Giáo án Công nghệ 7 - Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng

+ HS : Tự đọc thông tin trong ( SGK ).

 

+ HS : Thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ.

+ HS : Căn cứ vào tỉ lệ các hạt cát, limon, sét, giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian.

Ví dụ : Đất cát pha, đất thịt nhẹ.

+ HS : Tự rút ra kết luận chung.

+ HS : Theo dỏi để ghi nhận.

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 10592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 2 NGÀY SOẠN : 6 / 8 / 2014
TIẾT : 3
TÊN BÀI : 3 MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG
 = = = ◊ = = =
1. Mục tiêu :
 1.1. Kiến thức:
 + Hiểu được thành phần cơ giới của đất là gì. Thế nào là đất chua, đất kiềm và trung tính.
 + Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. Thế nào là độ phì nhiêu của đất.
 1.2. Kĩ năng: 
 + Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích.
 + Kĩ năng hoạt động nhóm.
 1.3. Thái độ:
 Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
 2.1 Chuẩn bị của giáo viên :
 1 bảng phụ như trong SGK.
 2.2 Chuẩn bị của học sinh :
 Xem bài trước khi đến lớp :
3. Tổ chức các hoạt động học tập :
 3.1. Ổn định lớp : ( 1 phút )
 3.2. Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút )
 + GV: Gọi học sinh lên kiểm tra bài cũ.
 + HS1 : Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống cây trồng?
 + TL : Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
 + HS2 : Đất trồng gồm những thành phần nào, vai trò của từng thành phần đó đối với cây trồng?
 + TL : Phần khí cung cấp oxi cho cây hô hấp, phần rắn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, phần lỏng cung cấp nước cho cây.
 + GV: Gọi học sinh khác đứng lên nhận xét phần trả lời của hai bạn -> Giáo viên nhận xét chung, đánh giá và cho điểm từng em học sinh.
 3.3 Tiến hành bài học :
♦. Hoạt động 1 ( 7 phút )
a/ Phương pháp giảng dạy : Hỏi đáp, nêu vấn đề, tìm tòi.
 b/ Các bước của hoạt động:
I. THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT LÀ GÌ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI
+ GV : Cho học sinh đọc thông tin trong ( SGK ).
? Theo em phần của đất bao gồm những thành phần nào?
?Căn cứ vào đâu người ta xác định độ cơ giới của đất?
+ GV : Cho học sinh rút ra kết luận.
+ GV : Nhận xét đi đến kết luận.
+ HS : Tự đọc thông tin trong ( SGK ).
+ HS : Thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ.
+ HS : Căn cứ vào tỉ lệ các hạt cát, limon, sét, giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian.
Ví dụ : Đất cát pha, đất thịt nhẹ.
+ HS : Tự rút ra kết luận chung.
+ HS : Theo dỏi để ghi nhận.
Tỉ lệ phần trăm các hạt cát, limon, sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất.
♦. Hoạt động 2 ( 8 phút )
a/ Phương pháp giảng dạy : Hỏi đáp, nêu vấn đề, tìm tòi.
 b/ Các bước của hoạt động:
II. THẾ NÀO LÀ ĐỘ CHUA, ĐỘ KIỀM CỦA ĐẤT?
+ GV : Cho học sinh đọc thông tin trong SGK.
? Căn cứ vào đâu người ta xác định độ chua, độ kiềm của đất?
? Xác định độ chua, độ kiềm nhằm mục đích gì?
+ GV : Cho học sinh rút ra kết luận.
+ GV : Nhận xét đi đến kết luận.
+ HS : Tự đọc thông tin trong SGK.
+ HS : Căn cứ vào độ PH.
+ HS : Có kế hoạch sử dụng và cải tạo đất.
+ HS : Tự rút ra kết luận chung.
+ HS : Theo dỏi để ghi nhận.
Căn cứ vào độ pH, người ta chia đất thành : đất chua, đất kiềm và trung tính.
♦. Hoạt động 3 ( 10 phút )
a/ Phương pháp giảng dạy : Hỏi đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, tìm tòi.
 b/ Các bước của hoạt động:
II. KHẢ NĂNG GIỮ NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG CỦA ĐẤT
+ GV : Cho học sinh đọc thông tin trong ( SGK ), kết hợp với hoàn thành bảng.
+ HS : Tự đọc thông tin, kết hợp với hoàn thành bảng.
Đất
Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng
Tốt
Trung bình
Kém
Đất cát
Kém nhất
Đất thịt
Trung bình
Đất sét
Tốt nhất
+ GV : Phân tích 3 loại đất cho học sinh nắm.
Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất càng chứa nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.
+ GV : Cho học sinh rút ra kết luận.
+ GV : Nhận xét đi đến kết luận.
+ HS : Chú ý lắng nghe.
+ HS : Tự rút ra kết luận chung.
+ HS : Theo dỏi để ghi nhận.
Khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn.
♦. Hoạt động 4 (10 phút )
 a/ Phương pháp giảng dạy : Hỏi đáp, nêu vấn đề, tìm tòi.
 b/ Các bước của hoạt động:
IV. ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT LÀ GÌ?
+ GV : Cho học sinh đọc thông tin trong SGK.
? Ở đất thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng, cây phát triển như thế nào?
? Đất đủ nước và chất dinh dưỡng cây trồng sinh trưởng phát triển như thế nào?
? Theo em độ phì nhiêu của đất là gì?
? Muốn cây trồng có năng suất cao ta cần phải làm gì?
+ GV : Cho học sinh rút ra kết luận.
+ GV : Nhận xét đi đến kết luận.
+ HS : Tự đọc thông tin trong SGK.
+ HS : Cây không phát triển được.
+ HS : Đủ nước và đủ chất dinh dưỡng cây trồng rất phát triển.
+ HS : Là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng năng suất cao, đồng thời không chứa các chất có hại cho cây.
+ HS : Ngoài độ phì nhiêu của đất cần phải có thêm các điều kiện : giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.
+ HS : Tự rút ra kết luận chung.
+ HS : Theo dỏi để ghi nhận.
Độ phì nhiêu của đất là khả năng giữ nước, oxi, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập : ( 4 phút )
 4.1 Tổng kết (củng cố ) : ( 3 phút )
 + HS1 : Thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính?
 + TL : Căn cứ vào độ pH, người ta chia đất thành : đất chua, đất kiềm và trung tính.
 + HS2 : Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?
 + TL : Khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn.
 + HS3 : Độ phì nhiêu của đất là gì?
 + TL : Độ phì nhiêu của đất là khả năng giữ nước, oxi, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
 4.2 Hướng dẫn học tập ( dặn dò ) : ( 1 phút )
 Về nhà học bài theo nội dung ghi và câu hỏi trong SGK, xem trước bài số 6 trang 13, 14 trong SGK.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docBai 3.doc