Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 28 Năm học 2015-2016

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Nêu được ích lợi của thú đối với con người.

- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú. HS biết những động vật có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. Nêu được một số ví dụ về thú rừng.

GDKNS:

+ Kĩ năng kiên định: Xác định giá trị, xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú rừng.

+ Kĩ năng hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền , bảo vệ các loài thú rừng ở địa phương.

- Giáo dục HS yêu thích, bảo vệ các loài thú rừng.

II/ ĐỒ DÙNG : - Giáo viên : Màn hình TV, máy tính, bài giảng trình chiếu powerpoint

 - Học sinh : Sách giáo khoa, sư¬u tầm các tranh ảnh về các loài thú rừng.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

- Kể tên các bộ phận cơ thể con thú nhà? ->Nêu ích lợi của chúng?

 

doc29 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 28 Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tranh yêu câu HS quan sát tranh.
? Tranh vè gì?( Tranh vẽ cảnh sân trường giờ ra chơi, các bạn HS đang chơi đá cầu, nhảy dây)
 - Các em ạ! Ở trường học của chúng ta ngoài việc chăm chỉ học tập chúng ta còn được tham gia rất nhiều hoạt động. Sau mỗi giờ học thú vị chúng ta lại có một giờ giải lao với những trò chơi bổ ích. Tiết tập đọc hôn nay cô mời các em cùng cô sẽ đi tham dự một trò chơi đó la trò chơi đá cầu ở trong bài “Cùng vui chơi” 
- Gv ghi bảng 1, 2 HS đọc tên bài.
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Luyện đọc:
+ GV đọc bài thơ: giọng vui tươi, nhẹ nhàng, nhấn ở những từ gợi tả, gợi cảm.
+ Đọc từng câu:
 - HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ kết hợp đọc từ khó: "Đẹp lắm, nắng vàng, trải khắp nơi, lộn xuống, quanh quanh,... "
+ Đọc từng khổ thơ trước lớp:
- 4HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ của bài lần 1
- GV chiếu các khổ thơ hướng dẫn ccách ngắt nhịp thơ. 
- Các khổ còn lại các em chú ý ngắt nghỉ ở cuối mỗ dòng thơ
- 4HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ của bài lần 2
- HS giải nghĩa1số từ khó trong bài: (quả cầu giấy). GV đưa vật thật cho HS quan sát giới thiệu cho HS cách làm quả cầu giấy.
- Đọc khổ thơ trong nhóm.( GV chia mỗi nhóm gồm 4 HS- thời gian đọc 3 phút)
- Thi đọc giữa các nhóm.( 2nhóm lên thi đọc- các nhóm khác chú ý nhận xét- tuyên dương nhóm đọc tốt)
* Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: 
- GV nêu câu hỏi 1 + + Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh ?
HSTL-> + Chơi đá cầu trong giờ ra chơi.
- Yêu cầu đọc thầm khổ thơ 2 và 3 của bài thơ 
- GV nêu câu hỏi 2+ Học sinh chơi đá cầu vui và khéo léo như thế nào ?
HSTL-> + Quả cầu giấy xanh xanh bay lên rồi lộn xuống, bay từ chân bạn này sang chân bạn khác. Các bạn chơi khéo léo nhìn rất tinh mắt đá dẻo chân cố gắng để quả cầu không bị rơi xuống đất.
- Y/c HS đọc thầm từng khổ thơ rồi TLCH cuối bài.
- GV nêu câu hỏi 3+ Em hiểu “Chơi vui học càng vui” là thế nào?
HSTL->Chơi vui làm hết căng thẳng, mệt nhọc, tinh thần thoải mái => học sẽ tốt hơn- HS, GV nhận xét. Chốt ND bài
- Nôi dung bài muốn nói lên điều gì?
- HS nêu nội dung bài: Các bạn đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người ... Bài thơ khuyên HS chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui chơi và học tập tốt hơn.
- HS nhắc lại.
- GV liên hệ: ? Trong giờ ra chơi con thường chơi những trò chơi gì?
? Con đã bao giờ chơi đá cầu? Nêu lợi ích của trò chơi? Khi chơi đá cầu con phải chú ý điều gì?
* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ: 
- GV chiếu bài thơ->1 HS đọc lại bài thơ. GV kết hợp nhắc các em nghỉ hơi, nhấn giọng ở một số từ ngữ. 
- GV chia nhóm HS luyện đọc thuộc theo nhóm đôi.
- HS thi đọc thuộc long theo khổ, theo bài và trả lời thêm các câu hỏi trong bài.
- HS, GV nhận xét cho điểm tuyên dương HS.
3. Củng cố- Dặn dò :
- HS nêu nội dung bài. HS nhắc lại.
- Nhận xét giờ học 
- VN tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Tiết 2:	CHÍNH TẢ
	NGHE- VIẾT: CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT2 a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Có ý thức viết đẹp, giữ vở sạch.
II/ ĐỒ DÙNG: 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV ®äc c¸c tõ: ræ, qu¶ d©u, rÔ c©y, giµy dÐp.
- HS viÕt b¶ng líp. HS d­íi líp viÕt b¶ng con.
- HS, GV nhận xét và chữa bài.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết:
- Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc đoạn viết. HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK.
- Hướng dẫn trình bày:
+Đoạn viết gồm mấy câu?-> 3 câu.
+ Khi viết hết đoạn ta viết thế nào?
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? -> Ngựa Con
- Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét HS viết.
- Viết bài
 GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
- Nhận xét, đánh giá, chữa bài
- GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề. 
- GV thu 1 số bài. HS đổi vở KT chéo.
- GV nhận xét chung.
*Hoạt động2: Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2a: -1 HSđọc yêu cầu đề bài, tự làm bài cá nhân.
- GV lưu ý từ: thiếu niên thời trước có nghĩa là thanh niên.
- 2HS lên bảng thi làm bài, cả lớp nhận xét.
- GV chốt lời giải đúng.1HS đọc lại bài đúng. Củng cố cách phân biệt l/n.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại cách trình bày bài chính tả văn xuôi. HS nhắc lại
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 3: 	TOÁN
TIẾT 137: LUYỆN TẬP
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc và biết thứ tự các số có 5 chữ số tròn nghìn, tròn trăm có năm chữ số.
- Biết so sánh các số. Biết làm tính với các số trong phạm vi 100 000( tính viết và tính nhẩm.)
- HS hứng thú giờ học toán.
II/ ĐỒ DÙNG : 
GV: Màn hình TV, máy tính, bài giảng trình chiếu powerpoint 
HS: SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc, viết, so sánh các số có 5 chữ số.
- 2 HS đọc, Lớp, Gv nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b . Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Thực hành.
*Bài 1(148): Giáo viên chiếu đề bài lên bảng, nêu yêu cầu đề bài cho HS nhận xét để rút ra quy luật viết các số tiếp theo.
- HS làm bài, 1 học sinh lên viết kết quả lên bảng.
- HS, GV nhận xét bài làm của HS.
*Bài 2(148) (b):
- HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS nêu cách làm. HS làm bài - GV chữa bài.
*Bài 3(148): 
- Giáo viên chiếu ,HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS tự tính nhẩm và viết ngay kết quả.
- GV gọi lần lượt học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả- Lớp nhận xét, khen ngợi, tuyên dương HS.
*Bài 4(148): 
- Giáo viên chiếu, HS đọc yêu cầu bài toán.
- GV hỏi miệng nội dung bài tập 4. Không yêu cầu HS viết số chỉ yêu cầu HS trả lời.
- HS trả lời số lớn nhất và nhỏ nhất có năm chữ số.
- HS, GV nhận xét.
*Bài 5(148): 
- HS đọc yêu cầu bài toán.
- GV HD học sinh cách đặt tính rồi tính 
- HS tự làm bài, GV chữa bài.
3. Củng cố- Dặn dò: 
- GV chốt kiến thức bài học 
- HS nhắc lại kiến thức.
- Nhận xét giờ học. 
Tiết 4: 	ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ( tiÕt 1)
I/ Môc ®Ých yªu cÇu: 
- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước .
- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm .
- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
GDKNS:
+ Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn.
+ Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trướng.
+ Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
+ Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm: tiết liệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
- HS biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
II/ ®å dïng :
GV: Máy chiếu, thẻ màu, phiếu bài tập.
HS: Vở bài tập đạo đức
III/ c¸c ho¹t ®éng d¹y- häc:
1. Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?
- Ví sao cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?
- HS trả lời trước lớp.
- HS, GV nhận xét bổ sung cả lớp tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:: GV chiếu ba bức ảnh chụp về nước.
? Ba bức ảnh đều chụp về một hình ảnh nào?-? Nước-> GV dẫ dắt giới thiệu bài.
b. Các hoạt động :
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của nước. 
+ Mục tiêu : HS biết được tác dụng của nước
+ Cách tiến hành :
 Bước 1 : Thảo luận nhóm đôi.
- HS quan sát hình trang 48 ( SGK ) và trả lời theo gợi ý:
+ Tranh ( ảnh) vẽ( chụp) cảnh gì? Ở đâu?
+ Nước được sử dụng để làm gì?
 Bước 2 : Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GV chốt, tuyên dương từng nhóm.
- Tranh 1: tắm, giăt - Tranh 5: Uống nước
- Tranh 2: Dẫn nước vào ruộng - Tranh 6: Tạo sức nước đê giã gạo
- Tranh 3: Tưới cây - Tranh 7: Trọn hồ
- Tranh 4: Tạo sức nước
- Gv chiếu các tranh.
-? Nước có cần thiết cho con người không?
? Nếu một ngày em không uống nước em có cảm giác như thế nào?
? Gia đình em một ngày không dùng nước và tắm giắt gia dình em thấy ra sao?
- HS trả lời, Gv đưa ra kết luận: Nước là một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của con người.
? Nước còn được sử dụng trong các ngảng nào?
- HS nêu miệng, Gv chốt đưa ra các hình ảnh của các ngành còn sử dụng điện.
Hoạt động2: Đánh giá hành vi.
+ Mục tiêu : HS biết được cần phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
+ Cách tiến hành :
 Bước 1 : HS quan sát hình trang 49 ( SGK ) 
ươ : Gv phát thẻ màu và y/c HS nêu ý kiến em cho là đúng em đưa thẻ màu hồng, nêu ý kiến em cho là sai em đưa thẻ màu xanh.
- GV chiếu hình ảnh của từng bức tranh.
- Nội dung bức tranh vẽ gì?
- HS bày tỏ ý kiến của mình, giải thích lí do tại sao?
- HS nhận xét, GV chốt.
- GV liên hệ từng tranh để giáo dục HS việc tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở trường, ở nhà địa phương mình.
- Gv đưa ra kết luận: Nước rất cần cho cuộc sống nên chúng ta cần phải có ý thức tiết kiệm khi sử dụng và có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước 
để nước không bị ô nhiễm.
Hoạt động 3: Trò chơi “ Em làm tuyên truyền viên”
+ Mục tiêu : HS biết được tình hình thực tế sử dụng nước ở địa phương, ở trường tuyên truyên cho mọi người về việc sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
+ Cách tiến hành :
 Bước 1 : GV chia nhóm, tháo luận về việc sử dụng nước ở địa phương
- GV phát phiếu bài tập cho HS , cho HS viết những lới nói, việc làm của mình để tuyên truyền cho mọi người về việc sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
Bước 2 Đại diện từng nhóm đọc lên bảng để tuyên truyền.
- Các nhóm nhận xét, tuyên dương người tuyên truyền giỏi.
- GV kết luận:? Vậy em cho cô biết nước có phải là vô tận không?
- Gv chiếu một số hình ảnh về nguồn nước bị ô nhiễm, lãng phí nước....
-Ghi nhớ:Nước là tài nguyên quý. Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước?
- Nhận xét tiết học.
 Ngày soạn :10/ 3/2016
 Ngày dạy:Thứ tư, ngày 16 tháng 3 năm 2016
CHIỀU
Tiết 1 	CHÍNH TẢ
NHỚ - VIẾT: CÙNG VUI CHƠI
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
- Làm đúng BT2 a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. 
II/ĐỒ DÙNG:
GV: SGK.
HS: Bảng con, SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc các từ: thiếu niên, nai thịt, khăn lụa, thát lỏng, lạnh buốt. 
- HS viết bảng con, bảng lớp. HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết
+ Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc đoạn viết.
- HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK.
- GV nêu câu hỏi: 
- Theo em vì sao: Chơi vui học càng vui? 
- Đoạn thơ có mấy khổ? 
- Cách trình bày các khổ thơ như thế nào cho đẹp? 
+ Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn thơ tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét HS viết.
+ Viết bài:
- HS nhớ viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
+ Nhận xét, đánh giá, chữa bài
- GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề.
- GV thu 1 số bài, nhận xét. HS đổi vở KT chéo. GV nhận xét chung sửa lỗi cho HS.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2/a: 
- 1HS đọc yêu cầu đề bài
- GV yêu cầu HS tự làm bài cá nhân.
- 1HS chữa bài bảng lớp, dưới làm giấy nháp.
- GV chốt lời giải đúng.
- 1HS đọc lại bài.
3. Củng cố-Dặn dò:
- HS nêu cách trình bày bài chính tả thể thơ. HS nhắc lại.
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 2:	TOÁN
TIẾT 138: LUYỆN TẬP
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Luyện đọc, viết số trong phạm vi 100 000.
 - Biết thứ tự các số trong phạm vi 100 000. Giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán có lời văn. HS làm BT1,2,3. HS làm thêm BT4.
 - HS thích giải toán.
II/ ĐỒ DÙNG : 
- GV: SGK.
- HS: SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho BT sau y/c HS làm ra giấy nháp, 1 HS lên bảng: Hãy viết số lớn nhất có 5 chữ số khác nhau ?
- HSviết các số tròn nghìn. HS, GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Thực hành.
Bài 1(149):
- HS đọc y/c của BT
- Cho 1 HS nêu cách làm của phần a.
 - HS tự làm phần b/ c/ - 2 HS lên bảng làm. HS nêu quy luật của dãy số
Bài 2(149): 
- YC HS nêu cách tìm X trong từng phần a/ b/ c/ d/. HS nhắc lại.
- 2 HS lên bảng.
- Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài 3(149): 
- HS đọc đề bài. 
- GV phân tích đề bài, HS xác định dạng toán (rút về đơn vị)
- HS tự làm, 1 HS lên bảng chữa – lớp làm vào vở.
- GV củng cố cách giải toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 4 (149): 
- Tổ chức cho HS thi ghép hình theo mẫu.
- HS thi xếp hình nhanh.
3. Củng cố- Dặn dò: 
- HS nhắc lại thứ tự các số tròn nghìn. 
- GV chốt kiến thức bài học.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS.
Tiết 2: 	TIẾNG VIỆT *
ÔN TẬP: NHÂN HOÁ- CÁCH DÙNG DẤU PHẨY
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố về nhân hoá. Cách dùng dấu phẩy. 
- HS làm được một số bài tập theo yêu cầu
- HS có ý thức học tập tốt
II/ ĐỒ DÙNG.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
- Tìm sự vật được nhân hoá trong bài thơ sau:
 Em thương làn gió mồ côi
 Không tìm thấy bạn vào ngồi trong cây
 Em thương sợi nắng đông gầy
 Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng
- Các sự vật đó được tả như thế nào?
- HS trả lời trước lớp.
- HS- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
* Bài 1:
- Đọc đoạn thơ sau: 
Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện
Hay chăng dây điện
 Là con nhện con
 Ăn no quay tròn
 Là cối xay lúa.
- Tìm sự vật được nhân hoá trong bài thơ?
- Các sự vật đó được gọi bằng gì? Được tả như thế nào?
- 1 HS đọc yêu cầu- >HS làm bài và chữa bài
- Nhận xét- củng cố về nhân hoá.
* Bài 2: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
 Chủ nhật vừa rồi bố cho hai chị em tôi lên thành phố xem xiếc. Rạp xiếc có sân khấu hình tròn trải thảm đỏ trông rất đẹp. Nhờ được ngồi ở hàng ghế đầu nên hai chị em tôi xem rất rõ mọi trò. Em tôi rất thích xem trò gấu đi xe máy còn tôi thích xem trò đi trên dây của một cô diễn viên mảnh mai. Nhưng thú vị hơn cả là trò ảo thuật của chú diễn viên lùn. Khi ra về em tôi cứ tiếc mãi. Chúng tôi chỉ mong bố luôn cho hai chị em đi xem những buổi biểu diển tuyệt vời như thế.
- 1 HS đọc yêu cầu và đoạn văn.
- HS làm bài và chữa bài
- Nhận xét- củng cố cách dùng dấu phẩy.
3. Củng cố- Dặn dò: 
GV và HS củng cố toàn bài 
- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS.
 Ngày soạn :11/ 3/2016
 Ngày dạy:Thứ năm, ngày 17 tháng 3 năm 2016
SÁNG
Tiết 1:	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NHÂN HOÁ. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ? DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN.
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Tiếp tục học về nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Ôn luyện dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
- Xác định được cách nhân hoá cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của nhân hoá (BT1). Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì? (BT2). Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô trống trong câu (BT3).
- HS có hứng thú về môn học.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint. 
- HS: Vở nháp
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS các cách nhân hoá đã hoc. HS lấy ví dụ về nhân hoá.
- HS, GV nhận xé.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1(85): GV chiếu nội dung bài tập lên màn hình.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT, 1 HS đọc đoạn thơ.
- GV hỏi: Trong những câu thơ vừa đọc, cây cối tự xưng là gì? Cách xưng hô như vậy có tác dụng gì?
- HS trả lời (bèo lục bình xưng là tôi, xe lu xưng là tớ; cách xưng hô gần gũi và thân mật). 
- Gv chiếu hình ảnh bèo lụa bình, xe lu cho HS quan sát.
- Ý nghĩa của việc nhân hóa sự vật?-> + Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta.
- GV nhấn mạnh về tác dụng của nhân hoá.
 Bài 2(85):
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài, cả lớp theo dõi SGK. 
- GV viết 3 câu lên bảng, yêu cầu HS gạch chân dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì?
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV chốt lời giải đúng.
a) Con phải đến bác thợ rèn để xem lại móng. 
b) Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
- 1 HS đọc lại 2 câu văn.
? Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì? bắt đầu bằng tiếng nào?
Bài 3(85):
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu bài tập.
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- GV yêu cầu HS làm vào vở nháp.
- 1 HS chữa bài trên bảng phụ.
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Vài HS đọc lại truyện vui sau khi đã điền đúng dấu câu.
=>GV chốt lại: Dấu chấm được đặt ở cuối câu nào? Dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu nào? Dấu chấm than được đặt ở cuối câu nào?
+ Khi đọc gặp các dấu câu như dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than em phải làm gì?
+ Khi viết bài có các dấu câu như dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than thì chữ đầu câu tiếp theo em phải viết như thế nào?
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài học.
- GV chốt lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 2: 	TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA T (TIẾP)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T (1 dòng chữ Th, L (1 dòng); viết đúng tên riêng Thăng Long (1 dòng) và câu ứng dụng: Thể dục...nghìn viên thuốc bổ (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng, nhanh, đẹp.
- Có ý thức giữ gìn VS - CĐ. 
II/ ĐỒ DÙNG:
GV: chữ mẫu viết hoaT ; phấn màu
HS: bảng con, phấn
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết bảng con: Tân Trào. Dưới lớp viết giấy nháp.
- HS, GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con:
+Luyện viết chữ hoa 
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: T, L.
- GV đưa ra chữ mẫu cho cả lớp cùng quan sát.
- HS nhắc lại cách viết các chữ hoa đó.
- GVnhắc lại cách viết, sau đó viết trên bảng lớp. 
- HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con.
+ Luyện viết từ ứng dụng
- HS đọc từ ứng dụng: do Vua Lí Thái Tổ đặt
- GV giảng từ ứng dụng: Thăng Long - Thủ đô cũ của Hà Nội do Vua Lí Thái Tổ đặt.
- Từ ứng dụng có chữ cái nào được viết hoa? Chữ cái nào cao 1 ô li? 
- GV viết mẫu trên bảng lớp.
- HS theo dõi sau đó viết ở bảng con. GV nhận xét sửa sai.
+ Luyện viết câu ứng dụng: 
- HS đọc câu ứng dụng.
- GV giảng nội dung câu ứng dụng: Năng tập thể dục làm cho con người khoẻ mạnh như uống rất nhiều thuốc bổ. 
- Hướng dẫn HS viết câu ứng dụng. HS viết bảng con: Thể dục
*Hoạt động 2: Hướng đẫn viết vở
- GV nêu yêu cầu cần viết trong vở tập viết. HS viết bài vào vở.
- GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS.
*Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá
- GV thu 1 số bài, nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- HS nhắc lại cấu tạo.
- HS nhắc lại cách viết chữ hoa T?
- Nhận xét giờ học.
Tiết 3 : 	TOÁN
TIẾT 139: DIỆN TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Làm quen với khái niệm diện tích và bước đầu có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình. Biết được hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia. Một hình được tách thành hai hình thì diện tích hình đó bằng tổng của hai hình đã tách.
- HS vận dụng làm BT1, 2, 3.
- HS có ý thức hứng thú.
II/ ĐỒ DÙNG:
 - GV: Các miếng bìa có hình ô vuông như SGK.
 - HS: SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ 
Bài 3( 149):
- 1HS đọc lời giải, lớp nhận xét.
- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới
*Giới thiệu biểu tượng về diện tích.
- GV nêu ví dụ 1
- GV thao tác: Có một miếng bìa hình tròn, một hình chữ nhật. Ta đặt hình chữ nhật nằm trọn trong hình tròn.
- Em có nhận xét gì về hai hình này? (HS trả lời).
- GV nói: Ta nói diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn.
- HS nhắc lại.
- GV nêu ví dụ 2
- GVgiới thiệu và gắn lên bảng hai hình A và B như SGK.
- HS quan sát hai hình trên.
- GV yêu cầu HS nhận xét số ô vuông của hai hình, và

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_28_nam_hoc_2015_20.doc