Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 32 Năm học 2015-2016
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết sử dụng mô hình để nói hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất. Biết 1 ngày có 24 giờ. HS Biết được mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
- Rèn KN quan sát, KN trình bày.
- Thích khám phá điều bí ẩn.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: Đèn điện để bàn, quả địa cầu, mô hình.
- HS: SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
: 5 35632 : 7 41166 : 3 21032 : 4 - HS đọc yêu cầu BT. - 4 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở. - HS, GV nhận xét, chữa bài. *Bài 2: Tìm x. 25228 : x = 4 X x 6 = 60228 - HS nhắc lại cách tìm số chia, thừa số. - 2 HS lên bảng. HS, GV nhận xét, chữa bài. *Bài 3: Tính giá trị của biểu thức. 46521 - 53472 : 4 15607 + 9376 x 9 - HS tự làm vào vở. GV chữa bài. *Bài 4: Người ta đóng 48 kg gạo vào 8 túi. Hỏi 27108kg gạo thì cần bao nhiêu túi như thế? - HS đọc yêu cầu BT. HS lên bảng giải. - HS dưới lớp làm vào vở. GV chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại các cách chia các số có năm chữ số. - Nhắc lại nội dung giờ học. - Nhận xét giờ học. Ngày soạn : 06/ 4/2016 Ngày dạy:Thứ ba, ngày 12 tháng 4 năm 2016 SÁNG Tiết 1: TẬP ĐỌC CUỐN SỔ TAY I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Nắm được công dụng của sổ tay; biết cách ứng xử đúng: không tự tiện xem sổ tay của người khác. (trả lời được các câu hỏi SGK). - HS có ý thức tôn trọng tài sản của người khác. II/ ĐỒ DÙNG: GV: Bản đồ thế giới HS: SGK. IIICÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Người đi săn và con vượn - HS kể cả câu chuyện. HS, GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp b. Các hoạt động: *Hoạt động1: Luyện đọc + GV đọc bài, nêu cách đọc. HS theo dõi SGK + Hướng dẫn luỵên đọc, kết hợp giải nghĩa từ. Bước 1: Đọc từng câu - HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 câu đến hết bài. - GV phát hiện từ sai sửa lỗi phát âm cho HS. Bước 2: Đọc từng đoạn trước lớp - 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. - GV hướng dẫn cách đọc và giải nghĩa 1 số từ mới, cho HS chỉ bản đồ để biết vị trí của các nước: Mô- na- cô, Va- ti- căng, Nga, Trung Quốc. Bước 2: Đọc từng đoạn trong nhóm: Bước 3: HS đọc đồng thanh toàn bài. *Hoạt động2: Hướng dẫn tìm hiểu bài - 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK. - GV nêu câu hỏi 1, 2 SGK. HS đọc thầm và trả lời. - GV nêu câu hỏi 3. HS thảo luận cặp. Đại diện cặp trả lời, nhận xét bổ sung. - GV: Bài văn nói lên điều gì? . GV ghi bảng nội dung. *Hoạt động3: Luyện đọc lại - HS tự hình thành nhóm (mỗi nhóm 4 em), tự phân vai: Lân, Thành, Tùng và người dẫn chuyện. - Một vài nhóm thi đọc theo cách phân vai. - HS, nhận xét, GV tuyên dương HS đọc tốt. 3. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài thơ. HS nhắc lại. Liên hệ- giáo dục. - Nhận xét giờ học. Tiết 2: CHÍNH TẢ NGHE - VIẾT: NGÔI NHÀ CHUNG I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT2 a/b, hoặc BT3 a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.. - Có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch. II/ ĐỒ DÙNG: GV: Bảng phụ. HS: SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc các từ: rong ruổi, thong dong, trống giong cờ mở, gánh hàng rong. - 2HS viết bảng lớp, ở dưới viết giấy nháp. HS, GV nhận xét và chữa bài. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp b. Các hoạt động: *Hoạt động1: Hướng dẫn nghe- viết. +: Hướng dẫn chuẩn bị - GV đọc bài viết. HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK. - GV nêu câu hỏi: + Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì? + Những việc chung mà tất cả dân tộc phải làm là gì? + Viết từ khó - HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó, GV nhận xét bổ sung. - GV đọc cho 1HS lên bảng viết các từ khó, HS dưới lớp viết vào bảng con + Viết bài. - GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS. + Nhận xét, đánh giá, chữa bài - GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề. - GV thu1 số bài. HS đổi vở KT chéo. Nhận xét chung. *Hoạt động2: Hướng dẫn làm bài tập *Bài 2a: - GV treo bảng phụ. HS làm bài cá nhân ghi từ cần điền vào vở nháp. - HS nối tiếp câu làm bài điền vào chỗ chấm trên bảng phụ. - Chữa bài. GV chốt lại lời giải đúng. 1 HS đọc cả bài. *Bài 3: - HS nêu yêu cầu. - HS chép bài vào vở nháp.1HSchép trên bảng lớp. - Cả lớp đọc đồng thanh. GV lưu ý cách viết các từ đó. 3. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại cách trình bày bài chính tả. - GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài. - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. TOÁN TIẾT 157: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ (TIẾP) I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - HS vận dụng kiến thức làm BT1, 2, 3. - HS hứng thú với tiết học. II/ ĐỒ DÙNG - GV: Bảng phụ ghi bài tập 3. - HS: SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - HS nêu các bước giải bài toán bằng hai phép tính liên quan đến rút về đơn vị đã học. - HS nhắc lại. GV nhận xét và bổ sung. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: trực tiếp b. Các hoạt động: *Hoạt động 1: Thực hành + GV nêu đề bài toán SGK, HS đọc lại đề tiếp. + GV tóm tắt bài toán 35l : 7 can 10l : can? - HS nhìn tóm tắt đọc lại yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn giải bài toán. + Tìm số l mật ong của mỗi can. + Tìm số can chứa trong 10 l mật ong. - HS trả lời câu hỏi GV nêu. GV hướng dẫn HS trình bày bài giải như SGK. - HS nêu các bước giải bài toán trên: + Bước 1: Tính số l mật ong của 1 can( làm tính chia) + Bước 2: Tính số can( làm phép chia) - GV cho HS so sánh giữa hai dạng toán rút về đơn vị. *Hoạt động 2: Thực hành *Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài. - GV tóm tắt và đặt câu hỏi phân tích bài toán qua hai bước. - HS giải bài toán ra nháp, 1 HS giải trên bảng lớp. - Chữa bài. HS nêu bước rút về đơn vị - GV củng cố lại cách giải. *Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài. - HS phân tích bài toán. HS tự làm bài - HS làm bài vào vở. GV chữa bài. *Bài 3: - GV treo bảng phụ đã chép nội dung bài tập. - HS đọc yêu cầu và làm bài cá nhân ghi Đ, S. - GV gọi HS lên bảng điền Đ, S và củng cố lại từng phép tính. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại các bước giải bài toán bằng hai phép tính có liên quan đến rút về đơn vị. - GV nhấn mạnh lại cách giải bài toán bằng hai phép tính có liên quan đến rút về đơn vị. - Nhận xét giờ học. Tiết 4: ĐẠO ĐỨC GIÁO DỤC Ý THỨC PHÒNG CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Học sinh nắm được một số kiến thức về phòng chống tệ nạn xã hội. - Biết được một số tệ nạn xã hội như: Ma tuý, ... - Học sinh có ý thức phòng chống tệ nạn xã hội (Ma túy). II/ ĐỒ DÙNG :- Một số tranh ảnh có liên quan dến ma túy. - Sưu tầm tranh ảnh liên quan về tệ nạn ma tuý, ... III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ:- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Mang đầy đủ tranh ảnh sưu tầm được.- >Lớp trưởng đi kiểm tra và báo cáo. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Các hoạt động *Hoạt động1: Quan sát và nhận xét. - Cho học sinh quan sát 1 số tranh ảnh về các tệ nạn ma tuý.? Các bức tranh vẽ gì ? - QS tranh và nói về nội dung tranh. -> Gọi học sinh trả lời. => Tranh 1: Hình ảnh 2 em bé da đen đang tiêm chích ma túy. => Tranh 2: Trẻ em còn ít tuổi đã phải lao động kiếm sống. => Tranh 3: Hình ảnh em bé bị bệnh HIV vì bị bỏ rơi; do bị nghiện ma túy nên phải lao động kiếm sống. - Nhận xét, bổ sung thêm cho bạn.- >GV Nhận xét, bổ sung. *Hoạt động 2: Thảo luận. - Đặt các câu hỏi cho học sinh thảo luận và TL.-> HS thảo luận và trả lời các câu hỏi: ? Do đâu mà các em nhỏ phải lao động kiếm sống => Do cha mẹ bỏ rơi, mồ côi, không nơi nương tựa, ... ? Ma túy gây tác hại gì ? => Ma tuý ảnh hưởng đến sức khỏe, là con đường dẫn đến bệnh HIV/AIDS một căn bệnh không có thuốc chữa, . ? Làm thế nào để phòng chống ma túy ? => Không hút, hít, tiêm chích, mua bán, - - Trả lời các câu hỏi.=>Nhận xét, bổ sung thêm cho bạn- >Nhận xét, bổ sung. *Hoạt động 3: Liên hệ bản thân. -Đặt câu hỏi và gọi học sinh trả lời: ? Nếu con nhìn thấy người buôn bán, hút hít, tiêm trích, ... ma tuý con phải làm gì ? => Nếu thấy người buôn bán, tiêm trích, hút, hít ma túy cần báo ngay cho các chú công an hoặc người lớn biết. ? Con đã làm gì để mọi người hiểu được tác hại và tránh xa ma tuý ? => Con cùng các bạn tham gia các buổi tuyên truyền phòng tránh các tệ nạn xã hội do trường, địa phương tổ chức ? Nơi con ở có ai mắc tệ nạn ma tuý không ? - Nhận xét, nhấn mạnh lại nội dung. - >Nêu (nếu có). - Nhận xét, bổ sung cho bạn. 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. - Yêu cầu học sinh về thực hiện tuyên truyền, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội. - Về thực hiện tuyên truyền phòng chống các tệ nạn theo yêu cầu của giáo viên. Ngày soạn :07/04/ 2016 Ngày dạy:Thứ tư, ngày 13 tháng 4 năm 2016 CHIỀU Tiết 1 CHÍNH TẢ NGHE - VIẾT: HẠT MƯA I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ. - Làm đúng BT2 a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.. - Có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch. II/ ĐỒ DÙNG: -GV: Bảng phụ. -HS: SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc các từ: Tập quán riêng, thong dong, trái đất, gánh hàng rong. - 2HS viết bảng lớp, ở dưới viết giấy nháp. - HS, GV nhận xét và chữa bài. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp b. Các hoạt động: *Hoạt động1: Hướng dẫn nghe- viết. + Hướng dẫn chuẩn bị - GV đọc bài viết. HS đọc bài thơ, lớp theo dõi SGK. - GV nêu câu hỏi: - Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt mưa ? - Những câu thơ nào nói lên tính cách tinh nghịch của hạt mưa ? . + Viết từ khó - HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó, GV nhận xét bổ sung. - GV đọc cho 2HS lên bảng viết các từ khó, HS dưới lớp viết vào bảng con + Viết bài. - GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS. +Nhận xét, đánh giá, chữa bài - GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề. - GV nhận xét 1 số bài. HS đổi vở KT chéo. Nhận xét chung. *Hoạt động2: Hướng dẫn làm bài tập *Bài 2/a: - HS đoc yêu cầu BT. - HS nối tiếp nhau thi tìm các tiếng bắt dầu bằng L hoặc N. - HS, GV nhận xét, chữa bài. GV chốt lại lời giải đúng. 1 HS đọc cả bài. 3. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại cách trình bày bài chính tả.. - GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài. - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. Tiết 2: TOÁN TIẾT 158: LUYỆN TẬP I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Biết giải toán có liên quan đến rút về đơn vị, biết tính giá trị của biểu thức. - HS vận dụng kiến thức làm BT1, 2 ,3. - HS có hứng thú trong giờ học. II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Bảng phụ ghi bài tập 3. - HS: SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - HS chữa bài 2 giờ trước. - HS, GV nhận xét, chữa bài. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp b. Các hoạt động: *Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập *Bài 1: - 1HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV gợi ý: + Muốn tìm xem 15kg đường đựng trong mấy túi thì phải tìm xem mỗi túi đựng mấy ki- lô- gam đường? + 5 kg đường đựng trong 1 túi thì 15 kg đường đựng trong mấy túi? - HS giải nháp, 1 HS làm bảng lớp. - Chữa bài. HS nêu bước rút về đơn vị. - GV củng cố lại cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. *Bài 2: - 1 HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn HS giải bài toán bằng 2 bước: + Mỗi cái áo cần mấy cái cúc? + 42 cái dùng cho mấy cái áo? - HS làm vở, 1 HS lên chữa bài. - HS, GV nhận xét. HS nêu bước rút về đơn vị. *Bài 3: - Nêu yêu cầu của bài: Tính giá trị của biểu thức. - Ttìm ra chỗ sai rồi sửa lại cho đúng. - 2HS lên bảng làm bài. HS khác làm vở nháp. - HS và GV nhận xét. Củng cố cách tính giá trị của biểu thức. 3. Củng cố dặn dò - HS nhắc lại các bước giải bài toán bằng hai phép tính có liên quan đến rút về đơn vị. - GV hệ thống lại nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. Tiết 2: TIẾNG VIỆT * LUYỆN TÂP: TỪ NGỮ VỀ CÁC NƯỚC- DẤU PHẨY I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Củng cố từ ngữ về các nước. Cách dùng dấu phẩy. - HS tìm được một số từ ngữ về các nước. Điền được dấu phẩy vào chỗ thích hợp. - HS có ý thức học tập tốt II/ĐỒ DÙNG :- Bảng phụ ghi BT2 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ. - Kể tên các nước mà em biết?- 2- 3 HS kể trước lớp.- >HS- GV nhận xét tuyên dương. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp b. Các hoạt động: *Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập * Bài 1:Tìm trên bản đồ.Viết tên một số nước a- Thuộc châu á: + Châu á: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam b- Thuộc châu âu: + Châu âu: Pháp, Anh, Đức, Nga... c- Thuộc châu mĩ: + Châu mĩ: Bra- xin, Ca- na- đa, Mê- hi- cô, Cu- ba... - HS làm việc theo nhóm 4-> Các nhóm báo cáo kết quả làm việc. - GV và lớp nhận xét bổ sung. * Bài 2: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp. a)Cây thông cằn cỗi cành thông xương xương lá thông tỉ mỉ nhưng ai dám liệt thông xuống ngang hàng với muôn loài. b) Khi trăng lên cánh hoa lại nghiêng mình hứng lấy ánh trăng ngọt ngào dịu mát. c) Cánh hoa rung rung vẫy vẫy như mời gọi trăng vàng xuống chơi. - 1 HS đọc yêu cầu-> 3 HS lên bảng làm , lớp làm vở. a)Cây thông cằn cỗi, cành thông xương xương, lá thông tỉ mỉ nhưng ai dám liệt thông xuống ngang hàng với muôn loài. b) Khi trăng lên, cánh hoa lại nghiêng mình hứng lấy ánh trăng ngọt ngào, dịu mát. c) Cánh hoa rung rung, vẫy vẫy như mời gọi trăng vàng xuống chơi - Nhận xét chốt bài làm đúng * Bài 3:Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Bằng gì? a- Cậu Hoà đã nhảy lên bắt bóng bằng động tác rất đẹp mắt. b- Bác thợ mộc làm nhẵn mặt bàn gỗ bằng lưỡi bào sắc. c- Chị Hiền đã kết thúc bài trình diễn võ thuật của mình bằng động tác tung người hấp dẫn. - 1 HS đọc yêu cầu-> 3 HS lên bảng làm , lớp làm vở a- Cậu Hoà đã nhảy lên bắt bóng bằng động tác rất đẹp mắt. b- Bác thợ mộc làm nhẵn mặt bàn gỗ bằng lưỡi bào sắc. c- Chị Hiền đã kết thúc bài trình diễn võ thuật của mình bằng động tác tung người hấp dẫn. - Nhận xét chốt bài làm đúng 3. Củng cố dặn dò: - GV và HS củng cố toàn bài - Đánh giá tiết học Ngày soạn :7/4/2016 Ngày dạy:Thứ năm, ngày 14 tháng 4 năm 2016 SÁNG Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: BẰNG GÌ? DẤU CHẤM, DẤU HAI CHẤM I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Tìm và nêu được tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn (BT1).Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ?(BT3) - Điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp( BT2) - HS có ý thức học bài. II/ ĐỒ DÙNG. GV: - Bảng lớp viết các câu văn của BT 1, 3 câu văn ở BT 3. - 3 tờ phiếu của BT 2. Giáo án ĐT HS: - SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS làm miệng BT 1,3 (tiết trước) - HS, GV nhận xét. 2. Bài mới: a- Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. b - Các hoạt động : * Hoạt động 1: Hướng dẫnlàm bài tập *Bài 1 : - HS nêu yêu cầu và đoạn văn trong BT. - Một HS lên bảng làm mẫu: khoanh dấu: thứ nhất & nêu tác dụng. - HS trao đổi nhóm: Tìm những dấu hai chấm còn lại và cho biết mỗi dấu này dùng làm gì? - Yc các nhóm trình bày. => KL : Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết các câu tiếp sau là lời nói, lời kể của một nhân vật hoặc lời giải thích cho một ý nào đó. *Bài 2 : - Một HS đọc yêu cầu bài tập. Một HS đọc đoạn văn, lớp đọc thầm. - HS làm bài tập vào vở. - Dán 3 tờ phiếu, mời 3 HS thi làm bài. - Lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. *Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài. - HS đọc các câu cần phân tích. - Lớp làm vở. - Mời 3HS lên bảng làm bài. - GV + cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò : - Nhắc nhở HS nhớ cách sử dụng đúng dấu: khi viết bài. - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. Tiết 2: TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA X I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa X (1 dòng), Đ, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Đồng Xuân (1 dòng ) và câu ứng dụng: Tốt gỗ ... hơn đẹp người (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. - Rèn KN viết đúng, nhanh, đẹp. - Có ý thức giữ gìn VS - CĐ. II/ ĐỒ DÙNG: GV: chữ mẫu viết hoa X; phấn màu. HS: bảng con, phấn, vở tập viết. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS viết bảng con: Văn Lang. - HS, GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động: *Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con: * Luyện viết chữ hoa X: - HS tìm các chữ hoa có trong bài. - GV đưa ra chữ mẫu cho cả lớp cùng quan sát. - HS nhắc lại cách viết các chữ hoa X. - GVnhắc lại cách viết, sau đó viết trên bảng lớp. - HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con. * Luyện viết từ ứng dụng: - HS đọc từ ứng dụng. - GV giảng từ ứng dụng: Đồng Xuân là tên chợ ở Hà Nội. - Từ ứng dụng có chữ cái nào được viết hoa? Chữ cái nào cao 1 ô li? - GV viết mẫu trên bảng lớp. HS theo dõi sau đó viết ở bảng con. - GV nhận xét sửa sai. * Luyện viết câu ứng dụng - HS đọc câu ứng dụng. - GV giảng nội dung câu ứng dụng và hướng dẫn HS viết câu ứng dụng. - HS viết bảng con: Tốt gỗ *Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vở - GV nêu yêu cầu cần viết trong vở tập viết. - HS viết bài vào vở. - GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS. *Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá, chữa bài - GV thu 1 số bài, nhận xét bài viết của HS. 3. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại cấu tạo chữ X. HS nhắc lại cách viết chữ X. - Nhận xét giờ học. Tiết 3 : TOÁN TIẾT 159: LUYỆN TẬP I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Biết giải toán có liên quan đến rút về đơn vị, biết lập bảng thống kê (theo mẫu). - HS vận dụng kiến thức làm BT1, 2, 3/a, BT4. - HS có hứng thú trong giờ học. II /ĐỒ DÙNG: - GV: Bảng phụ ghi bài tập 4. - HS: SGK. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS chữa bài 2 giờ trước. - HS, GV nhận xét, chữa bài. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp b. Các hoạt động: *Hoạt động 1: Thực hành *Bài 1: - 1HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV gợi ý: + Muốn biết trong 28 phút một người đi xe đạp thì đi được mấy ki - lô - mét? - HS giải nháp, 1 HSlàm bảng lớp. - Chữa bài. HS nêu bước rút về đơn vị. HS nhắc lại. - GV củng cố lại cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. *Bài 2: - 1 HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn HS giải bài toán bằng 2 bước: + Mỗi túi gạo có bao nhiêu ki-lô-gam? + 15kg gạo thì đựng vào mấy túi ? - HS làm vở, 1 HS lên chữa bài. - HS, GV nhận xét. HS nêu bước rút về đơn vị. *Bài 3/a: - HS nêu yêu cầu của bài: Tính giá trị của biểu thức. - HS tự điền dấu thích hợp vào chỗ trống. - 2HS lên bảng làm phần a. HS làm cả bài. - HS và GV nhận xét. Củng cố cách tính giá trị của biểu thức. *Bài 4: - HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn HS điền số liệu vào bảng thống kê. + GV treo bảng phụ. 4 HS lên bảng điền. - HS làm vở. - HS, GV nhận xét. HS nêu bước rút về đơn vị. 3. Củng cố dặn dò - HS nhắc lại các bước giải bài toán bằng hai phép tính có liên quan đến rút về đơn vị. - GV hệ thống lại nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. Ngày soạn : 7/4/2016 Ngày dạy:Thứ sáu, ngày 15 tháng 4 năm 2016 SÁNG Tiết 2: TẬP LÀM VĂN NÓI, VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Biết kể lại một việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý SGK. - Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể lại việc làm trên. GDKNS +Giao tiếp: lắng nghe, cảm nhận, chia sẻ, bình luận. + Đảm nhận trách nhiệm. + Xác định giá trị. + Tư duy sáng tạo. - Có ý thức bảo vệ môi trường. II/ ĐỒ DÙNG : - HS: bảng con, vở viết. - GV: SGK, phấn. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu lại nội dung thảo luận: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường? - HS, GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Các hoạt động: *Hoạt động1: Hướng dẫn làm bài tập *Bài 1: - 1HS đọc yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS đọc gợi ý SGK. 2HS đọc gợi ý. - GV giúp HS hiểu thế nào là việc tốt góp phần bảo vệ môi trường. - HS kể tên một số việc tốt góp phần bảo vệ môi trường và nói lên đề tài mình chọn. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm. - HS thi kể trước lớp. HS cùng GV nhận xét. *Bài 2:- 1HS đọc yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS ghi lại lời kể trên bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu). - HS làm bài vào vở. - 1 số HS đọc bài viết. - HS cùng GV nhận xét bài kể hay. 3. Củng cố dặn dò - 1HS đọc lại bài văn. HS kể lại một số việc làm góp phần bảo vệ môi trường. - GV liên hệ thực tế về việc bảo vệ môi trường xung quanh của HS. - Nhận xét giờ học. Tiết 3: TOÁN TIẾT 160: LUYỆN TẬP CHUNG I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Củng cố về cách tính giá trị của biểu thức số. Giải toán liên quan đến rút về đơn vị . - Rèn kỹ năng tính giá trị của biểu thức và giải toán liên quan đến rút về đơn vị . - Có ý thức tự giác học bài. II/ ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ viết b
File đính kèm:
- giao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_32_nam_hoc_2015_20.doc