ môi trường.
4. Củng cố - Dặn dò
a. Củng cố:
- Vì sao phải tiết kiệm điện năng? 
- Cần thực hiện những biện pháp gì để tiết kiệm điện năng?
- Em đã làm gì để tiết kiệm điện năng cho gia đình và trường học của mình?
- Tiết kiệm điện năng có lợi ích gì cho gia đình, xã hội và môi trường ?
- Cho học sinh xem 2 đoạn clip về: Văn hóa sử dụng tiết kiệm điện và Hãy có thói quen tiết kiệm điện.
b. Hướng dẫn về nhà: 
- Nghiên cứu lại nội dung bài học.
- Đặt hàng (dự án trong 01 tuần): Đề xuất phương án giúp người sử dụng điện an toàn - tiết kiệm - hiệu quả.
- Tìm hiểu các loại đồ dùng điện trong gia đình (Công suất, số lượng, thời gian sử dụng trong 1 ngày...), chuẩn bị cho bài thực hành: Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình.

File đính kèm:

  • docCONG_NGHE_20150727_030119.doc